Thực tiễn phát triển hạ tầng KT-XH trong quá trình xây dựng NT Mở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 36)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.3. Thực tiễn phát triển hạ tầng KT-XH trong quá trình xây dựng NT Mở Việt Nam

Việt Nam

Trong quá trình đổi mới, các chủ trƣơng về phát triển nông nghiệp, nông thôn đã khơi dậy nguồn động lực to lớn của nhân dân, đƣa đến những thành tựu rất quan trọng. Theo Nghị số 06-NQ/TW ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị “Mƣời năm qua (1988 – 1998), sản xuất nông nghiệp phát triển tƣơng đối toàn diện, liên tục, với tốc độ cao (bình quân tăng 4,3%/năm). Cơ cấu kinh tế nông thôn bƣớc đầu chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản tăng nhanh, một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn (gạo, cà phê, cao su, tôm...). Cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống thuỷ lợi đƣợc tăng cƣờng. Đời sống của đại bộ phận nông dân đƣợc cải thiện. Nhiều nhân tố mới trong nông nghiệp và xây dựng NTM xuất hiện. Những thành tựu đó góp phần rất quan trọng vào sự ổn định và phát triển KT-XH đất nƣớc, đồng thời tiếp tục khẳng định vị trí rất quan trọng của nông nghiệp, nông thôn nƣớc ta”.

Tuy vậy, trong quá trình thực hiện, cũng tồn tại những vấn đề cần giải quyết và khuyết điểm cần khắc phục: cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nhất là về giống nhiều loại cây trồng, vật nuôi còn hạn chế, công nghiệp chế biến và ngành nghề kém phát triển; thị trƣờng tiêu thụ nông sản hàng hoá gặp nhiều khó khăn, khả năng cạnh tranh của nông sản phẩm hàng hoá yếu, lao động dƣ thừa, nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống ở một số vùng còn rất thấp; quan hệ sản xuất ở nông thôn chậm đổi mới; tiềm năng to lớn về đất đai, rừng biển và lao động ở một số vùng chƣa đƣợc khai thác có hiệu quả; đời sống của một bộ phận nông dân, nhất và ở vùng sâu, vùng xa còn rất khó khăn.

Trƣớc những đòi hỏi của thực tiễn phát triển nông thôn, ngày 07 tháng 5 năm 2001 Ban Kinh tế Trung ƣơng cùng với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành đề cƣơng 185/KTTW-BNN về việc ban hành Đề cƣơng đề án xây dựng mô hình phát triển nông thôn (cấp xã) theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa (gọi chung là mô hình phát triển NTM cấp xã) tại các vùng sinh thái với một số xã điểm do Trung ƣơng trực tiếp chỉ đạo.

* Một số kết quả đạt được:

Chƣơng trình xây dựng mô hình nông thôn mới gồm 5 nội dung cơ bản là: phát triển kinh tế hàng hoá với cơ chế phù hợp để khai thác đƣợc lợi thế của các địa phƣơng và có thị trƣờng tiêu thụ; phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp với nền nông nghiệp hàng hoá đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá; xây dựng khu dân cƣ văn minh, tăng cƣờng công tác văn hoá, y tế giáo dục ở nông thôn; xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và phát huy vai trò các tổ chức quần chúng thực hiện dân chủ ở cơ sở. Chƣơng trình này lúc đầu đƣợc triển khai ở 14 xã điểm sau đó tăng lên 18 xã vào năm 2004, và 200 xã do các tỉnh lựa chọn. Việc thực hiện chƣơng trình đã mang lại những kết quả đáng khích lệ, cơ sở hạ tầng và bộ mặt nông thôn của các xã điểm đã có sự thay đổi đáng kể:

Về giao thông nông thôn: Các xã điểm đã xây dựng, cải tạo và nâng cấp một lƣợng lớn các tuyến giao thông liên thôn, liên xã và đƣờng làng ngõ xóm. Đƣợc ngân sách tỉnh hỗ trợ, và bằng vốn đóng góp của nhân dân do vậy hệ thống đƣờng liên xã, liên thôn và đƣờng nội bộ thôn xóm đã đƣợc xây dựng và nâng cấp, trong đó đƣờng nội bộ thôn chủ yếu do dân thực hiện, còn đƣờng liên thôn tỉnh hỗ trợ xi măng, còn nhân dân góp tiền mua cát, sỏi, ngày công.

Về hệ thống thuỷ lợi: Các xã điểm đều quan tâm phát triển hệ thống các công trình thuỷ lợi phục vụ tới tiêu và phòng chống lũ lụt trên địa bàn. Các xã đã đầu tƣ xây dựng các công trình thuỷ lợi từ nhiều nguồn kinh phí: vốn vay, vốn của xã và HTX, vốn hỗ trợ từ cấp huyện, vốn hỗ trợ từ tỉnh và vốn huy động từ nhân dân. Các xã điểm đã xây dựng mới đƣợc nhiều hệ thống kênh mƣơng, nạo vét tu sửa nhiều tuyến kênh mƣơng cũ. Trong công tác xây dựng hệ thống thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mƣơng, nhiều xã điểm đã đạt kết quả tốt. Trong việc kiên cố hóa kênh mƣơng thì nhân dân đóng góp công xây dựng, cát sỏi; tỉnh hỗ trợ xi măng sắt thép.

Hệ thống điện nông thôn: Đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của tỉnh, huyện và sự tham gia đóng góp của ngƣời dân các xã điểm đã cải tạo nang cấp đƣợc nhiều công trình cáp điện cho sản xuất và sinh hoạt.

phục vụ giáo dục đào tạo, một số xã mạnh dạn vay vốn để xây dựng trƣờng học, sau khi đƣa vào sử dụng sẽ thu hồi dần bằng đóng góp của dân. Các xã còn dùng ngân sách xã mua đồ dùng dạy học và các trang thiết bị cần thiết cho học tập, tu sửa và bổ sung trang thiết bị cho trƣờng mầm non.... Các xã đều thực hiện việc xây dựng nhà văn hoá xã, nhà sinh hoạt thôn...

* Bên cạnh những kết quả đạt được, mô hình phát triển nông thôn mới cấp xã bộc lộ một số mặt tồn tại:

- Hầu hết các bản quy hoạch xây dựng đều thiếu tính khả thi, không thực tế, không phản ánh đúng nhu cầu thiết thực của ngƣời dân.

- Phƣơng châm chỉ đạo xây dựng mô hình là dựa vào nguồn lực tại chỗ là chính, Nhà nƣớc hỗ trợ một phần, nhƣng ít xã tự huy động đƣợc sự đóng góp của ngƣời dân, các xã còn lại có mức huy động đạt thấp. Tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tƣ của Nhà nƣớc còn phổ biến.

- Xây dựng hạ tầng KT-XH cho các xã đòi hỏi vốn lớn, nhƣng chƣa thực sự có sự quan tâm đầu tƣ thoả đáng từ phía chính quyền các cấp.

- Về cơ bản là thiếu nguồn lực cụ thể và “vồn mồi” từ phía Nhà nƣớc, không thể tạo ra động lực thu hút nguồn vốn đóng góp của nhân dân. Do không có nguồn vốn riêng cho chƣơng trình, các dự án mô hình đều phụ thuộc vào việc lồng ghép các chƣơng trình dự án khác, từ đó dẫn đến việc triển khai các hoạt động của chƣơng trình rất thụ động, không thƣờng xuyên và hiệu quả rất hạn chế.

- Một trong những nhƣợc điểm quan trọng nhất là việc thực hiện chƣơng trình vẫn chủ yếu xuất phát từ mong muốn của cấp trên đƣa xuống, sự tham gia của ngƣời dân từ khâu đề xuất những công trình thiết yếu cho đời sống, sản xuất... đến việc quản lý điều hành còn rất yếu, nhiều nơi ngƣời dân hầu nhƣ không đƣợc tham gia mà chỉ đƣợc vận động khi cần đóng góp, do đó nhiều công trình không thực sự là nhu cầu bức xúc của nhân dân nên xây dựng xong không đƣợc đƣa vào sử dụng một cách có hiệu quả và nhanh chóng xuống cấp.

Những đánh giá này là bài học rất bổ ích để rút kinh nghiệm trong triển khai thực hiện một các mềm dẻo hơn, xác thực hơn để xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội trong chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn hiện nay.

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)