Giai đoạn từ thập niên 1960 đến năm 2001

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 35)

7. Kết cấu của đề tài

1.1.2.2. Giai đoạn từ thập niên 1960 đến năm 2001

Trong giai đoạn này, các vụ khủng bố tăng dần lên về số lượng và ngày càng trở lên khủng khiếp hơn về mức độ dã man. Khủng bố tăng dần về phạm vi cường độ, dần đi tới quốc tế hoá. Cùng với sự gia tăng của các vụ xung đột, can thiệp, tranh chấp lãnh thổ, ly khai v.v. là sự gia tăng và quốc tế hoá của khủng bố. Đã xuất hiện những vụ bắt hàng trăm thậm chí hàng ngàn con tin, những vụ nổ bom, nổ máy bay làm hàng trăm người thiệt mạng. Các tổ chức khủng bố xuất hiện ngày càng nhiều và khủng bố được sử dụng như một chiến thuật để đạt đến mục đích chính trị. Ở cuối thời kỳ này, khủng bố bắt đầu phát triển thành mạng lưới quốc tế. Các vụ tấn công khủng bố liên tiếp nhau vào những năm 1970 mà trong đó, vụ sau được thực hiện để đòi thả những kẻ khủng bố bị bắt trong vụ khủng bố trước (Xem Niên biểu chọn lọc các sự kiện khủng bố) là những dấu hiệu cho thấy các lực lượng khủng bố đang dần liên kết với nhau trong hành động và tổ chức. Các vụ khủng bố ngày càng trở lên có tính toán và lập kế hoạch kỹ lưỡng hơn. Các lực lượng khủng bố chuyên nghiệp hoá nhờ các trung tâm huấn luyện của các mạng lưới khủng bố lớn như Al Qaeda, IRA v.v. Sự phối hợp giữa các nhóm khủng bố ngày càng chặt chẽ từ phối hợp hành động tới phối hợp về tài chính, chuyển giao công nghệ và đường lối. Tháng 8/2001, 3 thành viên của IRA bị bắt giữ tại Côlumbia về tội huấn luyện cho du kích thuộc nhóm Lực lượng vũ trang cách

19 16 31 24 24 39 30 3132 26 39 7 8 11 15 40 24 12 31 23 9 14 10 9 11 20 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Sè vô

mạng Columbia (FARC).

Một đặc trưng nữa của khủng bố giai đoạn này là sự tiếp cận của khủng bố với các công nghệ vũ khí giết người hàng loạt. Đầu thập niên 1990, giáo phái AUM Nhật Bản đã mua được công nghệ sản xuất khí độc Sarin từ Nga, Bin Laden đã tìm cách tiếp cận nguồn nguyên liệu phóng xạ để chế tạo bom bẩn, công nghệ sản xuất vi khuẩn bệnh than [49, 21]

Sự phát triển của khủng bố trong giai đoạn này được đánh dấu bằng hai giai đoạn: 1. giai đoạn chiến tranh lạnh: cả hai phe đều cố gắng dung dưỡng cho các phần tử cực đoan và vô hình chung đã nuôi dưỡng cho khủng bố lớn mạnh; 2. Giai đoạn hậu chiến tranh lạnh: những chính sách cường quyền và chủ nghĩa đơn phương, ngoại giao nước lớn v.v. trong quan hệ quốc tế đã đào sâu thêm hố sâu ngăn cách Đông - Tây, Bắc - Nam, giữa các nền văn minh. Một số quốc gia vì những lợi ích của mình cũng vẫn sử dụng chính sách dung dưỡng hay ít ra là không phản đối các nhóm khủng bố. Điều này tạo điều kiện cho khủng bố phát triển. Như vậy dù chia làm hai giai đoạn khác nhau, nhưng mỗi giai đoạn đều có các yếu tố chính trị dung nạp và cho phép khủng bố phát triển.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)