Bảo vệ quyền con ngƣời trong thi hành án hình sự đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề chủ yếu về pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con người (Trang 53 - 58)

chƣa thành niên phạm tội.

Ngƣời chƣa thành niên theo quy định của pháp luật hình sự là ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 18 tuổi.

Mục đích của việc xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sữa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Bởi vậy, ngƣời chƣa thành niên phạm tội chỉ có thể bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn. Không áp dụng hình phạt tử hình, tù chung thân và các hình phạt bổ sung đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội; đồng thời hạn chế áp dụng hình phạt tù. Việc áp dụng các hình phạt đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội luôn ở mức nhẹ hơn ngƣời đã thành niên phạm tội tƣơng ứng.

Các biện pháp tƣ pháp đƣợc áp dụng riêng cho ngƣời chƣa thành niên phạm tội bao gồm: giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn và đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng. Những biện pháp tƣ pháp này có đặc điểm đặc biệt là: Có tác dụng thay thế hình phạt và ngƣời chƣa thành niên phạm tội đƣợc áp dụng các biện pháp này thì không bị coi là có án tích.

tuổi đến dƣới 18 tuổi có thu nhập hoặc tài sản riêng, mức phạt tiền tối đa không quá ½ mức tiền phạt mà điều luật quy định.

Về hình phạt cải tạo không giam giữ: không thực hiện khấu trừ thu nhập của ngƣời chƣa thành niên. Thời hạn cải tạo không giam giữa không quá ½ thời hạn mà điều luật quy định

Về hình phạt tù có thời hạn:

Đối với ngƣời từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi phạt tối đa 18 năm tù (đối với tội phạm có khung cao nhất là tử hình hoặc tù chung thân; không quá ¾ mức phạt tù mà điều luật quy định (đối với tội phạm có khung cao nhất là tù có thời hạn). Tƣơng tự, đối với ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi phạt tối là 12 năm tù hoặc không quá ½ mức phạt tù mà điều luật quy định.

Luật thi hành án hình sự cũng có mục riêng quy định về thi hành án phạt tù đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội. Theo đó:

Về chế độ quản lý, giáo dục, học văn hóa, học nghề, lao động

Phạm nhân là ngƣời chƣa thành niên đƣợc giam giữ theo chế độ riêng phù hợp với sức khoẻ, giới tính và đặc điểm nhân thân.

Trại giam có trách nhiệm giáo dục phạm nhân là ngƣời chƣa thành niên về văn hoá, pháp luật và dạy nghề phù hợp với độ tuổi, trình độ văn hoá, giới tính và sức khoẻ, chuẩn bị điều kiện để họ hoà nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong án phạt tù. Thực hiện bắt buộc học chƣơng trình tiểu học, phổ cập trung học cơ sở và học nghề.

Phạm nhân là ngƣời chƣa thành niên đƣợc lao động ở khu vực riêng và phù hợp với độ tuổi; không phải làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

Điều đáng ghi nhận là thời gian học văn hóa, pháp luật, giáo dục công dân, học nghề của phạm nhân chƣa thành niên đƣợc tính vào thời gian lao

động. Nếu học nghề, học văn hóa tốt cũng nhƣ lao động tốt, các phạm nhân này sẽ có nhiều cơ hội đƣợc khen thƣởng, giảm án...

Về chế độ ăn, mặc, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ và vui chơi giải trí

Phạm nhân là ngƣời chƣa thành niên đƣợc bảo đảm tiêu chuẩn định lƣợng ăn nhƣ phạm nhân là ngƣời thành niên và đƣợc tăng thêm về thịt, cá nhƣng không quá 20% so với định lƣợng.

Ngoài tiêu chuẩn mặc và tƣ trang nhƣ phạm nhân thành niên, mỗi năm phạm nhân là ngƣời chƣa thành niên đƣợc cấp thêm quần áo theo mẫu thống nhất và đồ dùng cá nhân khác theo quy chế trại giam.

Thời gian và hình thức tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, nghe đài, đọc sách, báo, xem truyền hình và các hình thức vui chơi giải trí khác phù hợp với đặc điểm của ngƣời chƣa thành niên.

Về chế độ gặp, liên lạc với thân nhân

Phạm nhân là ngƣời chƣa thành niên đƣợc gặp thân nhân không quá ba lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 03 giờ, trƣờng hợp đặc biệt đƣợc gặp không quá 24 giờ. Phạm nhân đƣợc liên lạc với thân nhân qua điện thoại mỗi tháng không quá bốn lần, mỗi lần không quá 10 phút, có sự giám sát của cán bộ trại giam và tự chịu chi phí.

Thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là việc cơ quan, ngƣời có thẩm quyền theo quy định của Luật thi hành án hình sự buộc ngƣời chƣa thành niên phạm tội nhƣng không phải chịu hình phạt phải chịu sự giám sát, giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn theo bản án, quyết định của Tòa án.

Ngƣời chƣa thành niên bị giáo dục tại xã, phƣờng thị trấn có quyền: - Không bị phân biệt đối xử; đƣợc giúp đỡ, tạo điều kiện học tập, lao động, vui chơi giải trí tại cộng đồng; - Đƣợc Tòa án xem xét, quyết định chấm dứt chấp

hành biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn trƣớc thời hạn theo quy định của Luật này; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng là việc cơ quan, ngƣời có thẩm quyền theo quy định của Luật thi hành án hình sự đƣa ngƣời chƣa thành niên phạm tội nhƣng không phải chịu hình phạt vào trƣờng giáo dƣỡng để giáo dục theo bản án, quyết định của Tòa án.

Chế độ học văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, học nghề

Học sinh ở trƣờng giáo dƣỡng đƣợc học văn hóa, giáo dục hƣớng nghiệp, học nghề theo chƣơng trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội.

Đối với học sinh chƣa đạt trình độ phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở thì việc học văn hoá là bắt buộc. Đối với học sinh khác thì tuỳ khả năng, điều kiện thực tế mà tổ chức cho họ học tập phù hợp.

Ngoài giờ học tập, học sinh phải tham gia lao động do trƣờng tổ chức. Trƣờng có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ của học sinh để bảo đảm sự phát triển bình thƣờng về thể chất; không bố trí những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại.

Thời gian lao động của học sinh không đƣợc quá 02 giờ trong 01 ngày. Thời gian học tập và lao động không quá 07 giờ trong 01 ngày và không quá 35 giờ trong 01 tuần.

Kết quả lao động của học sinh đƣợc sử dụng phục vụ cải thiện đời sống, sinh hoạt và học tập của học sinh.

Học sinh đƣợc nghỉ ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật.

Kinh phí mua sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh do ngân sách nhà nƣớc cấp.

Trƣờng giáo dƣỡng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh và tổ chức thi học kỳ, kết thúc năm học, chuyển cấp, thi tuyển chọn học sinh giỏi hoặc hình thức thi khác.

Chứng chỉ học văn hoá, học nghề do trƣờng giáo dƣỡng cấp cho học sinh có giá trị nhƣ chứng chỉ của các trƣờng phổ thông, trƣờng dạy nghề.

Chế độ sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí

Ngoài giờ học văn hoá, học nghề, lao động, học sinh đƣợc tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, đọc sách báo, xem truyền hình và các hoạt động vui chơi giải trí khác do trƣờng tổ chức.

Chế độ ăn, mặc của học sinh trường giáo dưỡng

Học sinh đƣợc bảo đảm tiêu chuẩn định lƣợng về gạo, rau xanh, thịt, cá, đƣờng, nƣớc mắm, bột ngọt, muối, chất đốt.

Ngày lễ, Tết dƣơng lịch, học sinh đƣợc ăn thêm không quá ba lần tiêu chuẩn ăn của ngày thƣờng; ngày Tết nguyên đán học sinh đƣợc ăn thêm không quá năm lần tiêu chuẩn ăn của ngày thƣờng.

Chế độ ăn đối với học sinh ốm đau, bệnh tật, thƣơng tích do y sĩ hoặc bác sĩ chỉ định.

Nƣớc sử dụng vào việc ăn, uống và sinh hoạt của học sinh đƣợc bảo đảm là nƣớc sạch theo quy định của ngành y tế.

Hàng năm, học sinh đƣợc cấp quần áo, chăn, chiếu, màn và các đồ dùng sinh hoạt khác; học sinh nữ đƣợc cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh cá nhân.

Chế độ ở và đồ dùng sinh hoạt của học sinh

Căn cứ vào giới tính, lứa tuổi, đặc điểm nhân thân, tính chất, mức độ phạm tội của học sinh, trƣờng sắp xếp chỗ ở, sinh hoạt phù hợp trong các buồng tập thể. Buồng ở phải bảo đảm thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa

đông, hợp vệ sinh môi trƣờng. Diện tích chỗ nằm tối thiểu cho mỗi học sinh là 2,5 mét vuông (m2).

Học sinh đƣợc bố trí giƣờng nằm có chiếu trải và đƣợc phép sử dụng đồ dùng sinh hoạt cá nhân của mình, trừ những đồ vật bị cấm sử dụng trong trƣờng giáo dƣỡng. Đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của học sinh đƣợc trƣờng cho mƣợn hoặc cấp.

Chế độ chăm sóc y tế đối với học sinh trường giáo dưỡng

Học sinh đƣợc khám sức khỏe định kỳ; trƣờng hợp học sinh bị ốm đau, bệnh tật, thƣơng tích đƣợc điều trị tại cơ sở y tế của trƣờng giáo dƣỡng; trƣờng hợp ốm đau, bệnh tật, thƣơng tích nặng vƣợt quá khả năng điều trị của trƣờng thì Hiệu trƣởng quyết định đƣa họ đến điều trị tại cơ sở chữa bệnh của Nhà nƣớc. Kinh phí khám và chữa bệnh do trƣờng chi trả.

Chế độ gặp thân nhân, liên lạc, nhận tiền, đồ vật, tài sản của học sinh trường giáo dưỡng

Học sinh đƣợc gặp thân nhân tại nơi tiếp đón của trƣờng giáo dƣỡng và phải chấp hành đúng quy định về thăm gặp.

Học sinh đƣợc gửi và nhận thƣ, nhận quà trừ rƣợu, bia, thuốc lá, các chất kích thích khác, đồ vật và các loại văn hoá phẩm bị cấm. Trƣờng giáo dƣỡng có trách nhiệm kiểm tra thƣ, quà trƣớc khi học sinh gửi hoặc nhận. Học sinh có tiền hoặc giấy tờ có giá thì phải gửi trƣờng giáo dƣỡng để quản lý và sử dụng theo quy định của trƣờng.

Sau khi ra trường học sinh đƣợc nhận lại tiền, tài sản và đồ vật gửi trƣờng quản lý, các chứng chỉ học văn hoá, học nghề, tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đƣờng trở về nơi cƣ trú.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề chủ yếu về pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con người (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)