Những tồn tại.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề chủ yếu về pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con người (Trang 75)

Bên cạnh những thành tựu đã đạt nhƣ đã đề cập ở trên, trong hoạt động bảo vệ quyền con ngƣời bằng pháp luật thi hành án hình sự vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:

Thứ nhất, do vi phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng mà vấn đề quyền con ngƣời trong thi hành án hình sự đã không đƣợc bảo đảm. Một số bản án, quyết định thi hành án thiếu chính xác, chƣa tổng hợp các bản án phải thi hành hoặc không trừ thời hạn tạm giữ, tạm giam; cá biệt tiếp nhận cả những phạm nhân đã hết thời hiệu thi hành bản án, Quyết định thi hành án không đúng dẫn đến phạm nhân phải ở tù quá 10 tháng 5 ngày nhƣ trƣờng hợp phạm nhân Lƣơng Văn Thảo ở Trại giam Tân Lập. Hoặc để chấp hành hình phạt tù quá thời hạn so với mức Tòa án cấp phúc thẩm tuyên phạt, nhƣ trƣờng hợp 03 phạm nhân Trần Đức Phát (tức Dũng), Nguyễn Văn Thành (tức Minh Cole) và Nguyễn Thị Vân là các phạm nhân thi hành án theo Quyết định thi hành án của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Qua kiểm sát tại Trại giam Phƣớc Hòa (năm 2010) rất nhiều bản án, quyết định về thi hành án có thiếu sót nhƣ ghi sai ngày tính thời gian chấp hành hình phạt tù (không đúng với ngày bắt), bản án sau khi tổng hợp hình phạt tù không trừ đi thời gian đƣợc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù của bản án trƣớc…. Chƣa thực hiện đúng quy định tại Điều 256 Bộ luật tố tụng hình sự trong việc ra Quyết định thi hành án, gửi quyết định thi hành án và bản án để kịp thời làm thủ tục chuyển các bị án đi thi hành án tại các Trại giam góp phần giảm tải trong tạm giam và đảm bảo các quyền của ngƣời chấp hành án phạt tù.

Thứ hai, do vi phạm trong công tác quản lý và giáo dục ngƣời chấp hành

án phạt tù mà vấn đề quyền con ngƣời trong thi hành án hình sự đã chƣa đƣợc bảo đảm. Việc tổ chức giam giữ phạm nhân theo loại chƣa đúng quy định tại Điều 11 Pháp lệnh thi hành án phạt tù, nhƣ: giam giữ ngƣời chƣa thành niên với ngƣời đã thành niên, hoặc giam giữ ngƣời có mức án trên 15 năm tù hoặc tái

phạm nguy hiểm cùng khu với ngƣời có mức án dƣới 15 năm tù.

Thứ ba, vi phạm trong việc thực hiện chế độ đối với ngƣời chấp hành

án phạt tù, cụ thể:

- Do lƣu lƣợng phạm nhân tăng trong khi cơ sở vật chất phục vụ cho việc giam giữ bị xuống cấp, việc đầu tƣ xây dựng tuy có đƣợc quan tâm so với nhiều năm trƣớc nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu giam giữ; nhiều Trại giam luôn trong tình trạng quá tải, chỗ nằm của phạm nhân không đủ 2m2/một phạm nhân có thời điểm chỗ nằm của phạm nhân có Trại giam chỉ có 0,75 m2/một phạm nhân (trại giam Yên Hạ - Sơn La), 0,77 m2/ một phạm nhân (Trại giam Tân Lập) ...

- Chế độ ăn, mặc, khám chữa bệnh: Một số Trại giam chƣa thực hiện chế độ ăn, mặc theo quy định nhƣ: chƣa thực hiện chế độ ăn theo quy định trong ngày Tết dƣơng lịch, ngày giỗ Tổ, chƣa đảm bảo định lƣợng rau xanh, đƣờng ... chƣa cấp phát tiêu chuẩn xà phòng, mũ, nón; chƣa tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe kịp thời cho phạm nhân.

- Việc tổ chức thực hiện chế độ lao động còn có tình trạng khoán trắng, đƣa ra định mức lao động cao, chƣa đảm bảo an toàn lao động, lao động vào ngày nghỉ nhƣng không đƣợc nghỉ bù, không đƣợc bồi dƣỡng …

- Việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ thi hành án còn có trƣờng hợp không đúng quy định, có Trại giam còn đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho cả những phạm nhân chƣa đủ thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân xếp loại cải tạo trung bình (Trại giam Kim Sơn), phạm nhân phạm tội mới (Trại giam Ninh Khánh) , trong khi đó có trại lại không đề nghị tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho những phạm nhân đủ điều kiện (Trại giam Xuân Nguyên, Trại giam Phú Sơn 4,..).

- Quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 32/1999/QH10 về việc thi hành Bộ luật hình sự năm 1999; Nghị quyết 33/NQ-QH12 ngày 19/6/2009

về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự và Thông tƣ liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC hƣớng dẫn áp dụng một số quy định tại Chƣơng XVIII "Các tội phạm về ma tuý" của Bộ luật hình sự năm 1999, Nghị quyết số 01/2010/NQ - HĐTP ngày 22/10/2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về kiểm sát hồ sơ, đề nghị miễn chấp hành hình phạt tù, đình chỉ vụ án, … những trƣờng hợp có hành vi phạm tội nhƣng không còn nguy hiểm cho xã hội, … một số địa phƣơng còn chậm.

Thực tế cho thấy, nhiều năm qua, các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực thi hành án hình sự mới chỉ quan tâm đến việc thi hành hình phạt tù, tử hình, trục xuất mà chƣa quan tâm đúng mức đến việc tổ chức thi hành các hình phạt khác. Việc tổ chức thi hành án treo, các hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cƣ trú, giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định tuy đƣợc giao cho chính quyền địa phƣơng hoặc cơ quan, tổ chức (nơi ngƣời bị kết án cƣ trú, làm việc), nhƣng việc thi hành, nhất là giáo dục cải tạo, theo dõi, giám sát, quản lý đối tƣợng nhìn chung chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Bên cạnh đó, việc nhiều cơ quan khác nhau có trách nhiệm tổ chức thi hành án hình sự, biện pháp tƣ pháp, cũng nhƣ chƣa có tổ chức bộ máy chuyên trách quản lý thống nhất việc thi hành án, khiến công tác thi hành án hình sự còn bị phân tán, không đồng bộ. Đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ thi hành án hình sự còn thiếu về số lƣợng, chƣa đảm bảo tốt về chất lƣợng; chế độ chính sách đãi ngộ đối với những ngƣời trực tiếp làm công tác thi hành án hình sự chƣa đƣợc đảm bảo; cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác này chƣa đƣợc đầu tƣ tƣơng xứng với yêu cầu nhiệm vụ.

Cụ thể nhƣ sau:

Về thi hành án tử hình: Thực tế trong hàng chục năm qua cho thấy việc thi hành hình phạt tử hình bằng xử bắn có tác dụng răn đe tội phạm,

thể bị cáo không nguyên vẹn và có ảnh hƣởng nhiều tới tâm lý, tƣ tƣởng cán bộ chiến sĩ thi hành án. Số cán bộ công an đã tham gia xử bắn nhiều hoặc xử bắn các bị cáo nữ, hoặc trực tiếp đƣợc giao trói, bịt mắt, nhét rẻ vào mồm bị cáo, hoặc đƣợc giao bắn viên đạn cuối cùng vào thái dƣơng phạm nhân, đều bị ảnh hƣởng tâm lý thần kinh nhiều. Qua điều tra cán bộ chiến sĩ đội vũ trang thi hành án tử hình ở 20 tỉnh, thành phố thì 100% cán bộ chiến sĩ đều bị ảnh hƣởng tâm lý các mức độ. Chỉ có 20-30% cán bộ trẻ xung phong vào các đội công tác này. Có cán bộ công an sau khi đã thi hành 20 án tử hình ở Hà Tĩnh đã bị mắc bệnh tâm thần. Có cán bộ công an ở Hà Nam viết đơn xin chuyển ngành không ở Công an và đội thi hành án tử hình nữa.

Trong quá trình thi hành hình phạt tử hình đã xuất hiện nhiều vƣớng mắc nhƣ kiểm tra căn cƣớc, xác định vân tay của tử tù, hoãn thi hành án, gia đình xin nhận xác bị án về mai táng. Đã có nhiều vụ án phải hoãn thi hành án, điển hình là các tử tù Siêng Phênh và Nguyễn Khánh Lộc đã đề nghị hoãn thi hành án để khai ra một số kẻ đồng phạm đang còn giấu mặt ngoài xã hội. Bên cạnh đó đã có hơn 50 trƣờng hợp gia đình xin nhận xác ngƣời thân về mai táng sau khi hình phạt tử hình đã đƣợc thi hành.

Trong thời gian qua các địa phƣơng rất khó tìm địa điểm làm pháp trƣờng, nhất là các tỉnh đồng bằng. Vì vậy có tỉnh nhƣ Nghệ An phải đi xa 140 km mới có địa điểm thi hành án tử hình. Về chế độ chính sách và tổ chức đội vũ trang thi hành án tử hình, tuy không thành lập các đơn vị chuyên trách thi hành án tử hình nhƣng số cán bộ chiến sĩ này cần đƣợc đào tạo, huấn luyện chặt chẽ, có chế độ bồi dƣỡng cao so với các lực lƣợng khác.

Hiện nay, việc ngƣời bị kết án tử hình phải chờ đợi thi hành án quá lâu trong xà lim của trại giam vừa gây nhiều khó khăn cho trại giam, vừa gây tâm nặng nề cho ngƣời bị kết án. Nhiều trƣờng hợp kéo dài năm bảy năm, thậm chí hàng chục năm nhƣng không thi hành án. Có nhiều lý do về việc chậm trễ này mà hầu hết đều không phải do ngƣời bị thi hành án tử hình gây ra.

Về thi hành hình phạt tù: Ở Việt Nam, theo các nguồn tin công khai có khoảng 40 trại giam đang tồn tại, do Cục V26 Bộ Công an quản lý. Và theo quy định của pháp luật thì mỗi trại giam chỉ đƣợc giam giữ từ 1000 đến 1500 tù nhân. Nhƣ vậy, Việt Nam có khoảng 40.000 đến 60.000 tù nhân. Với dân số vào khoảng 80 triệu ngƣời thì tỷ lệ tù nhân của Việt Nam là khoảng 75 tù nhân trên 100000 dân". Công tác thi hành án phạt tù bên cạnh những thành tựu còn có những hạn chế sau:

Thứ nhất, về phân loại trại: do sự thay đổi trong phân loại tội phạm từ 2

thành 4 nên việc phân loại, chuyển phạm nhân đến các trại giam có cùng tính chất gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, về điều kiện sinh hoạt, lao động: do số lƣợng phạm nhân quá

đông mà phòng giam lại không đủ dẫn đến quá tải không đảm bảo quy dịnh 2m2/1 phạm nhân. Đối với phạm nhân là ngƣời chƣa thành niên theo quy định phải giam riêng nhƣng có lúc, có nơi do phạm nhân quá đông đã giam chung với cả phạm nhân đã thành niên. Các phạm nhân chủ yếu là trồng trọt, nấu ăn cho bếp của trại, các hình thức dạy nghề ít đƣợc chú trọng.

Thứ ba, về chế độ khám chữa bệnh cho phạm nhân đƣợc thực hiện theo

định kỳ tại trạm xá của trại. Đối với những phạm nhân mắc bệnh nặng thì đƣợc chuyển ra ngoài điều trị. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng phạm nhân mắc bệnh AIDS và nghiện ma túy rất phức tạp. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Công an chỉ thị không giam riêng số ngƣời bị mắc bệnh AIDS, cũng không thông báo cho họ về bệnh lý của mình mà chỉ thông báo cho cán bộ trại giam biết để theo dõi. Đối với những phạm nhân đã đến giai đoạn phát bệnh thì chuyển bệnh viện điều trị. Việc giam chung nhƣ vậy thì vấn đề lây nhiễm hoàn toàn có thể xảy ra nhƣng nếu giam riêng thì không có lợi về tâm lý cho phạm nhân dẫn đến thái độ bất cần, liều lĩnh, gây khó khăn cho việc điều trị, cải tạo cũng nhƣ gây nguy hiểm cho cán bộ trại giam. Tuy nhiên pháp luật hiện hành lại chƣa điều chỉnh vấn đề này, chƣa quy định việc chăm sóc điều trị phạm nhân

mắc bệnh, chƣa quy định về chế độ chính sách đối với cán bộ trực tiếp tiếp xúc với phạm nhân nhiễm HIV.

Thứ tư, về tạm đình chỉ thi hành án phạt tù theo Bộ luật tố tụng hình sự

vẫn thuộc thẩm quyền của Chánh án tòa án đã ra quyết định thi hành án. Việc thực hiện trên thực tế gặp nhiều khó khăn bởi nơi ra quyết định thi hành án với nơi chấp hành án thƣờng cách xa nhau. Do đó nhiều trƣờng hợp trong thời gian chờ quyết định tạm đình chỉ thi hành án thì phạm nhân đã chết. Mặt khác việc áp dụng quy định này thƣờng không thông nhất giữa Tòa án, Viện kiểm sát và trại giam. Vì thế có trƣờng hợp phạm nhân mắc bệnh hiểm nghèo nhƣng để có quyết định tạm đình chỉ thi hành án lại cần phải giám định dẫn đến không ít trƣờng hợp khi chƣa có quyết định tạm đình chỉ thì phạm nhân đã chết.

Thứ năm, về thi hành hình phạt tù với ngƣời nƣớc ngoài: do có xung

đột pháp luật nên việc thi hành hình phạt tù đối với ngƣời nƣớc ngoài gặp nhiều khó khăn. Mặt khác do không có thông tin cần thiết về nhân thân ngƣời nƣớc ngoài bị kết án phạt tù nên gây khó khăn cho việc phân loại và quản lý đối tƣợng. Hơn nữa, cán bộ trại giam không biết tiếng nƣớc ngoài nên khó khăn trong việc thu thập thông tin về đối tƣợng. Theo pháp luật thì ngƣời nƣớc ngoài đƣợc giam riêng nhƣng do nhiều nguyên nhân họ vẫn bị giam chung với phạm nhân Việt Nam.

Thứ sáu, về công tác quản lý và tổ chức thi hành án phạt tù còn mang

tính phân tán dễ dẫn đến buông lỏng, chồng chéo và thiếu sự phối hợp. Cụ thể là công tác thi hành án hình sự do Bộ Công an quản lý nhƣng quyết định thi hành án do Chánh án tòa án ra quyết định. Các tòa án quân sự xét xử sơ thẩm quyết định thi hành án hình sự nhƣng Cục điều tra hình sự Bộ quốc phòng lại quản lý, giam giữ, cải tạo phạm nhân…

Khi xem xét, đánh giá hiệu quả của việc thi hành án phạt tù, cách đánh giá thông dụng nhất là phân tích mức độ tái phạm, số lƣợng ngƣời thụ án tái

phạm nhiều chứng tỏ hiệu quả giáo dục trong khi thi hành án phạt tù thấp, hình phạt đã không đạt đƣợc mục đích phòng ngừa. Ở nƣớc ta hiện nay, các số liệu thống kê đƣợc cho thấy một thực trạng đáng lo ngại là tỷ lệ tái phạm chiếm từ 25% đến 30%. Và còn một thực tế nữa là còn khoảng 8-12% số ngƣời chấp hành hình phạt xong đi đâu, làm gì, có tiếp tục phạm tội lại hay không, không ai quản lý và biết đƣợc.

Việc theo dõi và quản lý phạm nhân còn chồng chéo, kém hiệu quả, trên thực tế đã tồn tại tình trạng là sau khi ra quyết định thi hành án phạt tù, Tòa án hoàn toàn không thể biết rõ đƣợc phạm nhân đƣợc đƣa đi cải tạo ở đâu, bởi vì trên cơ sở tiếp nhận bị án, cơ quan thi hành án của Bộ Công an lập danh sách bị án, ra quyết định đƣa họ đi cải tạo tại các trại cải tạo do mình quản lý trên cả nƣớc, đến khi thực hiện thủ tục xét giảm án, tha tù (quy định tại Điều 58, Điều 59, Điều 61 của Bộ luật hình sự 1999) thì về nguyên tắc - theo quy định tại khoản 1, Điều 238 Bộ luật Tố tụng hình sự và Thông tƣ liên ngành số 04-89/TTLN ngày 15-8-1989 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Nội vụ, việc xét giảm thời hạn thi hành do Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi ngƣời bị kết án chấp hành hình phạt tù căn cứ vào hồ sơ đề nghị của Trại quản lý và cải tạo phạm nhân, mà có thể Tòa án, Viện kiểm sát nơi này hoàn toàn không thể biết đƣợc bị án này đã chấp hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ khác do Tòa án nơi đã tuyên án hoặc ra quyết định thi hành án, đồng thời luật cũng không có quy định là gửi bản sao quyết định giảm án, tha tù cho các Tòa, Viện kiểm sát nơi này biết .

Báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao trƣớc Quốc hội đã thừa nhận là cho đến nay đang có hơn 8.000 ngƣời bị án không rõ vì lý do gì vẫn sống ngoài vòng pháp luật, chƣa bị bắt đi thụ hình, riêng tại TP. Hồ Chí Minh trong năm 1999 số lƣợng ngƣời phải thụ án là 13.875 ngƣời, nhƣng chỉ giải quyết đƣợc 10.691 ngƣời, còn 3.184 ngƣời phải thụ án chƣa giải quyết; năm 2000

Một phần của tài liệu Một số vấn đề chủ yếu về pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con người (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)