Thực tiễn thực thi pháp luật quốc tế về chống khủng bố

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 73)

7. Kết cấu của đề tài

2.4. Thực tiễn thực thi pháp luật quốc tế về chống khủng bố

Với 19 điều ước quốc tế, hàng chục nghị quyết của ĐHĐ LHQ và HĐBA LHQ, việc thực thi là một thách thức lớn với cộng đồng quốc tế. Thêm vào đó, nó còn phụ thuộc vào đặc trưng của hệ thống PLQT là không có một cơ quan nào đứng ra bảo đảm cưỡng chế thi hành và việc thi hành hoàn toàn nằm trong tay các quốc gia với sự ràng buộc của nguyên tắc pacta sun servanda. Vì vậy, việc thực tiễn thực thi PLQT về chống khủng bố có thể được coi bao gồm việc ký kết và việc thực hiện các văn kiện PLQT về chống khủng bố của các quốc gia thành viên.

Một nhân tố không thể bỏ qua trong thực tiễn thực thi PLQT về chống khủng bố là vai trò của các cơ quan, tổ chức quốc tế liên chính phủ, đặc biệt là ĐHĐ LHQ, HĐBA, TTKLHQ, Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Liên minh châu Âu (EU), Liên đoàn Ả rập. Tổ chức Hội nghị Hồi giáo, Cộng đồng các quốc gia độc lập, Tổ chức thống nhất châu Phi, Tổ chức các quốc gia châu Mỹ, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) v.v. Các tổ chức quốc tế này chính là các chủ thể

đứng ra khởi xướng, tổ chức cho các quốc gia đàm phán và ký kết và lưu chiểu các điều ước quốc tế về chống khủng bố và làm đầu mối hợp tác, trao đổi, thông tin và theo dõi việc thực thi phần lớn các điều ước quốc tế về chống khủng bố hiện nay. Riêng để việc thực thi Nghị quyết 1373 (2001) của mình, HĐBA LHQ đã thành lập một uỷ ban (Uỷ ban chống khủng bố CTC) để theo dõi và hỗ trợ cho các quốc gia thành viên LHQ thực thi nó.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)