Mọi hành vi khủng bố quốc tế cần phải được ngăn chặn và bị trừng trị,

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 58)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.2.2.Mọi hành vi khủng bố quốc tế cần phải được ngăn chặn và bị trừng trị,

không được viện dẫn lý do chính trị để từ chối hợp tác chống khủng bố (nguyên tắc trừng trị hoặc dẫn độ)

Mọi hành vi khủng bố quốc tế cần phải được ngăn chặn và bị trừng trị, không được viện dẫn lý do chính trị để từ chối hợp tác chống khủng bố là một nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực chống khủng bố quốc tế. Nguyên tắc này thực chất là một nguyên tắc phái sinh từ nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau. Trong lĩnh vực pháp luật chống khủng bố, nó là một nguyên tắc vàng và không thể thiếu vì nếu không có nó, các quy định của pháp luật quốc tế về chống khủng bố sẽ bị vô hiệu hoá bởi chính sách hai tiêu chuẩn mà không ít quốc gia thường sử dụng vì những lợi ích chính trị của mình. Trong tất cả các điều ước quốc tế về chống khủng bố, nguyên tắc này được quán triệt rất rõ trong các quy định về nghĩa vụ của quốc gia phải xác định quyền tài phán của mình với các loại tội khủng bố, trong trường hợp không dẫn độ kẻ bị tình nghi là khủng bố thì phải đưa ra xét xử trước toà án nước mình (Khoản 2 Điều 3 CƯ Tokyo 1963, các điều 2, 4, 7 CƯ

Lahay 1970, điều 4, 5 CƯ New York 1997, Đ. 6 CƯ New York 1999 v.v.). Gần đây nhất, Nghị quyết 1373 (2001) của HĐBA LHQ tại điểm 3(g) ghi rõ "không thừa nhận việc viện dẫn các lý do có động cơ chính trị làm cơ sở để từ chối các yêu cầu dẫn độ những người bị tình nghi phạm tội khủng bố".

Việc Mỹ đang áp dụng chính sách cho phép những phần tử thực hiện các vụ khủng bố chống chính phủ Cu ba tỵ nạn và từ chối dẫn độ là sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc này. Như nhiều chuyên gia từng nói, chính sách hai tiêu chuẩn như vậy chỉ dẫn tới thêm nhiều khủng bố mà thôi.

Trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản nêu trên, pháp luật quốc tế về chống khủng bố đã hình thành và điều chỉnh các hoạt động chống khủng bố quốc tế của cộng đồng quốc tế. Các biện pháp và hoạt động chống khủng bố quốc tế rất đa dạng nhưng nhìn chung có thể được xếp thành hai nhóm lớn theo mục tiêu của biện pháp hay hành động đó: các biện pháp và hoạt động phòng ngừa khủng bố quốc tế và các biện pháp, hành động trừng trị khủng bố quốc tế. Tương ứng với nó, pháp luật quốc tế về chống khủng bố quốc tế cũng có thể được nhóm lại thành hai nhóm quy định tương ứng.

Cũng có nhiều các phân chia khác dựa theo những tiêu chí khác nhau (phân chia theo cấp độ hiệu lực, theo nguồn v.v.) và bản thân cách phân chia này cũng chỉ mang tính tương đối vì xét ở khía cạnh nào đó, các biện pháp trừng trị khủng bố cũng là một hình thức răn đe, ngăn ngừa những kẻ có mưu toan khủng bố bằng sự đe doạ áp dụng các hình phạt nghiêm khắc. Tuy nhiên, cách phân chia này được chọn vì nó có thể giúp phân tích rõ ràng hơn các quy định pháp luật quốc tế về chống khủng bố.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 58)