Xây dựng mô hình thi hành án hợp lý

Một phần của tài liệu Một số vấn đề chủ yếu về pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con người (Trang 111)

Theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 8 khóa VII "sớm xây dựng và

hoàn thiện pháp luật về thi hành án theo hướng tập trung về Bộ Tư pháp" cần

đổi mới công tác thi hành án, chế độ, thủ tục quyền và nghĩa vụ của các cán bộ làm công tác thi hành án theo hƣớng cơ quan quản lý công tác thi hành án nên giao cho Bộ Tƣ pháp. Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng lần thứ 8 Khóa VII và Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng lần thứ 3 Khóa VIII đã đề ra: "Kiện toàn các tổ chức thi hành án, bảo đảm thi hành đầy đủ, nhanh chóng các bản án và quyết định của Tòa án; chấn chỉnh

các trại giam để giáo dục, cải tạo tốt phạm nhân", "Chuẩn bị điều kiện để

tiến tới giao cho một cơ quan quản lý tập trung thống nhất công tác thi hành

án". Vì vậy cần phải tìm ra mô hình tổ chức hợp lý để tăng cƣờng hiệu quả

của công tác thi hành án, thực hiện nghị quyết của Đảng đã đề ra. Đây là một vấn đề mới và do đó có thể có nhiều phƣơng án khác nhau, nhƣng dù là theo phƣơng án nào thì mô hình tổ chức cơ quan thi hành án cũng nên theo hƣớng :

- Đảm bảo yêu cầu của công tác quản lý Nhà nƣớc về thi hành án.

- Đảm bảo sự tập trung, thống nhất, giảm bớt tầng nấc và các khâu trung gian.

- Đảm bảo nguyên tắc mọi phán quyết của Tòa án có hiệu lực pháp luật đều đƣợc tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh.

Ở trung ƣơng có Tổng cục thi hành án. Ở cấp tỉnh có Cục thi hành án. Cấp huyện có Chi cục thi hành án. Trong các cơ quan thi hành án có lực lƣợng cảnh sát tƣ pháp chịu trách nhiệm dẫn giải phạm nhân, bảo vệ , cƣỡng chế và làm công tác thi hành án. Nếu giải pháp này đƣợc thực hiện tòa án sẽ giảm đƣợc những công việc ít liên quan đến công tác xét xử và khắc phục đƣợc tình trạng quá thời hạn thi hành án. Thành lập cảnh sát tƣ pháp theo hệ thống từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.

Từ yêu cầu đó, nên chăng tổ chức thi hành án hình sự cần đƣợc thành lập độc lập và giao cho Chính phủ thống nhất quản lý, có thể có tên gọi nhƣ là Cơ quan Thi hành án và cải tạo phạm nhân. Theo mô hình này ở trung ƣơng thành lập cơ quan giúp Thủ tƣớng chính phủ quản lý Nhà nƣớc về thi hành án hình sự , ở địa phƣơng do UBND cấp tỉnh và cấp quận huyện thực hiện việc quản lý nhà nƣớc về thi hành án. Do vậy, Cơ quan này phải thuộc về bộ máy Nhà nƣớc, không thể xã hội hóa đƣợc.

Cơ quan này ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chịu trách nhiệm thi hành án tử hình, phạt tù, phạt tiền, tịch thu tài sản... theo thẩm quyền.

Ở cấp huyện chịu trách nhiệm thi hành án cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc chờ một công việc nhất định, quản chế, phạt tiền, tịch thu tài sản... theo thẩm quyền.

Về tổ chức và xây dựng lực lƣợng, nhằm tránh tối đa việc tăng biên chế, có thể có đề xuất phƣơng án:

Cơ quan thi hành án hình sự trực thuộc Bộ Công an: sát nhập Cục Quản lý Trại giam, bộ phận Thi hành án hình sự ở Tòa án các cấp và Cục Thi hành án dân sự (của Bộ Tƣ pháp quản lý trƣớc đây) đặt tên là Cảnh sát Tƣ pháp. Phƣơng án này có ƣu điểm là phối hợp đƣợc các khâu Thi hành án hình sự với Thi hành án dân sự, ngoài ra cơ quan này còn có chức năng dẫn giải bị can, bị cáo, bảo vệ phiên toà, truy bắt phạm nhân… chúng ta có thể tăng cƣờng cơ sở vật chất, con ngƣời để nâng Cục Quản lý trại giam (Tổng cục 8) thành một cơ quan độc lập có chức năng thi hành án và cải tạo phạm nhân trực thuộc Bộ trƣởng quản lý, chỉ đạo điều hành. Phƣơng án này có lợi điểm là trực thuộc Bộ trƣởng không qua các khâu trung gian, tận dụng đƣợc kinh nghiệm, tổ chức, bộ máy sẵn có hàng chục năm nay của Bộ để tránh đƣợc việc phải đào tạo nghiệp vụ lại cho cán bộ, đồng thời đạt đƣợc mục đích là ngoài chức năng giáo dục, cải tạo phạm nhân còn thực hiện đƣợc các hoạt

động nghiệp vụ khác của ngành Công an trong công tác bảo vệ các nhà tù, trại giam và cải tạo phạm nhân.

Nhƣng dù trực thuộc ngành nào quản lý, Cơ quan này vẫn phải đảm bảo 2 chức năng chính: thi hành các quyết định, bản án hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quản lý trại cải tạo và bảo vệ phiên toà, dẫn giải bị can, bị cáo, truy nã….

Mô hình tổ chức này có ƣu điểm là tạo đƣợc sự quản lý Nhà nƣớc tập trung thống nhất, giảm bớt tầng nấc trong tổ chức và hoạt động, phù hợp với xu hƣớng phân cấp hiện nay; có điều kiện đảm bảo cho sự đầu tƣ về cán bộ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phƣơng tiện kỹ thuật; đảm bảo sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, điều hành nhanh, kịp thời phát hiện và tháo gỡ khó khăn vƣớng mắc, tránh đƣợc sự can thiệp vào hoạt động thi hành án, đảm bảo hoạt động thi hành án có hiệu quả.

Mặt khác chính việc tổ chức thi hành án hình sự theo mô hình này sẽ kết hợp đƣợc thi hành án phạt tù, thi hành phần dân sự trong bản án hình sự và các hình phạt bổ sung khác đối với ngƣời phải chấp hành án. Việc kết hợp thống nhất này sẽ tạo ra động lực quan trọng trong việc thực hiện nghĩa vụ pháp lý không chỉ đối với ngƣời phải chấp hành án mà cả đối với ngƣời thân và gia đình của họ. Điều này có ý nghĩa không chỉ thúc đẩy việc chấp hành án mà còn có ý nghĩa gắn kết ngƣời thân và gia đình họ trong quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhân.

Đồng thời cũng đã đến lúc phải nghĩ tới việc sử dụng có hiệu quả lực lƣợng lao động là phạm nhân, một mặt tạo thêm nhiều công ăn việc làm để phạm nhân lao động tự cải tạo mình sớm hoàn lƣơng trở về hòa nhập với cộng đồng, xóa đƣợc mặc cảm, chính bằng kết quả lao động mà phạm nhân có một phần thu nhập phần này đƣợc giữ lại để chấp hành nghĩa vụ dân sự và giúp họ ít nhiều có vốn liếng để khi hết thời hạn chấp hành hình phạt tù họ có thể tìm

hội. Mặt khác, việc sử dụng hàng chục ngàn lao động là phạm nhân (đa số là thanh niên) ở các trại cải tạo hiện nay vào việc xây dựng các công trình giao thông, công trình trọng điểm ở các vùng sâu, vùng xa… của quốc gia để tạo nguồn thu nhập, tái đầu tƣ vào việc sửa chữa các trƣờng, trại giam, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho phạm nhân… cũng là một hình thức tiết kiệm, giảm nhẹ gánh nặng kinh phí cho Nhà nƣớc.

Đối với các bản án, quyết định của Tòa án quân sự thì vẫn giao cho Bộ quốc phòng chịu trách nhiệm tổ chức thi hành án.

Chỉ đạo tiến hành ngay việc rà soát, thống kê các trƣờng hợp cụ thể những ngƣời bị kết án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhƣng Tòa án chƣa ra quyết định thi hành án để ra ngay quyết định thi hành án đối với họ. Cần lƣu ý là đối với trƣờng hợp trong một vụ án hình sự có nhiều bị cáo bị Tòa án cấp sơ thẩm kết án mà trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị chỉ có một hoặc một số bị cáo có kháng cáo hoặc bị kháng cáo, kháng nghị thì phần của bản án hình sự sơ thẩm đối với những bị cáo không kháng cáo và không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật đƣợc thi hành. Tòa án cần căn cứ vào các quy định tại Điều 240 và Điểm a Khoản 1 Điều 255 của Bộ luật tố tụng hình sự để ra quyết định thi hành án đối với những ngƣời bị kết án đó.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề chủ yếu về pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con người (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)