Kết chƣơng

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 40)

7. Kết cấu của đề tài

1.3.Kết chƣơng

Khủng bố xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX và phát triển từ những năm 1960 cho tới nay với cấp độ, mức độ và phạm vi ngày càng lớn: từ các vụ đơn lẻ tới các vụ có

tổ chức, từ cấp độ quốc gia tới cấp độ quốc tế, số nạn nhân từ một, một vài người, có lúc lên tới con số hàng ngàn (vụ 11/9, vụ đánh bom ở Bali, vụ bắt giữ con tin tại Maxcơva v.v.).

Phản ứng lại sự phát triển của khủng bố, pháp luật về chống khủng bố cũng có sự phát triển theo từng nấc thang từ thấp đến cao, từ phạm vi quốc gia đến song phương, rồi khu vực và tới phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, tồn tại lớn nhất hiện nay là người ta vẫn chưa đạt được đến một công ước toàn diện về chống khủng bố và một định nghĩa pháp lý quốc tế về khủng bố do những rào cản khác nhau mà rào cản chính trị là một rào cản lớn nhất. Việc phân biệt giữa khủng bố với các tội phạm khác, giữa khủng bố với chiến tranh du kích vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các quốc gia. Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay có ưu thế hơn hết trong việc đưa ra một định nghĩa thống nhất về khủng bố, cũng chưa đạt được một định nghĩa như vậy.

Các quốc gia sẽ chỉ đạt được một định nghĩa thống nhất khi họ biết gạt bỏ những toan tính chính trị và tách bạch vấn đề chính trị với vấn đề pháp lý trong định nghĩa pháp lý về khủng bố. Một định nghĩa chính trị về khủng bố sẽ rộng hơn rất nhiều một định nghĩa pháp lý về khủng bố. Và kể cả khi người ta tưởng như đạt được sự thống nhất về mặt ngôn từ thì vấn đề giải thích, áp dụng nó như thế nào cũng là một vấn đề khó khăn. Những ý đồ chính trị theo kiểu hai tiêu chuẩn hoặc một chính sách cường quyền trong quan hệ quốc tế v.v. có thể bóp méo hoàn toàn nguyên nghĩa của một định nghĩa pháp lý chuẩn xác.

Một định nghĩa pháp lý thống nhất về khủng bố là tiền đề rất cần thiết cho một công ước toàn diện về chống khủng bố và là một công cụ hữu hiệu trong cuộc chiến tấn công khủng bố. Một định nghĩa pháp lý thống nhất phụ thuộc rất nhiều vào việc các quốc gia có giải quyết được những vấn đề chính trị, những xung đột lợi ích v.v. hay không. Một lần nữa, quy luật lợi ích, chính trị chi phối pháp luật lại được minh chứng rõ nét.

Chúnh tôi đưa ra một số kiến giải và một định nghĩa. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ nằm ở định nghĩa mà còn nằm ở một cấp độ sâu hơn, cấp độ giải thích và thực thi. Đây cũng chính là điểm bất đồng lớn nhất giữa các quốc gia. Việc đạt đến một định nghĩa pháp lý

về khủng bố và sự giải thích thống nhất và thực thi nhất quán nó vẫn đang là một dấu hỏi lớn trong hệ thống pháp luật quốc tế.

CHƢƠNG 2

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG KHỦNG BỐ

Trong chương này, các quy định chủ yếu trong pháp luật quốc tế về chống khủng bố sẽ được tìm hiểu qua 3 nội dung lớn:

- Các nguyên tắc cơ bản

- Các quy định trong lĩnh vực phòng ngừa khủng bố. - Cấc quy định trong lĩnh vực trừng trị khủng bố.

2.1. Các nguyên tắc cơ bản

Pháp luật quốc tế về chống khủng bố không phải là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế nhưng nó là một bộ phận của pháp luật quốc tế. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế hiện nay cũng chính là các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh hoạt động chống khủng bố quốc tế. Ngoài ra, pháp luật quốc tế về chống khủng bố cũng có những nguyên tắc đặc thù riêng của nó. Chúng ta có thể xếp các nguyên tắc thành các nhóm như sau:

- Nhóm nguyên tắc chung bao gồm 7 nguyên tắc cơ bản:

1. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia,

2. không sử dụng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế,

3. hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế,

4. không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, 5. tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế,

6. dân tộc tự quyết

7. các quốc gia có nghĩa vụ phải hợp tác với nhau.

- Nhóm nguyên tắc riêng bao gồm:

1. pháp luật chống khủng bố và các biện pháp chống khủng bố không được phép vi phạm hay hạn chế các quyền con người cơ bản,

2. Mọi hành vi khủng bố quốc tế đều phải bị ngăn chặn và bị trừng trị, không được viện dẫn lý do chính trị để từ chối hợp tác chống khủng bố

(nguyên tắc trừng trị hoặc dẫn độ v.v.),

Các nguyên tắc này đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc, Nghị quyết số 2625 (XXV) ngày 24/10/1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc đưa ra Tuyên bố về "Những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, phù hợp với Hiến chương liên hợp quốc", Định ước cuối cùng của Hội nghị an ninh và hợp tác châu Âu năm 1975, các điều ước quốc tế về chống khủng bố, Nghị quyết 1373 v.v.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 40)