Hƣớng hoàn thiện khung pháp luật trong nƣớc về chống khủng bố

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 104)

7. Kết cấu của đề tài

3.1.3.Hƣớng hoàn thiện khung pháp luật trong nƣớc về chống khủng bố

quốc tế trong tình hình mới

Trước tình hình quốc tế đang biến động nhanh chóng với sự nghiệp chống khủng bố của nhân loại, hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về chống khủng bố nói riêng cần sớm được hoàn thiện để theo kịp sự phát triển của pháp luật quốc tế và bảo đảm sự hội nhập cho Việt Nam. Trong thời gian tới, hệ thống pháp luật Việt Nam có nhiều việc phải làm và riêng trong lĩnh vực chống khủng bố, chúng ta cần sớm hoàn thiện các quy định trong BLHS, BLTTHS và các văn bản khác cho phù hợp với các thông lệ quốc tế đặc biệt là những điều ước ràng buộc với chúng ta. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần có sự chuẩn bị trước để gia nhập các điều ước quốc tế còn lại và ký kết các điều ước mới về chống khủng bố. Trong Dự thảo Chiến lược phát triển Hệ thống pháp luật VN tới năm 2010 do Bộ Tư pháp đang soạn thảo, BLHS 1999 sẽ được sửa đổi quy định thêm để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ và quyền của Việt Nam theo các điều ước quốc tế về chống khủng bố mà Việt Nam đã ký kết. Như vậy, các quy định trong pháp luật Việt Nam về chống khủng bố sẽ phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn và đáp ứng tốt hơn, hài hoà hơn với các tiêu chuẩn của pháp luật quốc tế về chống khủng bố,

3.2. KẾT CHƢƠNG

Việt Nam đã tích cực tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong sự nghiệp chống khủng bố. Chúng ta đã tham gia vào 8 điều ước quóc tế phổ cập về chống khủng

bố. Các nỗ lực chống khủng bố và thái độ nhất quán của Việt Nam trong việc chống khủng bố quốc tế được thể hiện qua việc thực thi các cam kết quốc tế. Trong đó, pháp luật Việt Nam về chống khủng bố là một công cụ đặc lực để góp phần cùng thế giới trong sự nghiệp chung này. Các quy định đã bảo đảm được những yêu cầu cơ bản cho công cuộc đấu tranh phòng ngừa và trừng trị khủng bố trong nước và việc hợp tác với các quốc gia khác chống khủng bố. Tuy nhiên vẫn còn một số điểm chúng ta cần hoàn thiện thêm: bổ sung một số quy định về dẫn độ, cụ thể hoá khái niệm khủng bố, gia nhập các điều ước quốc tế còn lại và tiến hành đàm phán với các quốc gia khác trong khu vực về các hiệp định dẫn độ. Vấn đề tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật trong nước theo hướng hài hoà hoá với pháp luật quốc tế là một xu hướng tất yếu.

PHẦN BA: KẾT LUẬN

Những nghiên cứu ban đầu về các quy định pháp luật quốc tế về chống khủng bố, về một số vấn đề lý luận và thực tiễn không thể đi sâu vào tất cả các nội dung của vấn đề. Vì vậy, một số nội dung như lịch sử hình thành, các quy định về thủ tục v.v. đã được lược bớt hoặc đi lướt qua. Một số nội dung cơ bản và mang tính thực tiễn cấp bách đã được nghiên cứu tập trung trong bản luận văn này. Đó là vấn đề định nghĩa pháp lý về khủng bố, vấn đề phân biệt khủng bố với các cuộc đấu tranh giải phòng dân tộc, với chiến tranh xâm lược, xung đột vũ trang, các tiêu chuẩn, nguyên tắc pháp luật quốc tế trong chống khủng bố, các quy định cơ bản của pháp luật quốc tế về chống khủng bố quốc tế. Trên cơ sở tìm hiểu những nội dung như vậy, luận văn đã đưa các sự kiện thực tiễn (như vụ tấn công 11/9, cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ ở Áp ga nít tan, Irắc v.v.) vào để làm minh chứng cũng như để vạch rõ tính chất pháp lý của chúng. Những nội dung này cho ta thấy:

- pháp luật quốc tế chưa có một định nghĩa pháp lý thống nhất về khủng bố. Những mưu toan chính trị, những lợi ích khác nhau của các quốc gia đã dẫn đến nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau về khủng bố. Có quốc gia hiểu khủng bố theo nghĩa rộng mà chủ thể có thể bao gồm cả quốc gia. Cách hiểu này có mục đích chính trị và hệ quả của nó là đánh đồng tất cả các hành vi xâm lược, diệt chủng, đấu tranh giải phóng dân tộc là khủng bố. Có quốc gia lại hiểu khủng bố kiểu hai tiêu chuẩn. Với các quốc gia này, vấn đề ai là khủng bố tuỳ thuộc vào đánh giá của quốc gia. Những cách hiểu khác nhau tất nhiên dẫn tới gây bất đồng quan điểm giữa các quốc gia trong việc phân biệt khủng bố với các hành động vũ trang trong đấu tranh giải phóng dân tộc, chống xâm lược v.v. Điều này đã cản trở sự hợp tác cũng như làm giảm hiệu quả của sự hợp tác giữa các quốc gia trong sự nghiệp chống khủng bố quốc tế.

- Pháp luật quốc tế đã có 19 điều ước quốc tế liên quan đến khủng bố trong từng lĩnh vực riêng biệt cùng với các Nghị quyết của LHQ và HĐBA.

Chúng đã tạo nên một khuôn khổ pháp lý cho sự nghiệp chống khủng bố của nhân loại trong những năm qua. Tuy nhiên, trước tình hình mới, chúng đã bộc lộ nhiều bất cập và cần phải được bổ sung, phát triển. Các hình thức khủng bố mới xuất hiện (khủng bố bằng vũ khí sinh học, hoá học, khủng bố bằng bom bẩn v.v.), các biện pháp chống khủng bố mới được áp dụng (hợp tác hỗ trợ nâng cao năng lực chống khủng bố song phương và đa phương, đưa quân và chuyên gia đến nước khác tham gia các chiến dịch chống khủng bố, đe doạ dùng vũ lực để ép buộc dẫn độ, tấn công vũ trang vào nước khác, bắt giam người không cần xét xử v.v.) đã đặt pháp luật quốc tế trước những câu hỏi thực tiễn về tính pháp lý của các hiện tượng khủng bố và chống khủng bố đó. Các dạng khủng bố mới đã làm cho 12 điều ước quốc tế đa phương vốn chỉ quy định cho từng lĩnh vực trở lên quá nhỏ bé. Các biện pháp chống khủng bố mới đòi hỏi pháp luật quốc tế phải có một khuôn khổ pháp lý, một cơ sở pháp lý cho chúng, ghi nhận những biện pháp phù hợp, bác bỏ những biện pháp không phù hợp và sai trái, xâm phạm đến sự ổn định và an ninh thế giới.

- Việt Nam cũng đang góp sức vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong sự nghiệp chống khủng bố. Việt Nam đã tham gia vào 8 trong số 12 điều ước quốc tế hiện hành về chống khủng bố. Pháp luật Việt Nam đã bước đầu bảo đảm thực hiện được các cam kết của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, trước những diễn biến mới, pháp luật Việt Nam cũng đang chịu sức ép cần phải được bổ sung và hài hoà với các tiêu chuẩn của pháp luật quốc tế về chống khủng bố và đảm bảo đáp ứng được những đòi hỏi của thời kỳ mới. Đặc biệt, trong tình hình mới, Việt Nam cần có sự đóng góp tích cực hơn. Chúng ta cần cùng với các quốc gia tiến bộ trên thế giới góp tiếng nói vào việc xây dựng và củng cố những giá trị pháp luật quốc tế, những nguyên tắc nền tảng của nó trong sự nghiệp chống khủng bố vì sự công bằng bình đẳng và phát triển.

phần hoàn thiện pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về chống khủng bố. Đề xuất thứ nhất: Các quốc gia cần sớm đi đến ký kết một điều ước toàn diện về chống khủng bố. Điều ước này phải khắc phục được những khiếm khuyết hiện nay của hệ thống pháp luật quốc tế trong lĩnh vực chống khủng bố. Thứ nhất, nó cần có một định nghĩa rõ ràng về khủng bố theo hướng khách quan và phản ánh đúng bản chất pháp lý của khủng bố là dùng các cuộc tấn công gây chết chóc đau thương mất mát cho dân thường để đạt đến mục đích chính trị. Định nghĩa này phải có khả năng phân biệt khủng bố với các hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc chính nghĩa, chống xâm lược, với tội phạm xâm lược, diệt chủng v.v. cũng như với các loại tội phạm bạo lực thông thường khác không có mục đích chính trị như giết người cướp của v.v. Thứ hai, trước xu hướng một số quốc gia đang núp dưới các biện pháp chống khủng bố để vi phạm các quyền con người và các nguyên tắc cơ bản nhất của pháp luật quốc tế, điều ước mới cần trang trọng khẳng định những nguyên tắc pháp luật cơ bản mà các quốc gia cần tuân thủ trong các hoạt động chống khủng bố. Thứ ba, điều ước cần phải khẳng định tính hợp pháp của những biện pháp chống khủng bố mới hiệu quả và phù hợp mà các quốc gia đã áp dụng trong thời gian vừa qua như giúp đỡ hỗ trợ kỹ thuật, hợp tác tăng cường năng lực chống khủng bố, chia sẻ kinh nghiệm v.v.

Đề xuất thứ hai, Việt Nam cần tiếp tục tham gia vào 4 điều ước quốc tế đa phương còn lại và tham gia cùng các nước ASEAN đi đến một điều ước khu vực về chống khủng bố. Việt Nam, với kinh nghiệm trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc chống tội phạm khủng bố hiện nay, cần tích cực đóng góp phần mình giúp cộng đồng quốc tế đi đến một điều ước toàn diện về chống khủng bố với một định nghĩa khủng bố khách quan và các biện pháp chống khủng bố hiệu quả. Trong thời gian tới, chúng ta cần tham gia vào việc soạn thảo và hoàn thiện công ước toàn diện về chống khủng bố của Liên hợp quốc. Điều này không chỉ vì nghĩa vụ của chúng ta trước cộng đồng quốc tế mà còn vì lợi ích của chính chúng ta. Nếu những đóng góp của chúng ta có hiệu quả, vị thế của chúng ta trên trường quốc tế cũng sẽ được nâng cao.

Đề xuất thứ ba: Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật trong nước về chống khủng bố. Bộ luật hình sự cần được sửa đổi với các quy định cụ thể về các loại tội phạm được quy định trong các điều ước quốc tế mà chúng ta đã ký kết hoặc chuẩn bị ký kết. Bộ luật Tố tụng hình sự cần được bổ sung các quy định về căn cứ, thủ tục, trình tự dẫn độ. Các biện pháp cụ thể chống khủng bố đã được kiểm nghiệm qua thực tế cần được nhanh chóng pháp điển hoá để làm cơ sở pháp lý cho hoạt động. Việt Nam cũng cần đàm phán để ký kết các điều ước dẫn độ, tương trợ tư pháp mới để làm cơ sở pháp lý thực hiện các cam kết của ta với cộng đồng quốc tế trong việc chống khủng bố quốc tế nói riêng và chống các loại tội phạm khác nói chung.

Một nghiên cứu về một số vấn đề thực tiễn và lý luận thuộc chuyên ngành ít được quan tâm hiện nay chắc sẽ không nhận được sự chú ý nhiều của công chúng. Tuy nhiên, tôi cũng đã nhận được nhiều khích lệ từ những người quanh tôi với lời động viên làm khoa học thì một chút đóng góp cũng là quý. Khi kết thúc luận văn này, tôi vẫn chưa thật hài lòng với những gì mình đã làm và vẫn mong muốn được có dịp nghiên cứu tiếp ở một chiều sâu hơn nữa.

Phụ lục

Dự thảo Công ƣớc toàn diện về chống khủng bố quốc tế

(do Ấn Độ đệ trình)

The States Parties to this convention;

Recalling the existing international conventions relating to various aspects of the problem of international terrorism, in particular the Convention on Offences and Certain Acts Committed on Board Aircraft, signed at Tokyo on 14 September 1963; the Convention for the Suppression of Unlawful Seizure of Aircraft, signed at The Hague on 16 December, 1970; the Convention for the Suppression of Unlawful Acts against the Safety of Civil Aviation, signed at Montreal on 23 September, 1971; the Convention on the Prevention and Punishment of Crimes against Internationally Protected Persons, including Diplomatic Agents, adopted by the General Assembly of the United Nations on 14 December,1973, the International Convention against the Taking of Hostages, adopted by the General Assembly of the United Nations on17 December, 1979; the Convention on the Physical Protection of Nuclear Material, signed at Vienna on 3 March,1980; the Protocol for the Suppression of Unlawful Acts of Violence at Airports Serving International Civil Aviation, supplementary to the Convention for the Suppression of Unlawful Acts against the Safety of Civil Aviation, signed at Montreal on 24 February,1988; the Convention for the Suppression of Unlawful Acts against the Safety of Maritime Navigation, done at Rome on 10 March,1988; the Protocol for the Suppression of Unlawful Acts against the Safety of Fixed Platforms Located on the Continental Shelf, done at Rome on 10 March,1988; the Convention on the Marking of Plastic Explosives for the Purpose of Detection, signed at Montreal on 1March,1991; the International Convention for the Suppression of Terrorist Bombings, adopted by the General Assembly of the United Nations on 15 December,1997; the International Convention for the Suppression of the Financing of Terrorism, adopted by the General Assembly of the United Nations on 9 December, 1999.

Recalling also General Assembly resolution 49/60 of 9 December, 1994 and the Declaration on Measures to Eliminate International Terrorism annexed thereto,

Recalling further General Assembly resolution 51/20 of 17 December, 1996 and the Declaration of supplement the 1994 declaration on measures to Eliminate International Terrorism annexed thereto,

Deeply concerned about the worldwide escalation of acts of terrorism in all its forms, which endanger or take innocent lives, jeopardize fundamental freedoms and seriously impair the dignity of human beings,

Reaffirming their unequivocal condemnation of all acts, methods and practices of terrorism as criminal and unjustifiable, wherever and by whomever committed, including those which jeopardize friendly relations among states and people and threaten the territorial integrity and security of States,

Recognizing that acts, methods and practices of terrorism constitute a grave violation of the purposes and principles of the United Nations, which may pose a threat to international peace and security, jeopardize friendly relations among States, hinder international cooperation and aim at the undermining of human rights, fundamental freedoms and the democratic basis of society, Recognizing also that the financing, planning and inciting of terrorist acts are also contrary to the purposes and principles of the United Nations, and that it is the duty of the States Parties to bring to justice those who have participated in such terrorist acts,

Convinced that the suppression of acts of international terrorism, including those which are committed or supported by States, directly or indirectly, is an essential element in the maintenance of international peace and security and the sovereignty and territorial integrity of States,

Realizing the need for a comprehensive convention on international terrorism,

perpetrators of terrorist acts do not escape prosecution and punishment by providing for their extradition or prosecution, and to that end have agreed as follows:

Article 1:

For the purpose of this Convention:

1. "State or government facility" includes any permanent or temporary facility or conveyance that is used or occupied by representatives of a State, members of government, the legislature or the judiciary or by officials or employees of a State or any other public authority or entity or by employees or officials of an intergovernmental organization in connection with their official duties. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. " Military forces of a State" means the armed forces of a State which are organized, trained and equipped under its internal law for the primary purpose of national defence or security, and persons acting in support of those armed forces who are under their formal command, control and responsibility.

3. "Infrastructure facility" means any publicly or privately owned facility providing or distributing services for the benefit of the public, such as water, sewerage, energy, fuel or communications, and banking services, telecommunications and information networks. 4. "Place of public use" means those parts of any building, land, street, waterway or other

location that are accessible or open to members of the public, whether continuously, periodically or occasionally, and encompasses any commercial, business, cultural, historical, educational, religious, governmental, entertainment, recreational or similar place that is so accessible or open to the public.

5. "Public Transportation Systems" means all facilities, conveyances and instrumentalities, whether publicly or privately on, that are used in or for publicly available services for transportation of persons or cargo.

Article 2:

1. Any person commits an offence within the meaning of this Convention if that person, by any means, unlawfully and intentionally, does an Act intended to cause;

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 104)