Việc ban hành, sửa đổi các quy định pháp luật trong nước

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 77)

7. Kết cấu của đề tài

2.4.2.1. Việc ban hành, sửa đổi các quy định pháp luật trong nước

Các quốc gia đều đã thực hiện việc ban hành các quy định pháp luật về chống khủng bố. Tội khủng bố đã bị coi là một tội phạm trong nhiều bộ luật hình sự của nhiều quốc gia. Nhiều quốc gia đã sửa đổi bổ sung các quy định của mình trong các bộ luật hình sự. Nhiều quốc gia đang nghiên cứu những thiếu sót trong pháp luật quốc gia để bổ sung sửa đổi. Nhiều trường hợp, các đạo luật riêng biệt về chồng khủng bố đã được ban hành nhằm hình sự hoá, trừng phạt và trấn áp tội khủng bố bao gồm việc tài trợ, loan truyền tin tức, thành lập các hội, nhóm hỗ trợ hay cung cấp nơi lẩn tránh và khuyến khích việc tham gia vào các hoạt động dính líu tới khủng bố. Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi, hình phạt mà kẻ phạm tội khủng bố hoặc các tội phạm có liên quan đến khủng bố thường phải gánh chịu là phạt tù từ 5 năm cho tới tử hình. Nhiều quốc gia đã tiến hành các chiến dịch tuyên truyền, giáo dục về mối đe doạ của khủng bố quốc tế (các quốc gia vùng Caribean v.v.). Các nỗ lực quốc gia đã được bổ sung bằng các nổ lực hợp tác cấp độ song phương, tiểu khu vực và khu vực với các hoạt động tương trợ tư pháp, dẫn độ, trao đổi thông tin qua các đầu mối quốc gia, qua Interpol v.v.. Các hoạt động hợp tác được tiến hành khá đồng đều ở cấp độ khu vực vào cấp châu lục và trên toàn thế giới.

Tuy nhiên việc ban hành các quy định pháp luật của các quốc gia vẫn còn nhiều bất cập. Các quy định trong pháp luật của cá quốc gia chưa đạt đến mức độ hài hoà. Nhiều quy định còn trái ngược nhau như quy định về việc coi hành vi nào là khủng bố quốc tế (vẫn đề định nghĩa). Nhiều quốc gia còn chưa ban hành đầy đủ các quy định để chống khủng bố (chưa có điều khoản về tội phạm khủng bố trong đạo luật hình sự, chưa có cơ chế kiểm soát tài chính, chống rửa tiền v.v.). Nhiều quốc gia còn đi theo chính sách hai tiêu chuẩn và ban hành những quy định trái với PLQT về chống khủng bố (Mỹ, Anh v.v.).

2.4.2.1. Việc đảm bảo thực hiện

Trong các báo cáo, các quốc gia đều khẳng định quyết tâm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định chống khủng bố bằng một bộ máy hành pháp hiệu quả. Phần lớn các quốc gia đều đã củng cố, tăng cường các cơ quan tư pháp như cảnh sát, hải quan, ngân hàng, nhập cư, toà án v.v..

Tuy nhiên, nhiều quốc gia vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong thực hiện như những khó khăn về tài chính, nguồn lực, trình độ kỹ thuật để kiểm soát v.v. Đã có những nỗ lực hỗ trợ song phương và đa phương nhưng nhìn chung còn rất ít.

Bên cạnh đó, việc các quy định PLQT về chống khủng bố còn nằm tản mạn và chưa được pháp điển hoá trong một văn kiện thống nhất cũng gây khó khăn rất lớn cho các quốc gia trong việc thực hiện.

Việc thành lập CTC và sự hỗ trợ của CTC cho các quốc gia sẽ là một bước nhằm khắc phục những khó khăn này xong vẫn còn là chưa đủ.

2.5. KHUYNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG KHỦNG BỐ SAU NGÀY 11/9/2001 KHỦNG BỐ SAU NGÀY 11/9/2001

Sự ra đời và phát triển của PLQT nói chung và các quy định trong PLQT về chống khủng bố nói riêng đều chịu sự chi phối quyết định của các điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh v.v. của các quốc gia và cá chủ thể khác trong cộng đồng quốc tế. Sự phát triển của chúng phụ thuộc vào những tác động khách quan và chủ quan. Nhìn chung ta có thể thấy sự phát triển của các quy định PLQT về chống khủng bố chịu sự tác động của:

- Các hoạt động khủng bố quốc tê

- Các hoạt động chống khủng bố quốc tế

Điều này có thể minh chứng qua sự phát triển của PLQT về chống khủng bố từ sau ngày 11/9/2001.

Từ cuối những năm 1990, các hoạt động khủng bố quốc tế đã có sự phát triển từ quy mô quốc gia lên quy mô quốc tế, từ kiểu hoạt động nhỏ lẻ băng nhóm tới kiểu hoạt động mạng lưới quốc tế có tổ chức chặt chẽ và tới mức cao hơn nữa là liên kết giữa các tổ chức khủng bố quốc tế, phối hợp trong huấn luyện, hoạt động,

cung cấp tài trợ, từ chỗ sử dụng các vũ khí thông thường tới sử dụng các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt (vũ khí sinh học, hoá học, bom bẩn, vũ khí hạt nhân v.v. Điều này đã dẫn đến số lượng, quy mô và mối đe doạ của các vụ khủng bố quốc tế tăng lên rất nhiều cả về chất và lượng [xem các biểu đồ 1, 2, 3]. Vụ khủng bố 11/9/2001 đã mở màn cho một kỷ nguyên mới của quân khủng bố mà đêm trước của nó là các vụ khủng bố đánh bom Trung tâm thương mại quốc tế 1997, vụ khủng bố bằng hơi độc sarin của giáo phái Aum (Nhật Bản) v.v.. Sau ngày 11/9/2001, một loạt các vụ khủng bố đẫm máu và dã man đã xảy ra trên phạm vi toàn thế giới như các vụ bắt cóc con tin tại Philippin, vụ đánh bom vũ trường tại Bali (Indonesia), vụ bắt cóc con tin ngay giữa thủ đô Mát - xcơ - va của Nga v.v.. Những bước phát triển lên quy mô toàn cầu của khủng bố đòi hỏi các quy định của PLQT về chống khủng bố cũng phải bổ sung, chỉnh sửa các biện pháp ngăn ngừa và trừng trị phù hợp và hiệu quả. Sự ra đời của Nghị quyết 1373 (2001) của HĐBALHQ nhằm đối phó với khủng bố quốc tế trong tình hình mới là bước phát triển đúng đắn của PLQT về chống khủng bố. Nghị quyết 1373 (2001) đã quy định nhiều biện pháp mới bắt buộc mà tất cả 191 thành viên của LHQ phải thực hiện nhằm ngăn ngừa hành động khủng bố trên toàn thế giới. Các nghĩa vụ được đưa ra trên cơ sở các biện pháp trong 12 điều ước quốc tế về khủng bố vốn chỉ có giá trị ràng buộc đối với các quốc gia ký kết các điều ước đó. Các nghĩa vụ trong Nghị quyết 1373 (2001) yêu cầu các quốc gia thành viên phản đối mọi hình thức hỗ trợ tài chính một cách cố ý hay vô ý cho các nhóm khủng bố; xoá bỏ tất cả các nơi trú ẩn an toàn, các hình thức hỗ trợ hay ủng hộ tích cực hay thụ động cho khủng bố; và phảI chia sẻ thông tin quốc tế về bất kỳ nhóm nào có dự định tiến hành hoặc lên kế hoạch để tiến hành khủng bố.

Nghị quyết 1373 (2001) văn kiện pháp lý quốc tê bước đầu hình thành lên một khuôn khổ pháp lý mới phản ứng lại các cuộc tấn công lớn nhất trong lịch sử lập tức đã được cả thế giới đón nhận như một bước chuyển quyết định của cuộc chiến chống khủng bố sau ngày 11/9/2001. Các nước thành viên LHQ đã lập tức đón nhận Nghị quyết và bày tỏ sự ủng hộ chung. Nghị quyết 1373 (2001) và các vụ

khủng bố vào Mỹ đã củng cố lại tinh thần chung của thế giới trong tấn công và phòng ngừa khủng bố quốc tế và khởi động lại hoặc thúc đẩy những nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc hoàn thiện PLQT về chống khủng bố.

Sau vụ khủng bố 11/9 và các vụ khủng bố quốc tế khác trước và sau đó, nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế đã thúc đẩy việc ký kết các điều ước song phương và đa phương, thúc đẩy tích cực các chương trình lập ước quốc tế vốn đã được khởi động từ lâu nhưng chưa được quan tâm đúng mức.

Theo lời kêu gọi của LHQ và HĐBA, nhiều quốc gia thành viên đang nhanh chóng ký kết 12 điều ước quốc tế phổ cập về chống khủng bố, đẩy nhanh tốc độ phổ cập của các điều ước này trên phạm vi toàn thế giới.

ĐHĐ LHQ đã thông qua Nghị quyết 56/1 ngày 19/9/2001 lên án các vụ khủng bố nhằm vào nước Mỹ và kêu gọi đem những kẻ khủng bố ra xét xử. Và thông qua Uỷ ban đặc biệt về các biện pháp loại trừ khủng bố quốc tế (được ĐHĐ LHQ thành lập theo Nghị quyết 51/210 tháng 12/1996) với nhiệm vụ trong tâm là hài hoà hoá các văn kiện pháp lý quốc tế về chống khủng bố, ĐHĐ đang đẩy nhanh tốc độ để đi đến ký kết một công ước quốc tế về trừng trị hành vi khủng bố hạt nhân và một công ước toàn diện về chống khủng bố để lấp những khoảng trống của 12 điều ước quốc tế trong từng lĩnh vực hiện nay. Công việc soạn thảo một công ước toàn diện về chống khủng bố đã được Uỷ ban bắt đầu kể từ phiên họp thứ 5 (2001), dựa trên bản dự thảo 27 điều do Cộng hoà Ấn Độ đưa ra. Từ 31/3 đến 2/4, (phiên họp thứ 27, 28, 29 kỳ họp thứ 7), Uỷ ban đã tập trung vào thảo luận những vấn đề cuối cùng còn tranh cãi là lời nói đầu, định nghĩa thuật ngữ (Đ.1), vấn đề định nghĩa khủng bố (Đ.2), mối liên hệ giữa khủng bố và các phong trào giải phóng dân tộc và phạm vi áp dụng của công ước (Đ. 18). Trong các phiên họp này, UB cũng thảo luận về bản dự thảo công ước về trừng trị hành vi khủng bố hạt nhân, một mối đe doạ mới xuất hiện. Kết thúc phiên họp, Uỷ ban đã đề nghị Uỷ ban thứ 6 (Uỷ ban pháp luật) thành lập tổ công tác để hoàn thiện 2 bản dự thảo công ước. Uỷ ban dự kiến sẽ tiếp tục thảo luận về vấn đề này và tổ chức hội nghị cấp cao ĐHĐ LHQ để bàn về hai công ước.

Sau 11/9, các hoạt động chống khủng bố rầm rộ của Mỹ, chiến dịch chông khủng bố của nhiều quốc gia khác như Nga Ấn Độ v.v. cũng tác động rất lớn đến sự phát triển của PLQT. Các hành động chống khủng bố phần lớn dựa trên những chuẩn mực hiện có của PLQT, tuy nhiên cũng có nhiều hành động đã vượt ra khỏi khuôn khổ của PLQT hoặc thậm chí đi ngược lại và vi phạm trắng trợn PLQT. Hành động của Mỹ, Australia tuyên bố học thuyết đánh phủ đầu, ngăn chặn từ xa, việc chính quyền Mỹ áp dụng các biện pháp tình báo xâm nhập trái phép lãnh thổ để thu thập tin tức về khủng bố, tuyên bố cuộc chiến tranh xâm lược Irắc của họ là "đỉnh cao của cuộc chiến chống khủng bố quốc tế" v.v. đã thách thức nghiêm trọng tới hiệu lực của PLQT nói chung, các nguyên tắc cơ bản và các quy định về chống khủng bố nói riêng. Các biện pháp bắt giam không cần xét xử, chính sách hai tiêu chuẩn, chính sách tỵ nạn lá mặt lá trái mà chính quyền Mỹ và nhiều nhà cầm quyền khác áp dụng cũng vi phạm và thách thức nghiêm trọng pháp luật quốc tê về tỵ nạn, Luật nhân quyền quốc tế. PLQT nói chung và các quy định về chống khủng bố quốc tế nói riêng sẽ cần phải khẳng định tính pháp lý của các hành động này.

Bên cạnh những hoạt động này, các hoạt động chống khủng bố của các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế trong cộng đồng quốc tế cũng đã được tiến hành trong khuôn khổ của PLQT, tạo nên những chuẩn mực, những định hướng đúng đắn cho sự phát triển của PLQT. Các hoạt động hợp tác trong dẫn độ tội phạm giữa các quốc gia, sự phối hợp truy nã các tội phạm khủng bố quốc tế, trao đổi thông tin cảnh báo sớm phối hợp chống khủng bố trong khuôn khổ APEC, Interpol, thành lập các Trung tâm chống khủng bố khu vực (của các nước SNG), hỗ trợ nhau trong tăng cường năng lục chống khủng bố, tuyên truyền về PLQT chống khủng bố, thành lập các Nhóm công tác đặc biệt trong từng lĩnh vực (tài chính, hải quan, kiểm soát các vùng biên giới chung, kiểm soát vũ khí v.v.), đề cao và tôn trọng vấn đề nhân quyền, luật nhân đạo quốc tế trong khi tiến hành chống khủng bố quốc tế v.v. là những hình thức, biện pháp chống khủng bố quốc tế hiệu quả mà tới đây, PLQT có thể ghi nhận, pháp điển hoá.

Như vậy, dưới sự tác động của các hoạt động khủng bố và chống khủng bố quốc tế, khuynh hướng phát triển của PLQT về chống khủng bố sẽ đi theo các hướng cơ bản sau:

- Hình thành lên khuôn khổ pháp lý, các nguyên tắc cơ bản cho sự nghiệp chống khủng bố toàn cầu mà ưu tiên hàng đầu là một định nghĩa pháp lý về khủng bố quốc tế, các nguyên tắc cơ bản trong chống khủng bố. Để đạt được điều này đòi hỏi các quốc gia phải có nhiều nỗ lực, gạt bỏ những toan tính chính trị và cùng hợp tác vì phát triển.

- Pháp điển hoá, quy định các biện pháp, hành động chống khủng bố mới toàn diện, hiệu quả hơn; trước mắt là một công ước toàn diện về chống khủng bố và một công ước về trừng trị hành vi khủng bố hạt nhân để lấp những khoảng trống của các điều ước quốc tế hiện hành.

2.6. KẾT CHƢƠNG

Các quy định của PLQT về chống khủng bố là khuôn khổ pháp lý cho sự nghiệp chống khủng bố toàn cầu, là một công cụ hiệu quả và đắc lực để các quốc gia hợp tác với nhau phòng ngừa và chống khủng bố quốc tế. Với các nguyên tắc cơ bản và đặc thù, 12 điều ước quốc tế phổ cập, 7 điều ước khu vực, hàng chục điều ước song phương, các Nghị quyết của HĐBA v.v. các quy định của PLQT về chống khủng bố hiện nay khá đa dạng và tương đối đầy đủ, quy định khá chi tiết về các hành vi bị coi là khủng bố trong từng lĩnh vực riêng, các nghĩa vụ và biện pháp hợp tác giữa các quốc gia để ngăn ngừa và trừng trị khủng bố v.v. Nó đang góp phần tích cực vào sự nghiệp chống khủng bố của nhân loại.

Tuy nhiên, dưới sự thay đổi vũ bão của thế giới ngày nay, các quy định này vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi của cộng đồng quốc tế trong sự nghiệp chống khủng bố. Việc chưa có một định nghĩa pháp lý quốc tế về khủng bố, các quy định về chống khủng bố lại nằm rải rác trong nhiều văn kiện khác nhau đã tạo nên tình trạng vừa thừa vừa thiếu, không thống nhất trong PLQT về chống khủng bố. Nhiều hành vi khủng bố mới xuất hiện đe doạ nghiêm trọng hoà bình, an ninh thế

giới như khủng bố hạt nhân, khủng bố sinh học, khủng bố tin học v.v. chưa được điều chỉnh. Nhiều biện pháp chống khủng bố mới (có biện pháp mang tính tích cực nhưng cũng có những biện pháp lạm dụng hoặc vi phạm PLQT về chống khủng bố) được nhiều quốc gia áp dụng để đối phó với khủng bố quốc tế trong tình hình mới nhưng chưa có cơ sở pháp lý đã tạo nên những tranh cãi, bất đồng hoặc thậm chí tranh chấp giữa các quốc gia. Điều này đòi hỏi các quy định PLQT về chống khủng bố cần được pháp điển hoá và phát triển theo hướng tích cực nhất để bảo đảm vẫn là một công cụ đắc lực bảo vệ an ninh cho cộng đồng quốc tế. Trước mắt, một công ước toàn diện về chống khủng bố là một mục tiêu mà cộng đồng quốc tế cần đạt đến.

CHƢƠNG 3

VIỆT NAM VỚI PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG KHỦNG BỐ 3.1. VIỆT NAM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG KHỦNG BỐ

Đã từng là nạn nhân của khủng bố và cũng đã từng phải tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc, Việt Nam nhận thức rõ những đau thương tang tóc do chiến tranh xâm lược và khủng bố là không gì có thể bù đắp được. Quan điểm trước sau như một của Nhà nước và nhân dân Việt Nam là lên án mọi hành vi như vậy cho dù chúng được thực hiện dưới hình thức nào, với động cơ nào và mọi hành động gây ra chết chóc và đau thương cho dân thường đều phải bị trừng trị. Việt Nam đã tiến hành hợp tác tích cực với cộng đồng quốc tế để ngăn ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế. "Việt Nam ủng hộ những nỗ lực của cộng đồng quốc tế chống lại các hành động khủng bố trên cơ sở tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc, các nguyên

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)