Các nguyên tắc chung

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 44)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.1. Các nguyên tắc chung

2.1.1.1. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia

Bình đẳng về chủ quyền quốc gia là nguyên tắc được đặt ở vị trí đầu tiên trong số các nguyên tắc được ghi nhận tại Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc: "Tổ chức Liên hợp quốc dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa tất cả các quốc gia thành viên". Đây là nguyên tắc xuất phát điểm của toàn bộ hệ thống các nguyên tắc của luật quốc tế. Nội dung của nguyên tắc này yêu cầu các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị, quyền tự do lựa chọn về chế độ chính trị, xã hội, kinh tế và văn hoá của nhau. Các quốc gia bình đẳng với nhau về mặt pháp lý. Họ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, với tư cách là thành viên của cộng đồng quốc tế; Mỗi quốc gia đều có quyền tham gia vào các tổ chức quốc tế và điều ước quốc tế; Các quốc gia đều có nghĩa vụ tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế và sống hoà bình với các quốc gia khác.

Trong lĩnh vực chống khủng bố quốc tế, nguyên tắc này yêu cầu các quốc gia khi tiến hành các hoạt động chống khủng bố, các quan hệ hợp tác trong việc chống khủng bố v.v. phải tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng sự tự do lựa chọn các biện pháp chống khủng bố và tự do bình đẳng tham gia các quan hệ hợp tác chống khủng bố, tham gia hoặc không tham gia các điều ước về chống khủng bố, tôn trọng quyền tài phán đối với các hành vi khủng bố xảy ra trên lãnh thổ, với công dân hoặc do công dân các quốc gia thực hiện, quyền dẫn độ hoặc không dẫn độ của nhau.

tất cả các điều ước quốc tế về chống khủng bố, đặc biệt:

- Lời nói đầu của Công ước quốc tế về chống bắt cóc con tin 1983 (sau đây gọi tắt là CƯ NewYork 1979) đã trang trọng “Khẳng định lại nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc như đã được thừa nhận trong Hiến chương LHQ và Tuyên bố về các nguyên tắc của luật pháp quốc tế về quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia theo Hiến chương LHQ”.

- Điều 17 Công ước quốc tế về trừng trị việc khủng bố bằng bom 1997 (sau đây gọi tắt là CƯ NewYork 1997), điều 20 Công ước về trừng trị tài trợ cho khủng bố 1999 (CƯ NewYork 1999) quy định “các quốc gia thành viên sẽ thực hiện các nghĩa vụ của mình theo Công ước này phù hợp với các nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác”.

Việc Mỹ bắn tên lửa hành trình vào Xu Đăng, Áp - ga - nít - tan, cùng một số quốc gia tấn công quân sự vào lãnh thổ Áp - ga - nít - tan gây biết bao đau thương tang tóc cho nhân dân nước này để trả đũa các vụ khủng bố nhằm vào Mỹ là những hành động vi phạm trắng trợn nguyên tắc. Học thuyết tấn công phủ đầu, phòng thủ từ xa của Tổng thống Mỹ Bush và tuyên bố giành quyền đánh phủ đầu khủng bố của Thủ tướng Australia là sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền. Chống khủng bố là sự nghiệp hợp tác giữa các quốc gia có chủ quyền vì lợi ích của mỗi quốc gia và của cả cộng đồng quốc tế. Nếu nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền bị xâm phạm trong cuộc chiến chống khủng bố, có nghĩa là tư cách chủ thể và quyền lợi của các quốc gia tham gia bị xâm hại, mục tiêu của chống khủng bố quốc tế không đạt được.

Cùng với những thay đổi lớn lao của kỷ nguyên toàn cầu hoá và các hiên tượng nêu trên, một vấn đề hiện đang nảy sinh và được dư luận quan tâm là vấn đề quan niệm về chủ quyền trong thời kỳ hiện nay. Nhiều người cho rằng chủ quyền quốc gia hiện nay là một khái niệm lỗi thời. Người khác thì cho chủ quyền quốc gia

đang bị xói mòn trước cơn lốc toàn cầu hoá, chủ quyền quốc gia đang bị hạn chế . Cũng có người thì cho rằng chủ quyền quốc gia vẫn là tuyệt đối. Theo chúng tôi các quan niệm này đều có cơ sở nhưng đều chưa thể hiện đúng được bản chất của vấn đề.

Chủ quyền là thuộc tính chính trị - pháp lý vốn có của quốc gia, thể hiện quyền tối thượng của quốc gia trong lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Trong lãnh thổ của mình mỗi quốc gia có quyền tối thượng về lập pháp, hành pháp và tư pháp, tự do lựa chọn cho mình phương thức thích hợp nhất để thực thi quyền lực. Trong quan hệ quốc tế mỗi quốc gia có quyền tự quyết định chính sách đối ngoại mà không cần sự can thiệp của quốc gia khác. Đứng từ góc độ này có thể hiểu chủ quyền quốc gia là "tuyệt đối".

Tuy nhiên, khi tham gia vào các quan hệ quốc tế, quyền tối thượng của quốc gia trong lãnh thổ của mình được hiểu theo nghĩa độc lập trong mối quan hệ với các quốc gia khác chứ không phải là nghĩa tự do tuyệt đối vô giới hạn của quyền lực quốc gia. Việc thực hiện chủ quyền quốc gia về mặt đối nội và đối ngoại phải luôn luôn trong phạm vi với các nguyên tắc và quy phạm của cộng đồng quốc tế, không được gây ảnh hưởng tới quyền lợi và chủ quyền của các quốc gia khác. Thêm vào đó, quyền lực tối thượng của quốc gia phải luôn thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân mình theo như Điều 21 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người đã khẳng định: "ý chí của nhân dân phải là cơ sở quyền lực Nhà nước". Như vậy từ góc độ này, chủ quyền mỗi quốc gia sẽ bị hạn chế bởi chủ quyền quốc gia khác và bởi chủ quyền của nhân dân.

Chủ quyền quốc gia không phải là cái gì đó chung chung trừu tượng siêu nhiên hay bất biến. Nó là một thuộc tính của một thực thể vật chất là quốc gia với các yếu tố lãnh thổ, dân cư và chính quyền. Chính vì vậy, nó rất cụ thể và chịu sự quyết định trực tiếp của các yếu tố đó. Khi các yếu tố đó thay đổi thì đương nhiên chủ quyền tương ứng cũng sẽ thay đổi. Ví dụ khi lãnh thổ của một quốc gia được mở rộng hay thu hẹp đi thì chủ quyền của quốc gia đó cũng sẽ mở rộng ra thêm hoặc bị hẹp đi theo. Khi quốc gia lớn mạnh lên thì chủ quyền cũng sẽ mạnh thêm.

Khi quốc gia không còn nữa thì chủ quyền cũng không còn v.v. Đây chính là điều mà nhiều người đã không nhận ra và đã không nhận thức đúng được sự biến đổi của chủ quyền theo sự biến đổi của quốc gia và cho rằng chủ quyền bị xói mòn. Thực tế những gì đang xảy ra chứng minh không phải là chủ quyền quốc gia đang xói mòn, mà chính là chủ quyền đã từng bước thay đổi cùng với sự thay đổi của các quốc gia trong điều kiện mới của quan hệ quốc tế. Ví dụ chủ quyền quốc gia hiện nay đã không bao hàm quyền sử dụng vũ lực của quốc gia để giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả việc trả đũa khủng bố, quốc gia không có quyền ban hành văn bản pháp luật vi phạm quyền con người v.v ..

Và cũng chỉ với cách hiểu chủ quyền quốc gia như vậy người ta mới có thể hiểu đúng được nghĩa của từ bình đẳng về chủ quyền. Chủ quyền của nước Mỹ không thể giống hệt với chủ quyền của nước Campuchia hay Lào, Bình đẳng không có nghĩa là như nhau hay ngang bằng. Bình đẳng cần được hiểu là có cơ hội ngang nhau về quyền và nghĩa vụ giữa các quốc gia. Còn việc các quốc gia có được quyền và nghĩa vụ đến đâu lại tuỳ thuộc vào chính quốc gia đó. Gần như toàn bộ lịch sử quan hệ quốc tế đã chứng minh điều đó: các quốc gia lớn mạnh thườngcó khả năng giành và thực hiện được nhiều quyền lợi hơn các quốc gia nhỏ nhưng họ cũng phải thực hiện những nghĩa vụ tương ứng. Và nếu các quốc gia nhỏ có được giao cho các quyền lợi đó thì họ cũng khó có thể thực hiện được nếu như thực lực họ chưa cho phép. Ví dụ sinh động của trường hợp này là việc tham gia các hoạt động của LHQ. Các quốc gia thành viên thường trực HĐBALHQ có nhiều quyền lực hơn các quốc gia thành viên khác vì họ là những quốc gia chủ chốt đã lập lạiđược hoà bình cho thế giới sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, họ là người đóng góp nhiều nhất cho các hoạt động của LHQ v.v..

2.1.1.2. Nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ bằng vũ lực trong quan hệ quốc tế quốc tế

Đây là một nguyên tắc của luật quốc tế mà cá quốc gia đã phải trả giá bằng máu để có được. Nguyên tắc này đầu tiên được ghi nhận trong Hiệp ước Paris năm 1928 về Khước từ chiến tranh như một công cụ của chính sách quốc gia "các quốc

gia thành viên lên án việc sử dụng chiến tranh để giải quyết các tranh chấp và xung đột quốc tế và cam kết không dùng chiến tranh như một công cụ quốc sách trong quan hệ với nhau". Tiếp theo đó, Hiến chương LHQ đã trịnh trọng ghi nhận trong lời nói đầu "Phòng ngừa cho những thế hệ tương lai khỏi thảm hoạ chiến tranh đã hai lần xảy ra trong đời chúng ta, gây cho nhân loại đau thương không kể xiết" và cụ thể hoá trong khoản 4 điều 2 "Tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe doạ bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc".

Theo các văn kiện quốc tế, nguyên tắc này

- Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia hoặc sử dụng lực lượng vũ trang vượt qua biên giới tiến vào lãnh thổ quốc gia khác;

- Cấm cho quân vượt qua giới tuyến quốc tế, trong đó có giới tuyến hoà giải; - Cấm các hành vi đe doạ, trấn áp bằng vũ lực;

- Không cho phép quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để tiến hành xâm lược chống nước thứ ba;

- Không tổ chức, khuyến khích, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các hành vi khủng bố tại quốc gia khác;

- Không tổ chức hoặc giúp đỡ các băng đảng vũ trang, nhóm vũ trang, lính đánh thuê đột nhập vào phá hoại trên lãnh thổ quốc gia khác.

- Không sử dụng hoặc không khuyến khích sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị hoặc các biện pháp bất kỳ nào khác để buộc quốc gia khác phải phục tùng mình khi thực hiện chủ quyền của họ.

Từ "vũ lực" ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ bao gồm việc sử dụng, đe doạ sử dụng lực lượng vũ trang mà gồm cả việcsử dụng các phương tiện khác như phương tiện kinh tế, chính trị v.v. Các biện pháp này có thể được coi là vũ lực phi vũ trang.

Trong pháp luật chống khủng bố quốc tế, nguyên tắc này được quán triệt xuyên suốt trong tất cả quy định. Tất cả các điều ước quốc tế về chống khủng bố đều quy định việc các quốc gia hợp tác sử dụng các biện pháp hoà bình để giải quyết vấn

đề khủng bố, không có một quy định nào cho phép quốc gia sử dụng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực vơi nhau dưới bất kỳ hình thức nào.

Vậy, việc Mỹ sử dụng bắn tên lửa hành trình vào Su Đăng và tấn công vào Áp - ga - nít - tan, những quốc gia có chủ quyền để trả đũa khủng bố có vi phạm nguyên tắc này không khi mà nước Mỹ đã viện dẫn điều khoản về quyền tự vệ chính đáng theo điều 51 Hiến chương LHQ?

Theo điều 51 Hiến chương: "Không có một điều khoản nào trong Hiến chương này làm tổn hại đến quyền tự vệ cá nhân hay tập thể chính đáng trong trường hợp thành viên Liên hợp quốc bị tấn công vũ trang cho đến khi Hội đồng Bảo an chưa áp dụng được những biện pháp cần thiết để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế". Như vậy, với quyền tự vệ đơn lẻ hay tập thể chính đáng, các nước thành viên Liên hợp quốc chỉ có thể sử dụng vũ lực một cách hợp pháp khi chống lại quốc gia xâm lược nghĩa là trong trường hợp quốc gia bị quốc gia khác tấn công vũ trang. Và quyền này chỉ dành cho quốc gia bị tấn công. Trong mọi trường hợp khác quốc gia không được viện dẫn bất kỳ nguyên cớ nào khác để tấn công vũ trang vào lãnh thổ quốc gia khác và coi đó là quyền tự vệ chính đáng của mình. Hiến chương Liên hợp quốc ghi nhận cho các quốc gia thành viên quyền tự vệ cá thể và tập thể. Chỉ có quốc gia bị tấn công mới có quyền đưa ra đề nghị và kêu gọi thực hiện quyền tự vệ này. Nếu không có lời đề nghị này thì quốc gia thứ ba không có quyền áp dụng các biện pháp tự vệ tập thể. Từ đây áp vào trường hợp của Mỹ tấn công Áp - ga - nít - tan và Su Đăng, ta thấy rõ ràng Mỹ không đủ điều kiện để áp dụng quyền tự vệ chính đáng vì những lý do sau:

- Bên thực hiện các vụ tấn công khủng bố không phải là một quốc gia mà chỉ là một nhóm các nhân, một tổ chức vô chính phủ. Chúng hoàn toàn không phải là tấn công vũ trang hay xâm lược được nêu trong định nghĩa xâm lược của LHQ.

- Mỹ cũng không có bằng chứng xác đáng nào về việc ai đã tổ chức vụ khủng bố đó chứ chưa nói gì là bằng chứng về việc các quốc gia bị Mỹ tấn công đã tham gia vào các hoạt động đó.

- Pháp luật quốc tế về chống khủng bố không có quy định nào cho phép tấn công vũ trang một quốc gia để tấn công khủng bố.

Ngược lại hành động của Mỹ tấn công vô cớ các quốc gia này lại chính là hành động xâm lược vì nó thoả mãn các yếu tố trong định nghĩa xâm lược của LHQ. Chúng ta sẽ còn quay lại phân tích hành động này của Mỹ trong các phần sau. 2.1.1.3. Nguyên tắc hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế

Hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế là một trong các nguyên tắc được hình thành trong thế kỷ 20, cùng một thời gian với nguyên tắc không dùng vũ lực và đe doạ bằng vũ lực. Nó cũng được ghi nhận đầu tiên trong Điều 2 Hiệp ước Paris năm 1928 về khước từ chiến tranh "công nhận rằng điều chỉnh hoặc giải quyết mọi tranh chấp hoặc xung đột phát sinh với bất kỳ tính chất và nguyên nhân nào chỉ có thể bằng các phương pháp hoà bình". Hiến chương LHQ đã nâng vấn đề giải quyết các tranh chấp quốc tế thành nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia, khi trịnh trọng tuyên bố " Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hoà bình, an ninh và công lý".

Các biện pháp hoà bình mà các bên tranh chấp có thể lựa chọn được Hiến chương Liên hợp quốc quy định cụ thể tại Điều 33: "Các bên tham gia tranh chấp trước tiên phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án, sử dụng các tổ chức hoặc các hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tuỳ theo sự lựa chọn của mình". Hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi quốc gia - thành viên của cộng đồng quốc tế. Các quốc gia cần nỗ lực giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và công bằng.

Điểm cần làm sáng tỏ ở đây là khái niệm "tranh chấp quốc tế". Trong luật quốc tế

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)