Giải pháp về tuyên truyền, vận động

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 85)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.4.2.2. Giải pháp về tuyên truyền, vận động

- Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, các nhiệm vụ cụ thể về nhiệm vụ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trong nông xây dựng thôn mới tới các cấp, các ngành, tới cán bộ, đảng viên và nhân dân; nhằm nâng cao nhận thức về yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nói chung và xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nói riêng; xác định đây là một nội dung quan trọng gắn liền với các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội đã, đang và sẽ triển khai; trong đó nguồn nội lực tại địa phƣơng có vị trí, vai trò và có ý nghĩa quyết định; khắc phục tƣ tƣởng trông chờ vào đầu tƣ của Nhà nƣớc, cấp trên; khơi dậy tính tích cực, tự giác của cộng đồng dân cƣ, các thành phần kinh tế trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ. Phải căn cứ theo yêu cầu nhiệm vụ từng thời gian hoặc thời điểm để xác định hình thức và nội dung tuyên truyền, giáo dục phù hợp nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận nhất trí về tƣ tƣởng và thống nhất quyết tâm trong hành động.

- Đề cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền vận động: tăng cƣờng nắm bắt tâm tƣ, nguyện vọng của đoàn viên, hội viên và nhân dân để có tháo gỡ kịp thời những vƣớng mắc. Qua đó, khơi dậy tiềm năng to lớn, sức sáng tạo, truyền thống tƣơng thân tƣơng ái, tự nguyện giúp đỡ nhau trong cộng đồng; làm tốt công tác tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân tham gia bằng các hoạt động cụ thể nhƣ vận động nhân dân hiến đất, góp tiền, ngày công xây dựng các công trình của thôn, của xã.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Phát huy vai trò của các tổ chức có uy tín trong cộng đồng tham gia vận động; đồng thời đƣa nội dung vận động thực hiện Chƣơng trình vào các buổi sinh hoạt đặc biệt là vào dịp tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân (ngày 18/11) hằng năm ở các khu dân cƣ; gắn nội dung thực hiện Chƣơng trình với đánh giá tiêu chuẩn, xếp loại gia đình văn hoá, khu dân cƣ văn hoá hằng năm.

3.4.2.3. Giải pháp huy động đa dạng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng KT - XH trong xây dựng nông thôn mới

Nguồn vốn cho đầu tƣ xây dựng hạ tầng KT-XH là rất quan trọng, vì vậy để đảm bảo huy động đủ nguồn vốn cho xây dựng và phát triển hạ tầng KT-XH trong xây dựng nông thôn mới, bên cạnh việc bố trí nguồn vốn ngân sách, huyện Cẩm Khê cần tiếp tục chủ trƣơng tăng cƣờng xã hội hoá trong đầu tƣ các công trình công cộng, huy động tốt các nguồn lực của các thành phần kinh tế, của các tầng lớp dân cƣ trên địa bàn cả vốn trong nƣớc và vốn ngoài nƣớc.

a, Nguồn vốn ngân sách Nhà nước

- Với vai trò là vốn “mồi” để phát triển hạ tầng KT – XH trong xây dựng nông thôn mới, huyện cần đảm bảo cơ cấu nguồn vốn XDCB tập trung, tranh thủ sự hỗ trợ ngân sách từ cấp trên để ƣu tiên và hỗ trợ nhiều hơn nữa cho đầu tƣ phát triển hạ tầng KT - XH trong xây dựng nông thôn mới. Tổng hợp nhu cầu vốn đến năm 2015 và 2020: Căn cứ Quy hoạch của các xã và kết quả thực hiện năm 2011, 2012, 2013 “tổng nhu cầu vốn chi cho đầu tƣ phát triển hạ tầng kinh tế xã hội trong xây dựng nông thôn mới đến năm 2015: 1.898 tỷ đồng; và giai đoạn 2015 - 2020 là 1.442 tỉ đồng” [22].

- Ngoài ra, cần tiếp tục đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất để huy động nguồn vốn cho xây dựng các công trình hạ tầng KT -XH nông thôn. Để huy động có hiệu quả nguồn vốn này, hằng năm UBND huyện cần phải khảo sát và lập dự án quỹ đất để đấu giá, đồng thời cần phải nâng cao hiệu quả hình thức đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu công trình để đảm bảo xác định đúng giá trị quyền sử dụng đất khi chuyển giao. Cải cách thủ tục hành chính trong việc thực hiện các dự án đấu thầu giá quỹ đất tạo vốn xây dựng kết cấu hạ tầng. Đây là nguồn vốn đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng có tỷ trọng cao trong kế hoạch đầu tƣ hàng năm mà huyện cần chú ý khai thác.

- Tập trung trung vốn để thanh toán dứt điểm phần vốn ngân sách của tỉnh, huyện hỗ trợ các công trình đã đƣợc quyết toán, bố trí cơ cấu vốn hợp lý để đầu tƣ cho các công trình tránh tình trạng bố trí vốn dàn trải, không đảm bảo công bằng giữa các địa phƣơng, đặc biệt là các xã đƣợc chọn làm điểm nông thôn mới, có biện

pháp tháo gỡ những khó khăn của một số địa phƣơng không huy động đủ vốn đối ứng của dân trong khi đã đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.

b, Huy động nguồn vốn từ các tổ chức nước ngoài

Trong điều kiện nguồn vốn trong nƣớc còn hạn chế thì việc tăng cƣờng huy động nguồn vốn từ các tổ chức này vẫn đang và sẽ là giải pháp phù hợp. Vì thực tế cho thấy, nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ đóng vai trò khá quan trọng đối với các công trình xây dựng trƣờng học, trạm y tế, xây dựng hệ thống cung cấp nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn đặc biệt là ở những xã khó khăn.

Do vậy, UBND huyện, UBND các xã cần đặc biệt chú trọng đến công tác lập dự án và tìm các nguồn tài trợ, bằng việc:

+ Thu thập và nắm bắt thông tin về các nguồn tài trợ và lĩnh vực ƣu tiên tài trợ từ các tổ chức nƣớc ngoài. Xác định những công trình quan trọng thiết yếu, phát huy tác dụng nhanh, tạo “điểm nhấn” trong phát triển hạ tầng KT -XH nông thôn.

+ Phải xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ chuyên trách lập các dự án xin tài trợ qua các kênh khác nhau từ các tổ chức nƣớc ngoài. Đội ngũ cán bộ này phải giỏi về chuyên môn kỹ thuật, về kinh nghiệm quản lý, và đặc biệt là trình độ ngoại ngữ...

+ UBND huyện, UBND các xã cần đảm bảo đủ nguồn vốn đối ứng đối với các dự án thực hiện bằng nguồn vốn nƣớc ngoài mà có yêu cầu vốn đối ứng. Cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân bằng các giải pháp đồng bộ từ chuẩn bị dự án, thẩm định xét duyệt dự án, giải phóng mặt bằng, tái định cƣ, thi công xây dựng…

+ Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn nƣớc ngoài đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, chống thất thoát lãng phí, kém chất lƣợng.

c, Huy động nguồn vốn đầu tư của tư nhân trong và ngoài nước

Để thu hút nguồn vốn này vào lĩnh vực phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn Nhà nƣớc cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tƣ, cải thiện môi trƣờng pháp lý, cải thiện khâu quản lý đầu tƣ xây dựng. Do vậy, để tăng cƣờng huy động nguồn vốn đầu tƣ của tƣ nhân trong và ngoài nƣớc cho phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn, huyện cần:

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hoá việc xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, giáo dục, chợ... trong đó Nhà nƣớc lo phần đất, tƣ nhân lo việc xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội và các công trình công cộng nhƣ: các cơ sở y tế, các trƣờng lớp học, chợ...

- Tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc đối với tƣ nhân đầu tƣ trên địa bàn và tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội với việc đầu tƣ vốn xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT - XH.

d, Huy động nguồn vốn trong dân

Đây là giải pháp có tác dụng góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách Nhà nƣớc. Vì ngoài nguồn vốn, thì nguồn nhân lực trong nông thôn khá dồi dào, nhất là lao động nhàn rỗi còn dƣ thừa nên có thể huy động tại chỗ nhân lực để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật… Tuy nhiên, để đảm bảo huy động nguồn vốn có hiệu quả thì cần phải sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả và phải đảm bảo có đƣợc nguồn vốn hỗ trợ từ Nhà nƣớc hỗ trợ để làm“vốn mồi” và đƣợc thực hiện công khai tài chính trong dân cƣ. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả trong thu hút nguồn vốn đóng góp của ngƣời dân cho đầu tƣ phát triển hạ tầng KT - XH trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Cẩm Khê, cần chú ý các vấn đề sau:

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng làng xóm trong việc huy động, quản lý, sử dụng vốn huy động từ dân cho đầu tƣ xây dựng các công trình hạ tầng KT - XH nông thôn.

- Cẩn phải thể chế hóa những quy định cụ thể của chủ trƣơng “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”, nhƣ: Loại hình và điều kiện công trình đƣợc hỗ trợ, mức hỗ trợ, kế hoạch hỗ trợ... nguồn vốn đầu tƣ còn lại phải đƣợc huy động từ dân. Trong quá trình thực hiện, đảm bảo công bằng, thực hiện đúng quy chế dân chủ ở cơ sở; cần phải đƣợc bàn bạc dân chủ trong tổ chức Đảng, các tổ chức quần chúng và nhân dân…

- Việc quản lý đầu tƣ xây dựng các công trình phải đảm bảo đúng luật và công khai, minh bạch những thông tin cần thiết, liên quan đến đầu tƣ xây dựng của dự án (quy mô, kết cấu, nguồn vốn, thời gian…). Nhƣ vậy, việc huy động vốn trong dân để đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới có hiệu quả.

3.4.2.4. Giải pháp về nâng cao vai trò chủ thể của người dân

Thứ nhất, tăng cƣờng tuyên truyền để mỗi ngƣời dân nông thôn đều hiểu đƣợc mình là chủ thể của quá trình xây dựng nông thôn mới: Làm tốt công tác tuyên truyền bề nổi nhƣ ban hành văn bản, các khẩu hiệu hành động, hội nghị triển khai các nhiệm vụ, chú trọng tuyên truyền trực quan thông qua việc tổ chức thực hiện các công việc cụ thể, hiệu quả các mô hình sản xuất, xây dựng giao thông nông thôn, công tác tự quản ở khu dân cƣ, những kinh nghiệm và cách làm hay ở các địa phƣơng khác... Làm rõ những nội dung, công việc mà nhân dân đƣợc biết, đƣợc bàn, đƣợc quyết định, đƣợc giám sát thực hiện; phát huy hiệu quả các mô hình “dân vận khéo”; bổ sung nội dung thực hiện xây dựng NTM vào quy ƣớc, hƣơng ƣớc của các địa phƣơng; gắn kết quả thực hiện xây dựng NTM với bình xét gia đình văn hoá, khu dân cƣ văn hoá.

Thứ hai, nêu cao vai trò ngƣời dân chủ động tham gia các công việc thuộc chƣơng trình: Phát huy vai trò Quy chế dân chủ ở cơ sở, trƣớc hết đây là vấn đề căn bản, có hành lang pháp lý, là cách tiếp cận, thực hiện đúng tình hình, cách thức thể hiện dân chủ ở cơ sở. Nâng cao và phát huy vai trò của ngƣời dân trong việc lựa chọn, bàn, quyết định cách làm việc, kiểm tra, giám sát đối với các công trình đƣợc cộng đồng cho là bức xúc nhất liên quan đến sản xuất và đời sống.

2.4.2.5. Nâng cao năng lực quản lý xây dựng hạ tầng KT - XH nông thôn a, Quản lý quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng KT - XH nông thôn a, Quản lý quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng KT - XH nông thôn

- Đây là yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả và đảm bảo những yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật của các công trình hạ tầng KT -XH ở nông thôn, chống tham ô, thất thoát, lãng phí tiêu cực trong hoạt động đầu tƣ và xây dựng. Việc quản lý này phải đƣợc triển khai thực hiện chặt chẽ ở 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ, giai đoạn thực hiện dự án, giai đoạn kết thúc dự án đƣa dự án vào khai thác sử dụng.

- Nêu cao vai trò của cấp chính quyền huyện, xã trong quản lý đầu tƣ xây dựng hạ tầng KT-XH ở nông thôn. Đặc biệt, vai trò của chính quyền cấp xã, vì đây là cấp thực hiện, nắm chắc đƣợc tiềm năng ngân sách, nguồn lực của địa phƣơng mình, cũng nhƣ năm chắc đƣợc sự cần thiết của dự án trong quá trình phát triển.

b, Quản lý quá trình khai thác, sử dụng hạ tầng KT - XH nông thôn

Để nâng cao hiệu quả quá trình phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn, cần: Khai thác cơ sở hạ tầng hiện có; phát huy tối đa công suất thiết kế; khai thác một cách đồng bộ các cơ sở hạ tầng trong một dự án và nhiều dự án; bảo vệ cơ sở hạ tầng hiện có; phân công, phân cấp hợp lý; cần xây dựng những nội quy cụ thể trong công tác bảo vệ; phải tổ chức duy tu, bảo dƣỡng định kỳ thƣờng xuyên và phát hiện sớm những hỏng hóc để sửa chữa kịp thời.

Do vậy, để tăng cƣờng quản lý quá trình khai thác, sử dụng hạ tầng KT- XH nông thôn, chính quyền địa phƣơng cần lƣu ý:

- Chủ thể quản lý sử dụng có thể do huyện, xã hay cộng đồng dân cƣ của xóm, thôn. Do vậy, tuỳ theo đặc điểm của các công trình hạ tầng KT - XH nông thôn để có sự phân cấp quản lý và phối hợp quản lý khai thác cho phù hợp.

- Hằng năm cần có một lƣợng nguồn vốn nhất định để thực hiện duy tu bảo dƣỡng, sửa chữa các công trình hạ tầng KT - XH ở nông thôn. Nguồn vốn này có thể lấy từ trích khấu hao đối với các cơ sở hạ tầng đƣợc phép trích khấu hao; từ khoản thu phí và lệ phí và có thể dùng ngân sách cấp bù.

3.4.2.6. Tăng cường phân cấp quản lý trong phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn

Cần đẩy mạnh thực hiện phân cấp và làm rõ chức năng trong quản lý của các cấp chính quyền địa phƣơng, đặc biệt cho chính quyền cấp xã trong hoạt động đầu tƣ và quản lý đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM.

* Về chính quyền cấp huyện: cần xác định những dự án quan trọng về phát triển hạ tầng KT - XH trong xây dựng nông thôn mới trong những năm trƣớc mắt và xây dựng kế hoạch vốn đầu tƣ hàng năm trình lên chính quyền cấp tỉnh và các sở, ban, ngành. Khi thực hiện cần tăng cƣờng phân cấp cho xã về phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn, đồng thời chỉ đạo làm tốt chức năng kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động đầu tƣ do cấp xã tiến hành.

* Về chính quyền cấp xã: Chính quyền cấp xã là ngƣời chuyển tải toàn bộ đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc vào vùng nông thôn. Chính quyền cấp xã là ngƣời hành pháp trực tiếp ở nông thôn là tổ chức chính trị gần nhân dân và sát nhân dân nhất. Nhƣ vậy trong hệ thống chính trị, chính

quyền cấp xã là cầu nối giữa Nhà nƣớc và xã hội nông thôn là “nút” thông tin hai chiều giữa Đảng với nhân dân và nhân dân với Đảng.

Do vậy, sự phát triển của nông thôn luôn gắn với trình độ tổ chức, quản lý và năng lực điều hành của chính quyền cấp xã. Hiện nay, trong xây dựng nông thôn mới nói chung và phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn nói riêng, tính quyết

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)