Các quy định về trừng trị các hành vi khủng bố

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 99)

7. Kết cấu của đề tài

3.1.2.3.Các quy định về trừng trị các hành vi khủng bố

Quy định các hành vi bị coi là tội phạm theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia

So với quy định trong 8 điều ước mà Việt Nam đã tham gia, Việt Nam đã quy định các hành vi sau đây là tội phạm:

- xâm phạm tính mạng, tự do thân thể, sức khoẻ đe doạ xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc công dân, người nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam (Điều 84 BLHS)

- hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 82 BLHS),

- hoạt động vũ trang ở vùng rừng núi, vùng biển, vùng hiểm yếu khác, giết người, cướp phá tài sản nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 83 BLHS) - phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá, xã hội, phá huỷ công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin - liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thuỷ lợi hoặc công trình quan trọng khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá và xã hội (Điều 85, 231 BLHS)

- bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, (Điều 134 BLHS) - dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác nhằm chiếm

đoạt tàu bay hoặc tàu thuỷ (Điều 221 BLHS),

Như vậy chúng ta đã bảo đảm được nghĩa vụ quy định trong Đ.1, Đ. 11 CƯ Tokyo1963, Đ. 1 CƯ Lahay 1970 (hành vi chiếm đoạt tàu bay có thể bị truy tố theo Đ. 84 hoặc Đ. 221 BLHS), Đ. 1 CƯ Montreal 1971, Đ. II, NĐT Montreal 1988 (hành vi bạo lực chống lại người đang ở trên tàu bay gây nguy hiểm cho tàu bay đó, phá huỷ tàu bay đang khai thác, gây nguy hiểm cho tàu bay khi đang bay, đặt vào hoặc chỉ đạo dặt vào tàu bay đang khai thác các thiết bị hoặc chất nổ có thể phá huỷ tàu bay đó, làm cho tàu bay không thể bay hoặc có thể gây nguy hiểm cho tàu bay đang bay, phá huỷ hoặc làm hỏng hoặc can thiệp vào các thiết bị không lưu gây nguy hiểm cho tàu bay đang bay, chuyển những thông tin mà người đó biết là sai, gây nguy hiểm cho tàu bay đang bay, cố ý sử dụng bất kỳ thiết bị, chất hay vũ khí gì để thực hiện hành vi bạo lực chống lại một người tại cảng hàng không phục vụ HKDDQT làm người đó bị thương nặng hoặc chết, phá huỷ hoặc làm hư hỏng nặng các phương tiện của cảng HKDDQT hoặc tàu bay chưa khai thác đỗ tại cảng đó hoặc làm gián đoạn các dịch vụ của cảng đó gây nguy hiểm hoặc có thể gây nguy hiểm cho cảng HK đó có thể bị truy tố theo Đ. 84, Đ. 85, 231 BLHS hoặc các điều khoản khác), Đ. 2 CƯ NewYork 1973 (việc thực hiện, đe doạ thực hiện, có ý đồ thực hiện hoặc tham gia vào việc giết, bắt cóc, tấn công vào thân thể hoặc tự do của người được hưởng bảo hộ quốc tế, tấn công bằng vũ lực vào trụ sở làm việc, nhà riêng, phương tiện giao thông của người được hưởng bảo hộ quốc tế và có khả năng gây nguy hiểm cho người đó co thể bị truy cứu theo Đ. 84, Đ. 134 BLHS), Đ. 3 CƯ Roma 1988 (việc thực hiện một cách bất hợp pháp và cố ý việc bắt giữ hoặc kiểm soát một chiếc tàu biển bằng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc các biện pháp đe doạ khác; thực hiện hành vi bạo lực chống lại người trên tàu biển có khả năng đe doạ an toàn hành trình hàng hải của tàu biển đó; phá huỷ hoặc làm hư hại tàu biển hoặc hàng hoá trên tàu biển đó, đặt hoặc chỉ đạo đặt trên tàu biển các thiết bị, chất liệu có khả năng phá huỷ chiếc tàu biển đó hoặc gây thiệt hại cho chiếc tàu hoặc hàng hoá, phá huỷ hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến các thiết bị hành trình hàng hải hoặc can

thiệp nghiêm trọng đến sự vận hành của thiết bị đó dẫn đến khả năng đe doạ an toàn hành trình hàng hải của chiếc tàu biển, trao đổi thông tin mà người đó biết là giả làm gây nguy hại đến an toàn hành trình hàng hải của chiếc tàu biển v.v. có thể bị tuy tố theo Đ. 84, Đ. 221 BLHS), Đ. 2 NĐT Rome 1988 (việc sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực hoặc bằng biện pháp đe doạ khác để chiếm giữ, kiểm soát công trình cố định trên thềm lục địa, bạo lực chống lại người trên công trình cố định gây nguy hiểm cho công trình cố định đó, phá hoại hoặc làm hư hại công trình cố định v.v. có thể bị truy cứu theo Đ. 84, Đ. 85, Đ. 231) Đ. 2 CƯ New York 1999 (Việc tài trợ bằng bát kỳ hình thức nào một cách bất hợp pháp và cố ý (có mục đích sử dụng hoặc nhận thức được là nguồn tài chính này sẽ được sử dụng một phần hay toàn bộ) cho các hành vi khủng bố quốc tế có thể bị trừng trị theo Đ. 84 với tư cách đồng phạm).

Tuy nhiên, xét về nội dung pháp lý, các điều khoản nay trong BLHS 1999 và chưa thật tương thích hoàn toàn với các quy định của các điều ước đó. Các điều luật của chúng ta còn chung chung chưa quy định một cách chi tiết cụ thể các tội danh tương ứng trong các điều ước. Xét về bản chất, chúng ta mới chỉ bảo đảm áp dụng theo kiểu tội danh tương tự mà thôi.

Các quy định về xác định quyền tài phán

Việc xác định quyền tài phán được quy định rõ ràng tại BLHS 1999 và BLTTHS. Điều 5, BLHS 1999 quy định BLHS được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những hành vi khủng bố cũng như các hành vi phạm tội khác thực hiện tại Việt Nam liên quan đến hành vi khủng bố ở nước ngoài mà cấu thành một tội phạm theo BLHS thì có thể bị truy tố. Các hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam không phải là các hành vi khủng bố nhưng có liên quan tới các hành vi khủng bố hoặc chuẩn bị khủng bố ở nước ngoài có thể bị truy tố theo luật hình sự nếu như chúng cấu thành một tội phạm nào đó được quy định trong BLHS theo các Điều 2, 5 và 84 của BLHS 1999.

Điều 6 BLHS quy định công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam. Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam trong những trường

hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Như vậy các quy định này đã bảo đảm cơ bản những nghĩa vụ về xác lập quyền tài phán trong các điều ước mà ta tham gia.

Về thẩm quyền xét xử cụ thể, các tội khủng bố thường sẽ thuộc thẩm quyền của toà án cấp tỉnh. Toà án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Toà án nơi tội phạm được thực hiện. Trong trường hợp không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Toà án có thẩm quyền xét xử là Toà án nơi kết thúc việc điều tra. Bị cáo phạm tội khủng bố ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì do Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tuỳ trường hợp, Chánh án Toà án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Toà án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài, nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự thì do Toà án quân sự cấp quân khu trở lên xét xử, theo quyết định của Chánh án TAQS cấp cao.

Những tội phạm xảy ra trên máy bay hoặc tàu biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài thuộc thẩm quyền của Toà án Việt Nam, nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên, hoặc nơi máy bay, tàu biển đó được đăng ký.

Quy định về thủ tục xử lý hình sự

Các quy định về giải quyết tội phạm khủng bố được tiến hành chung theo BLTTHS. Về cơ bản, các quy đinh của ta phù hợp với các điều ước mà ta ký kết. Đặc biệt là các quy định về bảo đảm các quyền của người bị tình nghi được đối xử bình đẳng. Tuy nhiên, tron pháp luật còn thiếu một số quy định (như về quyền được thông tin, quyền được gặp đại diện ngay sau khi bị bắt v.v.) Sắp tới, chúng ta cần quy định cụ thể các vấn đè này trong BLTTHS sửa đổi.

Quy định về dẫn độ và thủ tục dẫn độ

độ loại trừ một định nghĩa về dẫn độ được đưa ra trong Luật quốc tịch 1998:

Điều 2 ...

7. "Dẫn độ" là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật đang có mặt trên lãnh thổ của nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt đối với người đó.

Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ xem xét đưa các quy định về dẫn độ trong BLTTHS sửa đổi.

Như vậy, cho đến nay, cơ sở pháp lý để dẫn độ tội phạm tại Việt Nam vẫn mới chỉ là các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết và Việt Nam cũng chưa ký kết một điều ước chuyên biệt nào về dẫn độ. Tuy nhiên việc dẫn độ đã được quy định trong các điều ước song phương ký kết giữa Việt Nam và các quốc gia khác (xem Hộp 4) và trong các điều ước quốc tế liên quan đến khủng bố mà Việt Nam ký kết. Việt Nam cũng đã tiến hành dẫn độ một số trường hợp cụ thể theo thoả thuận trực tiếp giữa Việt Nam và nước có liên quan.

Theo các điều ước song phương đã ký kết, trừ những người phạm tội có thể bị kết án tử hình theo pháp luật của một trong các bên ký kết nhưng lại không bị tử hình theo pháp luật bên ký kết kia sẽ không bị dẫn độ, mọi tội phạm còn lại đều có thể bị dẫn độ. Như vậy Việt Nam đã đảm bảo thực hiện được quy định về việc đưa các tội phạm quy định trong các điều ước quốc tế vào trong danh mục các tội phạm cơ thể bị dẫn độ theo các điều ước song phương mà Việt Nam ký kết.

Về điều khoản chống lạm dụng quy chế tỵ nạn để lẩn trốn: Việt Nam chưa có quy định cụ thể về tỵ nạn. Vì vậy vấn đề viện dẫn quy ché tỵ nạn để từ chối dẫn độ không đặt ra với Việt Nam.

Việt Nam cũng chưa có quy định riêng biệt nào về từ chối yêu cầu dẫn độ tội phạm khủng bố vì lý do chính trị. Trên thực tế các vụ việc dẫn độ đều được thực hiện theo các điều ước mà Việt Nam ký kết hoặc theo thoả thuận giữa hai bên. Qua một số phân tích ban đầu về một số quy định pháp luật Việt Nam đảm bảo thực thi các cam kết của Việt Nam về chống khủng bố quốc tế, ta thấy các quy định của chúng ta khá hoàn chỉnh và đã đảm bảo bước đầu tần công có hiệu quả

vào khủng bố và bảo đảm được các nghĩa vụ mà ta đã cam kết. Điều này được minh chứng bằng sự ổn định của Việt Nam và niềm tin của các quóc gia trên thế giới về tình hình an ninh của Việt Nam trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, các quy định này cũng bộc lộ nhiều thiếu sót. Trước hết là chưa quy định cụ thể ranh giới giữa khủng bố và các tội phạm khác, chưa quy định đầy đủ cụ thể các tội danh liệt kê trong các điều ước mà ta ký kết, chưa quy định thủ tục dẫn độ cụ thể, chưa có các bảo đảm pháp lý cụ thể về bảo đảm các quyền của người bị tình nghi v.v. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 99)