4. Ý nghĩa của đề tài
3.2. Thực trạng phát triển hạ tầng kinh tế xã hội huyện Cẩm Khê
3.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Phú Thọ và của huyện Cẩm Khê về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trong nông thôn mới
3.2.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước * Chủ trương của Đảng, Nhà nước
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (4/2006) đã khẳng định CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn là sự lựa chọn bƣớc đi đúng đắn trong quá trình CNH, HĐH đất nƣớc. Đại hội X chủ trƣơng đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, phải tiếp tục “Đẩy mạnh hơn nữa CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp nông thôn và nông dân”[6, tr.137].
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá X (Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008), đã đƣa ra mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,
dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường” [2].
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (01/2011) đã xác định 3 khâu đột phát trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020, trong đó xác định 1 trong 3 khâu đột phá đó là “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn”. Đồng thời định hƣớng phát triển và khẳng định “Đây là một đột phát chiến lược, là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cơ cấu lại nền kinh tế. Tập trung rà soát và hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng trong cả nước và trong từng vùng, nhất là giao thông, thuỷ điện, thuỷ lợi, bảo đảm sử dụng tiết kiệm các nguồn lực và hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường” [7].
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng khoá XI đã xác định mục tiêu “Tập trung huy động mọi nguồn lực đẻ đầu tư giải quyết cơ bản nhưng tắc nghẽn, quá tái, bức xúc và từng bước hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tương đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại, bảo đảm cho phát triển nhanh và bền vững, tăng cường hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hâu, xây dựng nông thôn mới…” [3].
Sau gần 30 năm đổi mới, đặc biệt là từ Đại hội X của Đảng, Đảng ta đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc tƣ duy về chính trị, KT-XH. Cùng với xác định mô hình, con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta, chủ trƣơng của Đảng là đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc, trong đó bƣớc đi có ý nghĩa quyết của quá trình này là phải đẩy mạnh hơn nữa CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn mà nòng cốt là tập trung phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn và xây dựng NTM. Xuất phát từ chủ trƣơng của Đảng, cụ thể là sau Đại hội X, các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đã tập trung: Tăng cƣờng đầu tƣ mọi mặt cho sản xuất; phát triển hạ tầng KT-XH; xây dựng NTM.
* Chính sách tác động đến phát triển hạ tầng KT - XH trong nông thôn mới
Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa X) về “Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn” có ý nghĩa chính trị quan trọng, thể hiện
sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nƣớc đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn và là Nghị quyết mang tính toàn diện, đầy đủ nhất của Đảng và Nhà nƣớc từ trƣớc đến nay về giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở nƣớc ta. Nghị quyết đã khơi dậy và phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế và ngƣời dân cùng tham gia thực hiện. Căn cứ vào Nghị quyết này Đảng và Nhà nƣớc ta tiếp tục ban hành các chính sách nhằm cụ thể hoá và thúc đẩy phát triển nông thôn, trong đó Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ Phê duyệt “Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020” là một chính sách hết sức quan trọng, là xƣơng sống trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM nói chung và phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn nói riêng. Qua đó vai trò chủ thể của ngƣời nông dân đƣợc phát huy, nhiều phong trào xây dựng NTM ngày càng đƣợc triển khai sâu rộng ở các vùng nông thôn trong tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Cẩm Khê nói riêng.
3.2.1.2. Chủ trương, chính sách của tỉnh Phú Thọ
Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của tiến trình CNH, HĐH nông thôn và sự phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn, trong định hƣớng chiến lƣợc phát triển sớm đƣa Phú Thọ ra khỏi tỉnh nghèo, tạo nền tảng đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, Đại hội lần thứ 17 (10/2010) của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ xác định: “Khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng lợi thế của tỉnh; tập trung thực hiện 3 khâu đột phát về đầu từ kết cầu hạ tầng then chốt, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển du lịch để kinh tế phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, sớm đưa Phú Thọ ra khỏi tỉnh nghèo, tạo nền tảng đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp” [20].
Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ; Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết về quy hoạch xây dựng NTM đến năm 2020, UBND tỉnh đã ban hành Bộ tiêu chí nông thôn mới của tỉnh và kế hoạch triển khai thực hiện chƣơng trình; đồng thời ban hành các cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển hạ tầng KT-XH nhƣ: chƣơng trình huy động nguồn lực đầu tƣ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội then chốt giai đoạn 2011 - 2015; chƣơng trình kiên
cố hoá kênh mƣơng, phát triển giao thông nông thôn…Để tổ chức thực hiện, các cấp, các ngành trong tỉnh đều nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo và đã ban hành quy chế để tổ chức thực hiện. Đối với các xã, ngoài thành lập ban chỉ đạo, các xã còn thành lập ban quản lý dự án xây dựng NTM, Ban giám sát cộng đồng và Ban phát triển ở các khu dân cƣ. Đến nay các ban chỉ đạo, ban quản lý ở các cấp đã đi vào hoạt động thông suốt, đặc biệt là Ban chỉ đạo ở cấp tỉnh. Qua đó tạo đƣợc lòng tin cho ngƣời dân trong quá trình triển khai thực hiện, ngƣời dân hiểu đƣợc mục đích, ý nghĩa của chƣơng trình xây dựng NTM mà ở đó ngƣời dân là chủ thể.
3.2.1.3. Chủ trương, chính sách của huyện Cẩm Khê
Đại hội Đảng bộ huyện Cẩm Khê lần thứ XXVII (7/2010), đã xác định phƣơng hƣớng chung trong nhiệm kỳ 2010 – 2015 là: “...Tổ chức thực hiện toàn diện các nhiệm vụ theo mục tiêu xây dựng nông thôn mới, trọng tâm là sản xuất nông nghiệp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ. ...Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển tạo sự chuyển biến mạnh về hạ tầng kinh tế - xã hội trọng yếu. Bảo vệ môi trường sinh thái” [9].
Ngoài ra Huyện uỷ Cẩm Khê còn ban hành Nghị quyết số 36-NQ/HU ngày 23/3/2011 về “tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phát triển gao thông giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020”; Nghị quyết số 44-NQ/HU ngày 20/9/2011 về “tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015”; Nghị quyết số 48-NQ/HU ngày 29/11/2011 về tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2010 – 2015.
Căn cứ vào các chủ trƣơng của cấp Trung ƣơng, cấp tỉnh và của Đảng bộ huyện. HĐND huyện đã ban hành Nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND ngày 28/12/2011 về thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM huyện Cẩm Khê giai đoạn 2011 – 2015 và định hƣớng đến năm 2020; UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện và xây dựng kế hoạch để triển khai, thực hiện trên địa bàn huyện; đồng thời xây dựng các văn bản hƣớng dẫn, chỉ đạo cơ sở triển khai thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM đối với địa bàn từng xã.
Bảng 3.3: Tổng hợp nguồn vốn ngân sách các cấp hỗ trợ phát triển hạ tầng KT-XH cho huyện Cẩm Khê (năm 2011 – 2013)
Đvt: Tỷ đồng
Năm Giao thông Thuỷ lợi Trƣờng học Trạm y tế Cơ sở vật chất văn hoá 2011 58,497 1,5 0,75 3,5 1,95 2012 52,65 3,39 4,13 0 0 2013 110,742 0 0 0 0
Nguồn: UBND huyện Cẩm Khê 2012,2013,2014
Đặc biệt vấn đề nguồn vốn phục vụ cho xây dựng chƣơng trình là hết sức quan trọng, kế hoạch vốn đƣợc xây dựng bám sát theo nội dung quy hoạch và lộ trình xây dựng nông thôn mới của các xã nên xây dựng chỉ tiêu rất lớn, trong khi đó ngân sách chi hỗ trợ phát triển còn hạn chế, hầu hết vốn sử dụng cho những năm qua chủ yếu là lồng ghép từ các chƣơng trình nhƣ kiên cố hoá trƣờng, lớp học; cứng hoá giao thông nông thôn và các chƣơng trình hỗ trợ nông nghiệp trọng điểm. Vì thực tế trong những năm qua Nhà nƣớc ta đang thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội nên đầu tƣ của Nhà nƣớc nói chung là giảm sút.
Bảng 3.4: Tổng hợp nguồn vốn của dân đóng góp và các nguồn khác phát triển hạ tầng KT-XH ở Cẩm Khê (năm 2011 – 2013)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm Giao thông Thuỷ lợi Trƣờng học Trạm y tế Cơ sở vật chất văn hoá 2011 3,68 2,43 55,85 0 0 2012 3.98 1,845 1,613 0 0 2013 4,48 1,85 0,5 0 2,5
Nguồn: UBND huyện Cẩm Khê 2012,2013,2014
Bên cạnh đó là những khó khăn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của ngƣời dân nên việc huy động vốn rất khó khăn. Ngoài việc có sự đóng góp của các doanh nghiệp ủng hộ xây dựng Trung tâm Giáo dục y tế xã Tình Cƣơng, xây dựng trƣờng Tiểu học xã Chƣơng Xá với tổng số tiền 55 tỷ đồng, thì việc huy động
vốn phục vụ cho đầu tƣ xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội qua các năm là rất khó khăn, nên việc đạt đƣợc các tiêu chí về hạ tầng kinh tế xã hội trong xây dựng nông thôn mới là rất khó đạt đƣợc các tiêu chí theo lộ trình.
3.2.1.4. Một số nét cơ bản về quá trình xây dựng NTM của huyện Cẩm Khê
Thực hiện các Văn bản chỉ đạo của Trung ƣơng của Tỉnh về thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện chƣơng trình từ huyện đến cơ sở. Cụ thể nhƣ: Kế hoạch số 638/KH- UBND ngày 21/7/2010 của UBND huyện về việc triển khai thực hiện chƣơng trình đến năm 2020; thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện theo Quyết định số 2202/QĐ-UBND ngày 14/10/2010, do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm trƣởng ban; ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo theo Quyết định số 2203/QĐ-UBND ngày 14/10/2010; Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 48-NQ/HU ngày 28/11/2011 về tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM trên địa bàn huyện giai đoạn 2010-2015. HĐND huyện đã ban hành Nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND ngày 28/12/2011 về thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM huyện Cẩm Khê giai đoạn 2011-2015 và định hƣớng đến năm 2020; UBND huyện đã xây dựng Kế hoạch số 50/KH-UBND, ngày 16/1/2012, về việc thực hiện Nghị quyết. Ngày 25/6/2013, Ban Thƣờng vụ Huyện ủy có Kết luận số 205- KL/HU về việc tiếp tục tăng cƣờng lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM, giai đoạn 2013-2015; UBND huyện đã ban hành Quyết định số 1914/QĐ- UBND, ngày 12/9/2013, về việc phân công các đồng chí cán bộ lãnh đạo huyện phụ trách, chỉ đạo các xã thực hiện chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM đến năm 2015. Ban hành các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn và tổ chức các hội nghị để triển khai các nội dung kế hoạch đến 30/30 xã, sao, gửi đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Trung ƣơng, Tỉnh, Huyện, cho tất cả các xã làm căn cứ triển khai chƣơng trình.
UBND huyện đã thành lập Hội đồng thẩm định duyệt quy hoạch xây dựng NTM do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Chủ tịch hội đồng, các thành viên là trƣởng các phòng đại diện các ngành có liên quan đến 19 tiêu chí xây dựng NTM.
Các xã đều đã thành lập đƣợc ban chỉ đạo, ban quản lý và ban phát triển thôn, các cấp đều đã ban hành đƣợc quy chế hoạt động; Ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp xã
hoạt động thƣờng xuyên và có hiệu quả, đã ban hành đƣợc các Nghị quyết, Kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn; tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc tới các khu hành chính, các ban, ngành, đoàn thể các Ban phát triển thôn để triển khai và giám sát thực hiện; giao nhiệm vụ cho từng thành viên Ban chỉ đạo phụ trách từng lĩnh vực để tuyên truyền, vận động, nhằm giúp ngƣời dân hiểu rõ hơn về chƣơng trình để cùng thực hiện.
Sau 03 năm thực hiện có một số tiêu chí đƣợc đánh giá đã đạt chuẩn và có 30/30 xã có số tiêu chí cập chuẩn tăng. Các xã đã lựa chọn và đề ra phƣơng hƣớng cụ thể để thực hiện từng tiêu chí rõ ràng và quyết tâm thực hiện các tiêu chí đạt theo từng năm, có nhiều xã đã tăng từ 4- 6 tiêu chí trong 03 năm. Về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội: Một số công trình hạ tầng thiết yếu khu vực nông thôn đƣợc ƣu tiên đầu tƣ đã góp phần phát triển KT-XH, nâng cao đời sống ngƣời dân. Đã thu hút đƣợc một số doanh nghiệp, tổ chức, các nhân tham gia tích cực thực hiện các tiêu chí nhƣ trƣờng học, đƣờng giao thông nông thôn. Đặc biệt là phong trào hiến đất của một số hộ gia đình đã tự nguyện và sẵn sàng hiến hàng ngàn m2 đất ở và đất vƣờn để xây dựng các công trình phúc lợi.
Tuy nhiên, Một số tiêu chí đƣợc đánh giá đã đạt nhƣng chƣa thực sự cập chuẩn theo yêu cầu của bộ tiêu chí quy định và chƣa có tính bền vững nhƣ: Tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất, Hệ thống chính trị, an ninh trật tự...một số tiêu chí khó đạt nhƣ: Giao thông, thủy lợi, môi trƣờng, thu nhập…do thực trạng các tiêu chí này còn thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu quy định của bộ tiêu chí, chƣa có giải pháp huy động đầu tƣ hiệu quả trong khi ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ không nhiều so với nhu cầu của các địa phƣơng. Một số địa phƣơng triển khai thực hiện các tiêu chí còn chƣa chƣa định hƣớng cụ thể, còn dàn trải nên kết quả thực hiện trong 03 năm có xã chỉ đạt thêm đƣợc 01 tiêu chí. Về đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội còn bị hạn chế về nguồn lực, chủ yếu vẫn dựa vào nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc, mức huy động từ các nguồn khác và sự tam gia đóng góp của nhân dân còn hạn chế. Việc lồng ghép từ các nguồn vốn khác với vốn chƣơng trình nông thôn mới còn khó khăn. Tiến độ triển khai các công trình đƣợc đầu tƣ bằng nguồn vốn chƣơng trình còn chậm, công tác