7. Kết cấu của đề tài
3.1.1.1. Tham gia các điều ước
Cho đến nay, căn cứ vào hoàn cảnh đất nước và yêu cầu của tình hình, Việt Nam đã ký kết dưới hình thức gia nhập 8 điều ước quốc tế về chống khủng bố.
Năm 1979, chỉ 4 năm sau ngày giải phóng đất nước, Việt Nam đã gia nhập Công ước Tokyo 1963 (về việc trừng trị tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên máy bay), Công ước Lahay 1970 (về trừng trị việc cưỡng đoạt máy bay bất hợp pháp) và Công ước Montreal 1971 (về trừng trị các hành vi bất hợp pháp đối với an ninh hàng không dân dụng). Các công ước này có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 08/01/1980. Khi tham gia CƯ Tokyo 1963, Việt Nam tuyên bố bảo lưu Điều 24(1). Với CƯ Lahay 1970, Việt Nam bảo lưu Điều 121(1). Với CƯ Montreal 1971, Việt Nam đã tuyên bố bảo lưu Điều 14(1).
hoạt động bạo lực bất hợp pháp tại các sân bay phục vụ hàng không dân dụng) Nghị định thư có hiệu lực với Việt Nam từ 24/9/1999.
Năm 2002, trước tình hình mới, Việt Nam gia nhập một loạt điều ước quốc tế. Trước tiên là gia nhập CƯ NewYork 1973 (về ngăn chặn và trừng phạt các tội phạm chống lại những người được quốc tế bảo hộ, trong đó có các viên chức ngoại giao), và bảo lưu Điều 13(1). Công ước có hiệu lực với Việt Nam từ 01/6/2002.
Tiếp theo, Việt Nam gia nhập Công ước Rome 1988 (về trừng trị những hành động bất hợp pháp chống lại an toàn hàng hải) và Nghị định thư Rome 1988 (về việc trừng trị những hành động bất hợp pháp chống lại sự an toàn của các dàn cố định trên thềm lục địa). Với CƯ Rome 1988, Việt Nam bảo lưu Đ. 16(1). Các điều ước quốc tế này có hiệu lực với Việt Nam từ 10/10/2002.
Cũng năm này, Việt Nam đã gia nhập Công ước NewYork 1999 (về trừng trị các hoạt động tài trợ cho khủng bố). Công ước này có hiệu lực với Việt Nam từ 24/10/2002. Khi gia nhập, Việt Nam đã tuyên bố bảo lưu Điều 24(1) đồng thời tuyên bố các quy định trong CƯ sẽ không áp dụng với các tội phạm được quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam chưa là thành viên sau đây:
- Công ước NewYork 1979 (về chống bắt cóc con tin); - Công ước Viên 1980 (về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân); - Công ước NewYork 1997 (về trừng trị việc khủng bố bằng bom)
Sự bảo lưu và tuyên bố như vậy là phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế và các văn bản pháp luật của Việt Nam.
Là một thành viên của LHQ, Việt Nam cũng có nghĩa vụ thực hiện các nghị quyết ràng buộc của HĐBA trong vấn đền chống khủng bố, đặc biệt là Nghị quyết 1373 (2001) của HĐBA theo đúng các quy định của Hiến chương LHQ.
Ngoài ra, trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế, các diễn đàn quốc tế v.v. mà Việt Nam tham gia, Việt Nam cũng tích cực đóng góp tiếng nói chung với các quốcgia trong việc lên án khủng bố và thúc đẩy hợp tác chống khủng bố trong khuôn khổ các tổ chức đó.