Bảo vệ các quyền con ngƣời bằng chế định về các chủ thể thi hành án hình sự.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề chủ yếu về pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con người (Trang 32)

HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO VỆ CÁC

QUYỀN CON NGƢỜI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG.

2.1. Bảo vệ các quyền con ngƣời bằng chế định về các chủ thể thi hành án hình sự. hành án hình sự.

Thi hành án hình sự là chức năng đặc biệt của một số cơ quan Nhà nƣớc đƣợc giao nhiệm vụ thi hành hình phạt hoặc các biện pháp tƣ pháp, quyết định của Tòa án. Hệ thống cơ quan thi hành án hình sự ở nƣớc ta hiện nay rất phức tạp, bao gồm cơ quan chuyên trách, cơ quan không chuyên trách, cơ quan nhà nƣớc và tổ chức xã hội.

Đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, thi hành án hình sự nói riêng cần sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan bảo vệ pháp luật với các ban, ngành hữu quan tạo thành thế trận toàn dân phòng, chống tội phạm, giáo dục cảm hóa ngƣời phạm tội. Xuất phát từ yêu cầu Bộ luật hình sự Việt Nam quy định các cơ quan Công an, Kiểm sát, Tòa án, Tƣ pháp, Thanh tra và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thi hành đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời hƣớng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nƣớc, tổ chức công dân đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giám sát và giáo dục ngƣời phạm tội tại cộng đồng.

Khi chƣa có Luật thi hành án hình sự để thi hành hình phạt tù, Nhà nƣớc đã thành lập cơ quan chuyên trách thuộc Bộ Công an đó là Cục quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trƣờng giáo dƣỡng. Đối với các loại hình phạt không phải là tù hoặc tử hình và các biện pháp tƣ pháp hình sự, Nhà nƣớc không thành lập cơ quan chuyên trách mà giao cho chính quyền địa phƣơng, cơ quan, tổ chức nơi ngƣời bị kết án cƣ trú hoặc làm việc thi hành. Cơ quan

thi hành án dân sự có quyền thi hành án phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng, tịch thu tiền, tài sản thu bất chính trong các bản án, quyết định của Tòa án về hình sự. Tuy nhiên, Luật thi hành án hình sự đƣợc ban hành đã khắc phục những tồn tại này, xác định rõ việc thi hành từng loại án hình sự.

Tóm lại, thi hành án là hoạt động phức tạp vừa có sự tham gia của các cơ quan thi hành án chuyên trách, vừa có sự tham gia của chính quyền địa phƣơng, của các cơ quan nhà nƣớc khác, sự chỉ đạo của chính quyền địa phƣơng đối với việc tổ chức thi hành án hàng ngày diễn ra trên địa bàn địa phƣơng, các tổ chức xã hội và công dân mới thi hành án có hiệu quả. Ví dụ nhƣ sự tham gia của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thi hành án phạt cải tạo không giam giữ, cấm cƣ trú, quản chế, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tƣớc một số quyền công dân và án treo.

Theo Luật Thi hành án hình sự thì cơ quan quản lý thi hành án hình sự đƣợc quy định thuộc Bộ công an và Bộ Quốc phòng.

Cơ quan thi hành án hình sự đƣợc chia thành 4 cấp từ cấp Bộ đến cấp quận huyện, quân khu và tƣơng đƣơng:

Cấp Bộ có: Trại giam thuộc Bộ công an, trại giam thuộc Bộ quốc phòng, trại giam thuộc quân khu.

Cấp tỉnh có: Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng.

Cấp huyện có: Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Trong quân đội có cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tƣơng đƣơng.

Ngoài các cơ quan nêu trên Luật Thi hành án hình sự còn quy định cơ quan đƣợc giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự, gồm: Trại tạm giam

thuộc công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu; Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn; Đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tƣơng đƣơng.

Cơ quan thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an có nhiệm vụ giúp Bộ trƣởng Bộ Công an thực hiện tổ chức triển khai thi hành pháp luật về thi hành án hình sự; chỉ đạo nghiệp vụ; hƣớng dẫn việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật về thi hành án hình sự; tổng kết công tác thi hành án hình sự. Đồng thời, cơ quan thi hành án hình sự thuộc Bộ công an thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể nhƣ: tổ chức kiểm tra công tác thi hành án hình sự thuộc lực lƣợng công an nhân dân; quyết định đƣa ngƣời chấp hành án phạt tù đến nơi chấp hành án; trực tiếp quản lý các trại giam thuộc Bộ Công an; thực hiện chế độ thống kê, báo cá; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật thi hành án hình sự; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trƣởng Bộ Công an giao.

Mô hình các cơ quan thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an đƣợc quy định cụ thể tại Nghị định số 77/2009/NĐ - CP của Chính phủ. Theo đó, việc thi hành án hình sự đƣợc giao cho Tổng cục Thi hành án hình sự và hỗ trợ tƣ pháp (Tổng cục 8) với cơ cấu tổ chức tƣơng đối đầy đủ và hoàn chỉnh trên cơ sở kế thừa nền tảng từ cục V26 (Cục cảnh sát trại giam), Cục C22 (Cục cảnh sát bảo vệ). Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức cơ quan thi hành án là một hoạt động mang tính tất yếu, là một nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình cải cách tƣ pháp ở nƣớc ta.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng cũng tƣơng tự nhƣ của Cơ quan thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an. Tuy nhiên có sự khác biệt tƣơng đối về mô hình, cụ thể mô hình cơ quan thi hành án hình sự của Bộ Quốc phòng về cơ bản không thay đổi, gồm:

- Bộ Quốc phòng. - Cục điều tra hình sự.

- Các đơn vị quân đội. - Hệ thống trại giam.

- Viện kiểm sát quân sự chịu trách nhiệm giám sát công tác thi hành án hình sự trong quân đội.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề chủ yếu về pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con người (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)