Một số bài học kinh nghiệm rút ra về phát triển hạ tầng kinh tế xã hội nông

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 34)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.2.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra về phát triển hạ tầng kinh tế xã hội nông

nông thôn ở một số nước và vùng lãnh thổ

Thực tiễn Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc cho thấy, phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn các nƣớc đang phát triển là một yêu cầu cấp thiết không chỉ nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp mà còn tạo sự chuyển biến căn bản diện mạo KT - XH nông thôn. Nghiên cứu quá trình phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quan trọng sau:

Thứ nhất, cần coi đầu tƣ phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn là một trong những chính sách đƣợc ƣu tiên hàng đầu trong chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới cũng nhƣ trong chính sách đầu tƣ của Việt Nam.

Thứ hai, Phát triển hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM phải đƣợc đặt trong quy hoạch tổng thể và phải đƣợc thực hiện theo lộ trình đƣợc xác định trƣớc. Phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn cần phải gắn chặt với quy hoạch sử dụng đất cũng nhƣ quy hoạch phát triển các ngành nghề ở nông thôn. Có nhƣ vậy mới đảm bảo tính cân đối tổng thể trong quá trình phát triển KT - XH nông thôn; qua đó xác định rõ nhu cầu phát triển trong từng giai đoạn gắn với khả năng huy động các nguồn lực.

Thứ ba, Phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn cần bảo đảm tính đồng bộ, không chỉ đồng bộ giữa các công trình thuộc kết cấu hạ tầng mà cần đồng bộ với các yếu tố khác nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững của từng địa phƣơng, khu vực. Do vậy, đầu tƣ kết cấu hạ tầng cần phải tăng đƣợc tính liên kết và tạo đƣợc sức “lan toả" để kết nối giữa thành thị với nông thôn, kết nối liên vùng. Qua đó sẽ tạo điều kiện thúc đẩy nông thôn phát triển đáp ứng yêu cầu và mục tiêu xuyên suốt của chƣơng trình mình tiêu quốc gia về xây dựng NTM của Việt Nam đã đặt ra.

Thứ tƣ, Nhà nƣớc cần đóng vai trò quyết định trong việc cung cấp nguồn ngân sách hỗ trợ các địa phƣơng trong xây dựng, phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn. Đồng thời, Nhà nƣớc cần dành một phần vốn thích đáng tạo “vốn mồi” để tăng cƣờng tính hấp dẫn cho hoạt động đầu tƣ phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn từ việc huy động các nguồn vốn khác.

Thứ năm, Các cơ quan nhà nƣớc và các cấp chính quyền địa phƣơng cũng cần tạo môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, thuận lợi nhằm thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc cho phát triển các khu công nghiệp vừa và nhỏ sẽ đi kèm với nó là phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn. Nói cách khác, phải biến nông thôn trở thành địa bàn đầu tƣ hấp dẫn, bên cạnh đầu tƣ của chính phủ, cần có chính sách và giải pháp khuyến khích thu hút nguồn vốn đầu tƣ trong nƣớc và ngoài nƣớc vào phát triển hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM.

Thứ sáu, Phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Có thể thấy sự tham gia của ngƣời dân vào việc tham gia xây dựng hạ tầng KT-XH là hết sức quan trọng, với phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hƣởng lợi”. Do vậy, cần tuyên truyền để cho mọi ngƣời dân hiểu và thực hiện chƣơng trình một cách tự giác, đóng góp sức ngƣời, sức của cho xây dựng hạ tầng KT-XH trong xây dựng NTM, nơi ngƣời dân là chủ thể của nông thôn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)