Khái niệm pháp lý về khủng bố

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 88)

7. Kết cấu của đề tài

3.1.2.1. Khái niệm pháp lý về khủng bố

BLHS đầu tiên của chế độ mới năm 1985 và BLHS năm 1999 đều có quy định về tộ khủng bố (xem hộp ). Nhìn vào quy định này thấy chúng ta đang hiểu khủng bố theo một nghĩa hẹp. Khủng bố theo pháp luật Việt Nam hiện nay là:

- hành vi xâm phạm tính mạng, tự do thân thể, sức khoẻ, đe doạ xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần

- đối với cán bộ, công chức hoặc công dân Việt Nam, người nước ngoài - nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc gây khó khăn cho quan hệ

quốc tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Định nghĩa pháp lý này đã nêu ra dấu hiệu của khủng bố:

1. Chủ thể là cá nhân có NLTNHS theo PLVN 2. sử dụng các hành vi bạo lực hoặc hành vi khác

3. xâm phạm tính mạng, tự do thân thể, sức khoẻ, đe doạ xâm phạm tính mạng, uy hiếp tinh thần (gây ra sự sợ hãi) cán bộ công chức, công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài

4. nhằm mục đích chính trị là chống chính quyền nhân dân hoặc gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của Việt Nam.

Định nghĩa này của Việt Nam chưa phản ánh được đầy đủ và rõ nét các đặc điểm của tội phạm khủng bố nói chung và khủng bố quốc tế nói riêng.

Về đối tượng bị tấn công, điều luật quy định vừa thừa vừa thiếu. Thiếu ở chỗ mới chỉ nêu lên đối tượng bị tấn công là con người. Trong khi đó, hành vi khủng bố có thể nhằm vào các giá trị khác để tấn công (như các công trình có ý nghĩa về kinh tế dân sinh, về văn hoá lịch sử v.v.). Thừa ở chỗ điều luật cũng chưa chính thức loại bỏ lực lượng vũ trang ra khỏi đối tượng của tội khủng bố để trừng trị bằng tội danh khác. Chính vì vậy, ranh giới giữa tội khủng bố và các tội phạm khác vẫn chưa rõ ràng và nhiều điều luật khác quy định về tội danh khác cũng đều có thể được áp dụng để trừng trị hành vi khủng bố. Ví dụ như hành vi phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa VN để chống chính quyền nhân dân chính là hành động khủng bố nhưng lại có thể bị truy cứu không phải

theo tội danh khủng bố mà theo tội danh "phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa VN ". Về mục đích chính trị, việc quy định tội khủng bố chỉ nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của Việt Nam là khá chung và chưa thể hiện được hết các mục đích chính trị cum thể của khủng bố. Mục đích chính trị cụ thể của khủng bố có thể rất đa dạng: chống lại chính quyền nhân dân, buộc các cơ quan nhà nước, công dân, cán bộ công chức, Tổ chức quốc tế v.v. phải làm hoặc không được làm một việc v.v.

Hộp 3

Tội khủng bố và các tội phạm có liên quan

Điều 84. Tội khủng bố

1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2. Phạm tội trong trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sức khoẻ, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

3. Phạm tội trong trường hợp đe doạ xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

4. Khủng bố người nước ngoài nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này

Điều 82. Tội bạo loạn

Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình;

2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

Điều 83. Tội hoạt động phỉ

Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà hoạt động vũ trang ở vùng rừng núi, vùng biển, vùng hiểm yếu khác, giết người, cướp phá tài sản, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình;

2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

Điều 85. Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nƣớc Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa VN

1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá, xã hội, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm

Điều 134. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; đ) Đối với trẻ em;

e) Đối với nhiều người;

g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

h) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; i) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười tám năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Điều 221. Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thuỷ, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến

hai mươi năm:

a) Có tổ chức;

b) Sử dụng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

4. Người phạm tội còn bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Trích Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1999

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)