4. Ý nghĩa của đề tài
3.2.2.5. Đánh giá chung về các tiêu chí liên quan đến phát triển hạ tầng KT-XH
trong 19 tiêu chí xây dựng NTM trên địa bàn huyện Cẩm Khê.
a, Những thành công
Qua 03 năm triển khai thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới nói chung và phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới nói riêng,
mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, bất cập nhƣng đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, sự quản lý điều hành của các cấp chính quyền, sự vảo cuộc của cả hệ thống chính trị và đặc biệt là sự hƣớng ứng của ngƣời dân nông thôn, việc phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định, góp phần tích cực vào quá trình thực hiện chƣơng trinh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đó là:
- Trong những năm gần đây, việc đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đã đƣợc đầu tƣ xây dựng hiệu quả, đặc biệt là trong những lĩnh vực nhƣ giao thông, thuỷ lợi, xây dựng trƣờng học, trạm y tế...Trong 03 năm đã đầu tƣ xây dựng, nâng cấp cải tạo đƣợc 5,5 km đƣờng trục xã, liên xã; 33,5 km đƣờng trục xóm, liên xóm, cải tạo đƣợc 01 hồ, đập và trên 15,5 km kênh mƣơng...; Hệ thống trƣờng, lớp học, trạm y tế, cơ sở vật chất văn hoá đƣợc đầu tƣ xây dựng cải tạo nâng cấp phục vụ công tác giáo dục và chăm sóc sức khoẻ, phục vụ cho các hoạt động văn hoá của nhân dân. Đã có những hạ tầng đảm bảo đáp ứng đƣợc theo tiêu chí nông thôn mới, nhƣ bƣu điện, hệ thống điện, trƣờng học, trạm y tế...
- Cấp huyện và xã đã chủ động xây dựng kế hoạch vốn, huy động nguồn lực phục vụ Chƣơng trình. Thực hiện có hiệu quả việc huy động, sử dụng các nguồn vốn, lồng ghép các chƣơng trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn nông thôn và vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp chƣơng trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Tăng cƣờng huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ các doanh nghiệp, vốn tín dụng, cùng các nguồn lực khác từ cộng đồng, đóng góp của nhân dân tham gia đầu tƣ, xây dựng các công trình. Huy động đƣợc sự tham gia của các doanh nghiệp ủng hộ xây dựng các công trình trƣờng học, trạm y tế, nhà văn hoá với số vốn khá lớn.
- Công tác tuyên truyền vận động nhân dân hiến đất, hiến tài sản, đóng góp tiền, ngày công tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn có bƣớc chuyển biến tích cực. Trong 03 thực hiện chƣơng trình, ngƣời dân đã hiến nhiều ha đất ở, đất canh tác, hoa màu, vật kiến trúc để tạo mặt bằng cho phát triển hạ tầng KT-XH; , đóng góp hàng nghìn ngày công, hàng chục tỷ đồng để tham gia xây dựng kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới.
b, Những hạn chế
- Về công tác chỉ đạo còn chƣa thực sự quyết liệt đặc biệt là trong việc kiểm tra đôn đốc. Việc triển khai các nội dung chƣa đồng đều, chƣa có sự đột phá, chủ yếu là chấp hành sự chỉ đạo của huyện trong việc thực hiện những chƣơng trình lồng ghép nhƣ xây nhà văn hoá khu, cơ sở vật chất giáo dục, giao thông nông thôn... - Công tác tuyên truyền, vận động ở một số xã chƣa đƣợc chú trọng; nhận thức và hành động của một bộ phận ngƣời dân, trong đó có cả cán bộ, đảng viên còn hạn chế. Còn một bộ phận nhân dân cho rằng đây là chƣơng trình của Nhà nƣớc đề ra, Nhà nƣớc sẽ thực hiện nên còn tƣ tƣởng trông chờ. Kết quả tuyên truyền, vận động chƣa đạt đƣợc yêu cầu là tạo đƣợc nhận thức đầy đủ ngƣời dân chính là chủ thể trong việc triển khai thực hiện Chƣơng trình và là ngƣời trực tiếp thụ hƣởng kết quả của chƣơng trình nên việc triển khai một số công việc chƣa có sự hƣởng ứng mạnh mẽ của ngƣời dân.
- Việc xây dựng kế hoạch vốn hằng năm phải bám sát nội dung quy hoạch của các xã và theo lộ trình thực hiện cho nên số vốn rất lớn, trong khi đó khả năng thực hiện không cập, đạt tỉ lệ thấp. Vốn từ ngân sách thƣờng đƣợc cấp phát chậm và hạn chế; vốn doanh nghiệp tham gia không ổn định; và huy động sự đóng góp của ngƣời dân là rất khó khăn.
- Hệ thống hạ tầng KT - XH ở nông thôn Cẩm Khê hầu hết là chƣa đáp ứng yêu cầu tiêu chí nông thôn mới, có mặt còn yếu:
+ Hầu hết hệ thống giao thông trong huyện, các tuyến đƣờng liên xã đều là những tuyến đƣờng cũ đƣợc nâng cấp, mở rộng và cứng hoá. Do đó, về chất lƣợng đƣờng giao thông còn thấp, nhiều đoạn đƣờng xấu, đƣờng hẹp… chƣa đáp ứng yêu cầu của đời sống và sản xuất hiện tại. Đặc biệt, tiến độ xây dựng nhiều tuyến đƣờng liên thôn, liên xã còn bị chậm do tỷ lệ nguồn vốn bố trí còn thấp, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn…
+ Hệ thống thủy lợi nông thôn đã đƣợc đầu tƣ nhƣng phần lớn là chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu sản xuất và dân sinh kinh tế, nhất là trong điều kiện hạn hán, lũ lụt. Nhiều công trình đầu tƣ không đồng bộ, hệ thống thủy lợi phần lớn là cũ, công tác quản lý còn yếu kém nên xuống cấp.
+ Hệ thống chợ nông thôn đã đƣợc quy hoạch, mở mang nhƣng phân bố không đều; chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về giao lƣu, trao đổi hàng hoá nông sản; văn minh thƣơng mại còn xa lạ đối với hầu hết chợ nông thôn; vệ sinh an toàn thực phẩm chƣa đảm bảo.
+ Ở nhiều xã việc đầu tƣ còn dàn trải, chƣa xác định rõ những công trình trọng điểm, cơ cấu đầu tƣ còn chƣa hợp lý. Các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội (điện đƣờng, trƣờng, trạm, hệ thống trạm bơm, kênh mƣơng…) chất lƣợng còn kém, hiệu quả sử dụng thấp. Thực tế nhiều công trình xây dựng cơ sở hạ tầng ở nhiều xã đã có tình trạng thất thoát, lãng phí, công trình chƣa sử dụng hay sử dụng thời gian ngắn đã xuống cấp, xây xong không sử dụng đƣợc hay phát huy tác dụng thấp… hiện tƣợng nợ đọng các nhà thầu thƣờng xuyên sảy ra.
Bảng 3.23: Thực trạng cơ sở hạ tầng KT-XH của huyện so với tiêu chí NTM
T T
Tên tiêu chí
Nội dung tiêu chí
Áp dụng vùng trung du miền núi Áp dụng vùng đồng bằng Thực trạng của huyện Tỷ lệ đạt (%) Đánh giá 1 Giao thông 2.1. Tỷ lệ km đƣờng trục xã, liên xã đƣợc nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT 100% 100% 18/30 xã 60 Chƣa đạt 2.2. Tỷ lệ km đƣờng trục thôn, xóm đƣợc cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT 50% 50% 9/30 xã 30 2.3. Tỷ lệ km đƣờng ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mƣa.
100% (55% cứng hóa) 100% (60% cứng hóa) 8/30 xã 26,7 2.4. Tỷ lệ km đƣờng trục chính nội đồng đƣợc cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện
T T
Tên tiêu chí
Nội dung tiêu chí
Áp dụng vùng trung du miền núi Áp dụng vùng đồng bằng Thực trạng của huyện Tỷ lệ đạt (%) Đánh giá 2 Thủy lợi
3.1. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh
Đạt Đạt 21/30 xã 70 Chƣa đạt 3.2. Tỷ lệ km trên mƣơng do xã quản lý đƣợc kiên cố hóa 50% 55% 0/30 xã 0 3 Điện 4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện Đạt Đạt 19/30 xã 63,3 Chƣa đạt 4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thƣờng xuyên, an toàn từ các nguồn 98% 99% 26/30 xã 86,7 4 Trƣờn g học Tỷ lệ trƣờng học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia
75% 85% 5/30 xã 16,7 Chƣa đạt 5 Cơ sở vật chất văn hóa
6.1. Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL
Đạt Đạt 1/30 xã 3,33
Chƣa đạt 6.2. Tỷ lệ thôn có nhà
văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ VH-TT-DL 100% 100% 2/30 xã 6,7 6 Chợ nông thôn
Chợ theo quy hoạch, đạt
chuẩn theo quy định Đạt Đạt 2/30 xã 6,7 Chƣa đạt
7 Bƣu điện
8.1. Có điểm phục vụ
bƣu chính viễn thông. Đạt Đạt
30/30 xã 100 Đạt 8.2. Có Internet đến thôn Đạt Đạt 30/30 xã 100 9 Nhà ở dân cƣ 9.1. Nhà tạm, dột nát Không Không 17/30 xã Chƣa đạt 9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt
tiêu chuẩn Bộ Xây dựng 78% 90% 9/30 xã 30
Nguồn: UBND huyện Cẩm Khê 2014 * Nguyên nhân của những hạn chế
Hiện nay, vấn đề xây dựng và phát triển hạ tầng kinh tế xã hội để góp phần xây dựng thành công chƣơng trình nông thôn mới đang đƣợc các cấp, các ngành
quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện trong thực tế. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá ở trên, hệ thống hạ tầng KT - XH ở nông thôn Cẩm Khê hầu hết là chƣa đáp ứng yêu cầu tiêu chí nông thôn mới, có mặt còn yếu. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tồn tại trên, đó là:
- Công tác xây dựng, quyết định quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn có khi chƣa gắn liền với công tác phân bổ ngân sách ở địa phƣơng. Do vậy có tình trạng một số dự án triển khai theo kế hoạch của chính quyền cấp huyện, cấp xã đã đƣợc thông qua triển khai xây dựng nhƣng không đƣợc triển khai vì chƣa cân đối đƣợc nguồn vốn hoặc có tình trạng giải ngân chậm ảnh hƣởng tới tiến độ thi công dự án.
- Cơ chế chính sách nói chung và cơ chế chính sách liên quan đến phát triển hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM còn thiếu tính đồng bộ. Những năm qua, cơ chế chính sách về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất, về quản lý vốn đầu tƣ XDCB, về quản lý ngân sách... thiếu tính ổn định gây ảnh hƣởng đến tiến độ thi công các công trình.
- Nguồn vốn cho phát triển hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM còn hạn chế và đầu tƣ dàn trải, cơ cấu vốn đầu tƣ chƣa hợp lý. Hàng năm, số lƣợng các dự án, các công trình hạ tầng ở các xã trên địa bàn huyện đƣợc các xã, huyện phê duyệt và triển khai thi công xây dựng, cải tạo, nâng cấp là rất lớn, trong khi đó khả năng cân đối của ngân sách có hạn. Vì vậy nợ đọng vốn xây dựng hạ tầng KT - XH thƣờng xuyên sảy ra, có nơi mất cân đối thanh toán.
- Trình độ về năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ, nhất là lãnh đạo cấp chính quyền cơ sở còn nhiều hạn chế cũng là một yếu tố ảnh hƣởng không nhỏ đến việc lập và thực hiện các dự án phát triển hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM. Thực tế cho thấy các công trình hạ tầng nhƣ giao thông nông thôn, kênh mƣơng nội đồng, đƣờng điện, trƣờng học, trạm y tế... chất lƣợng kém, hiệu quả sử dụng thấp là do buông lỏng trong quản lý, yếu kém cả về chuyên môn và ý thức trách nhiệm trong điều hành của chính quyền cấp xã. Ở nhiều địa phƣơng vai trò, chức năng của chính quyền và năng lực cán bộ cấp xã chƣa đáp ứng kịp với yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra trong tiến trình xây dựng NTM.
- Vai trò chủ thể của ngƣời dân trong việc tham gia vào quá trình phát triển hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM còn hạn chế, trong đó có cả vai trò giám sát cộng đồng. Nhận thức của ngƣời dân về chƣơng trình xây dựng nông thôn mới còn chƣa rõ ràng, một số bộ phận ngƣời dân vẫn còn trông chờ ỷ nại vào nhà nƣớc.