4. Ý nghĩa của đề tài
3.2.2.2. Hệ thống hạ tầng văn hoá xã hội trong xây dựng nông thôn mới
a, Về hệ thống hạ tầng giáo dục - đào tạo
Hiện nay, trên địa bàn huyện Cẩm Khê (ngoài 03 trƣờng THPT và 04 trƣờng thuộc thị trấn Sông Thao), số trƣờng thuộc các xã nông thôn, gồm: 30 trƣờng mầm non, 33 trƣờng tiểu học và 25 trƣờng trung học cơ sở. Những năm qua với nhiều chính sách cụ thể của các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở, hệ thống hạ tầng của ngành giáo dục huyện Cẩm Khê đã có những bƣớc phát triển đồng bộ; công tác xã hội hoá giáo dục đã đƣợc quan tâm, đặc biệt là có sự hỗ trợ từ một số doanh nghiệp trong việc đầu tƣ xây dựng trƣờng, lớp, mua sắm trang thiết bị dạy và học. Các xã đã quan tâm đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất trƣờng học khang trang sạch đẹp, hầu hết các trƣờng vùng nông thôn đều đƣợc xây dựng cao tầng, kiên cố ở các bậc học. Các công trình xây dựng đều thực hiện theo đúng kích thƣớc và thông số kỹ thuật, mặt bằng trƣờng, lớp… theo đúng thiết kế mẫu của Bộ Giáo dục- Đào tạo và Bộ Xây dựng ban hành. Ngoài việc xây dựng các phòng học, phòng bộ môn, phòng thí nghiệm… các địa phƣơng đầu tƣ vốn mua sắm trang thiết bị cho dạy và học, trang thiết bị thí nghiệm và thực hành; công tác dạy và học đã cơ bản đi vào nền nếp và dần nâng cao về chất lƣợng. Vì vậy số lƣợng trƣờng chuẩn quốc gia tính đến hết năm 2013 là 39 trƣờng; trƣờng mầm non đạt chuẩn 12 trƣờng chiếm 40%; trƣờng tiểu học đạt chuẩn 25 trƣờng, đạt 75,8%; trƣờng trung học cơ sở đạt chuẩn 2 trƣờng, đạt 8%.
Tuy nhiên, đi vào góc cạnh của hạ tầng các trƣờng học thì vẫn còn rất nhiều trƣờng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu chuẩn theo quy định, một số phòng lớp học đã xuống cấp cần đƣợc khắc phục, trang thiết bị dạy và học vẫn còn thiếu hoặc chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Qua bảng 3.10 ta thấy tỷ lệ số trƣờng đạt chuẩn quốc gia là thấp, nhất là các trƣờng THCS; qua 3 năm thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới thì số trƣờng đạt chuẩn quốc gia cũng chỉ đạt đƣợc 9 trƣờng, điều đó chứng tỏ việc đầu tƣ cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật của các trƣờng còn hạn chế. Công tác xã hội hoá giáo dục còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc huy động các nguồn vốn từ ngƣời dân để đầu tƣ xây dựng các công trình trƣờng lớp học, mua sắm trang thiết bị dạy và học.
Bảng 3.10: Kết quả phát triển hạ tầng giáo dục (2011 – 2013) TT Nội dung của tiêu chí Tổng số (trƣờng) Số trƣờng đã đạt chuẩn trƣớc năm 2011 Số trƣờng đạt chuẩn quốc gia qua các
năm Tổng cộng 2011 2012 2013 Số trƣờng đạt chuẩn Tỷ lệ so với tổng số trƣờng (%) 1 Số trƣờng Mầm non 30 8 1 2 1 12 40 2 Số trƣờng Tiểu học 33 21 3 1 25 75,8 3 Số trƣờng THCS 25 1 0 1 2 8
Nguồn: UBND huyện Cẩm Khê 2012, 2013, 2014
Theo bộ tiêu chí nông thôn mới của tỉnh thì tiêu chí này đạt chuẩn khi: Tỉ lệ trƣờng học các cấp: mầm non, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia, đối với xã vùng trung du miền núi đạt 75%; đối với xã vùng đồng bằng đạt 85% [21].
Kết quả, đến hết năm 2013, tỷ lệ trƣờng học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia đạt đƣợc nhƣ sau: có 05 xã đạt tiêu chí trƣờng học (gồm các xã: Tạ Xá, Phƣơng Xá, Tình Cƣơng, Tùng Khê, Đồng Lƣơng); còn 25/30 xã chƣa đạt theo tiêu chí.
Tiêu chí trên địa bàn huyện Cẩm Khê được đánh giá là có 05/30 xã đạt; 25/30 xã chưa đạt theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
b, Về hệ thống hạ tầng y tế và chăm sóc sức khoẻ dân cư nông thôn
Hiện nay, trên địa bàn huyện ngoài bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế huyện và trạm y tế thị trấn Sông Thao, thì 30/30 đều có trạm y tế xã. Thời gian qua, huyện Cẩm Khê nói chung và các xã nói riêng đã tập trung nguồn lực đầu tƣ cơ sở hạ tầng của ngành y tế, nhất ở vùng nông thôn bằng nhiều chính sách: vốn ngân sách, vốn trái phiếu Chính phủ, thu hút đầu tƣ trong nƣớc và ngoài nƣớc… Kết quả có 100%
xã có trạm y tế đạt chuẩn giai đoạn 2000-2010, và có 26,7% số xã có trạm y tế đạt chuẩn giai đoạn 2011 – 2020. Nhìn chung các cơ sở y tế trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu công tác tiếp nhận và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho ngƣời dân nông thôn. Đây là tiêu chuẩn rất quan trọng trong đạt tiêu chí số 15 trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Bảng 3.11: Thực trạng trạm tế các xã tính đến 31/12/2013 TT Nội dung của tiêu chí Tổng số (trạm) Đạt chuẩn giai đoạn 2000 - 2010 (trạm) Tỷ lệ % Đạt chuẩn giai đoạn 2011 - 2020 (trạm) Tỷ lệ % 1 Trạm y tế xã 30 30 100 8 26,7
Nguồn: UBND huyện Cẩm Khê 2014 c, Về cơ sở vật chất văn hoá
Thực hiện chính sách đầu tƣ vốn ngân sách địa phƣơng và huy động nhiều nguồn vốn khác cho xây dựng các công trình văn hoá thông tin cơ sở nhƣ: Trụ sở xã, nhà văn hoá khu dân cƣ… Do đó tính đến hết năm 2013 có 100% số xã có hội trƣờng kiêm nhà văn hoá và kiên cố 100%, khu dân cƣ có nhà văn hoá, nhà sinh hoạt thôn chiếm 95,5%. Các hội trƣờng kiêm nhà văn hoá xã, nhà văn hoá khu dân cƣ đƣợc chính quyền địa phƣơng quan tâm đầu tƣ xây dựng và chỉ đạo tổ chức hoạt động tốt. Có thể nói, hệ thống nhà văn hoá cơ sở đã trở thành điểm sinh hoạt văn hoá lành mạnh, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho ngƣời dân và đẩy lùi những tệ nạn xã hội.
Có thể nói, sau 3 năm triển khai thực hiện chƣơng trình nông thôn mới trên địa bàn huyện, việc phát triển hạ tầng văn hoá đã đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng, số xã (thêm 14 xã), số khu có nhà văn hoá (thêm 84 khu) tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, hoạt động của một số nhà văn hoá hiệu quả chƣa cao, có một số nhà văn hoá khu dân cƣ bị xuống cấp chƣa đƣợc khắc phục, số ít khu dân cƣ có nhà văn hoá nhƣng diện tích quá hẹp không đủ tiêu chuẩn, trong khi đó khu lại không còn quỹ đất và kinh phí để xây dựng nhà văn hoá mới, sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến hoàn thành tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá trong xây dựng nông thôn mới.
Bảng 3.12: Kết quả phát triển hạ tầng văn hoá nông thôn (2011 – 2013) T T Tiêu chí Đơn vị Số liệu trƣớc năm 2011 Kết quả thực hiện qua các năm Tổng cộng 2011 2012 2013 I Số xã có nhà văn hoá xã Xã 16 5 4 5 30 1 Số đạt chuẩn Xã 1 0 0 1 2 Tỷ lệ % đạt chuẩn số với tổng số xã % 3,33
3 Số xã chƣa có nhà văn hoá
xã Xã 14 9 5 0 0
II Số xã có trung tâm thể thao Xã 0 1 2 4 7
1 Số đạt chuẩn Xã 0 1 0 0 1 2 Tỷ lệ % đạt chuẩn so với
tổng số xã % 3,33
4 Số xã chƣa có trung tâm thể
thao Xã 30 29 27 23 23
III Số khu dân cư có nhà văn
hoá Khu 196 43 29 11 279
1 Đạt chuẩn Khu 0 10 29 8 47 2 Tỷ lệ % đạt chuẩn so với số
khu có nhà văn hoá % 16,8
3 Số khu dân cƣ chƣa có nhà
văn hoá Khu 96 53 24 13 13
IV Số khu dân cư có khu thể
thao Khu 86 38 25 31 180
1 Đạt chuẩn Khu 0 10 29 8 47 2 Tỷ lệ % đạt chuẩn so với số
khu có khu thể thao % 16,8 3 Số khu dân cƣ chƣa có khu
thể thao Khu 206 168 143 112 112
Xét theo bộ tiêu chí nông thôn mới của tỉnh thì để đạt đƣợc tiêu chí nông thôn mới về cơ sở vật chất văn hoá thì: Nhà văn hoá và khu thể thao xã đạt tiêu chuẩn của Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch; tỉ lệ thôn có nhà văn hoá và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đạt 100% [21]. Về chỉ tiêu này hiện mới chỉ có 01/30 xã đạt tiêu chí (xã Tuy Lộc); 29/30 xã chƣa đạt tiêu chí.
Tổng số thôn của các xã trên địa bàn là 292 thôn, có 279 thôn có nhà văn hoá, hiện nay có 02/30 xã đạt tiêu chí (Phƣơng Xá, Sai Nga); còn 28/30 xã chƣa đạt tiêu chí vì phần lớn số nhà văn hóa khu lại không đạt yêu cầu và cơ bản là chƣa có khu thể thao.
Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa trên địa bàn huyện Cẩm Khê được đánh giá là chưa có xã nào đạt.
3.2.2.3. Người dân huyện Cẩm Khê với phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới
a, Đặc điểm về hộ gia đình trên địa bàn huyện
Bảng 3.13: Đặc điểm hộ gia đình tại 3 xã điều tra năm 2013 (n=90) Xã Tiêu chí Đơn vị Xã Đồng Cam Xã Xƣơng Thịnh Xã Văn Khúc Trung bình
Tổng nhân khẩu Ngƣời/hộ 4,3 4,1 4,2 4,2 Nam Ngƣời/hộ 2,3 2,3 2,3 2,3 Nữ Ngƣời/hộ 2,0 1,7 1,97 1,9 Khẩu trong độ tuổi
lao động Ngƣời/hộ 2,6 2,9 2,4 2,6 Tuổi của chủ hộ Tuổi 47,9 56,3 48,2 50,7
Nguồn: Số liệu điều tra hộ gia đình 2014
Qua bảng trên ta thấy số nhân khẩu trung bình/hộ là 4,2 nhân khẩu, trong đó nhân khẩu nam là 2,3 và nhân khẩu nữ là 1,9. Số nhân khẩu trong độ tuổi lao động trung bình là 2,6 nhân khẩu, nhƣ vậy ta có thể thấy rằng số nhân khẩu trong độ tuổi lao động chiếm chủ yếu (62%) trong tổng số nhân khẩu, đây là điều kiện rất thuận lợi về nhân lực cho phát triển KT-XH nói chung và phát triển hạ tầng KT-XH nói riêng. Độ tuổi trung bình của chủ hộ đƣợc phỏng vấn là 50,7 tuổi.
Bảng 3.14. Phân loại hộ gia đình theo nguồn thu chính ĐVT: % số hộ Nguồn thu nhập Xã Đồng Cam Xã Xƣơng Thịnh Xã Văn Khúc Trung bình
Thu từ nông nghiệp 62,7 83,3 66,8 70,93 Tiểu thủ công nghiệp 7,3 0 3,3 3,53 Kinh doanh dịch vụ 16,7 10 13,3 13,33 Khác (Lƣơng,...) 13,3 6,7 16,6 12,2
Nguồn: Số liệu điều tra hộ gia đình 2014
Qua bảng trên cho thấy tính đến hết năm 2013 nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình trên địa bàn 3 xã điều tra chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, trung bình chiếm 70,9% tổng số hộ điều tra. Thu nhập từ dịch vụ, buôn bán trung bình chiếm 13,33%, thu nhập từ nghề thủ công, từ làm thuê và từ các nguồn khác là không đáng kể. Nhƣ vậy qua khảo sát điều tra nhận thấy rằng lao động trên địa bàn huyện cơ bản vẫn là lao động nông nghiệp.
Bảng 3.15. Phân loại nhà ở của hộ gia đình năm 2013 (n = 90)
ĐVT: % số hộ Loại nhà Xã Đồng Cam Xã Xƣơng Thịnh Xã Văn Khúc Trung bình Kiên cố 26,7 3,3 20 16,7 Bán kiên cố 66,7 80 50 65,6 Nhà gỗ 3,3 13,3 23,3 13,3 Nhà tạm 3,3 3,3 6,7 4,4
Nguồn: Số liệu điều tra hộ gia đình 2014.
Về nhà ở nhìn chung 3 xã điều tra tỷ lệ nhà ở kiên cố (16,7%), bán kiến cố cao (65,6%), tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn 4,4 % số hộ vẫn còn phải sống trong nhà tạm, nhà rột nát, 13,3% số hộ còn ở trong những căn nhà gỗ lá, không đủ tiêu chuẩn theo quy định về tiêu chí nông thôn mới.
b, Sự tham gia của người dân vào việc phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng mô hình nông thôn mới
* Sự hiểu biết, nhận thức của người dân về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và xây dựng mô hình nông thôn mới.
Qua điều tra hộ nông dân tại 3 xã trên địa bàn huyện nhận thấy: Tỷ lệ ngƣời dân biết về chƣơng trình xây dựng nông thôn mới nói chung và triển khai thực hiện các tiêu chí về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trong nông thôn mới nói riêng chiếm 71,1%, ngƣời dân chƣa biết đến chƣơng trình này chiếm 11,1% và ngƣời dân mới chỉ nghe nhƣng chƣa rõ chiếm 17,8%. Phần lớn ngƣời dân biết về chƣơng trình qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng chiếm 52,2%; ngƣời dân biết qua chính quyền xã chí chiếm 17,8%; biết qua kênh các văn bản nhà nƣớc chiếm 15,6%. Đánh giá chung nhận thức của ngƣời dân về chƣơng trình xây dựng nông thôn mới nói chung và triển khai thực hiện các tiêu chí về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trong nông thôn mới nói riêng đƣợc thể hiện qua bảng 3.16.
Bảng 3.16: Hiểu biết và nhận thức của ngƣời dân về phát triển hạ tầng KT - XH trong chƣơng trình xây dựng NTM (n=90)
TT Nội dung Số
ngƣời
Tỷ lệ(%) 1 Biết về Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới
A Có 64 71,1
B Không 10 11,1
C Có nghe nhƣng không rõ 16 17,8
2 Biết qua kênh thông tin
A Các phƣơng tiện thông tin đại chúng 47 52,2 B Chính quyền địa phƣơng, thôn qua hội nghị tuyên truyền 16 17,8 C Các văn bản của Nhà nƣớc 14 15,6 D Từ bạn bè, hàng xóm và các nguồn khác 3 3,3
E Không biết 10 11,1
* Sự tham gia của người dân vào phát triển hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM
Việc xây dựng NTM nói chung và xây dựng hạ tầng KT - XH trong nông thôn mới nói riêng đều phải đảm bảo có sự tham gia của ngƣời dân từ khi lập kế hoạch dự án, tổ chức thực hiện, theo dõi giám sát và đánh giá công trình và tự hƣởng lợi.
Theo nhƣ kết quả điều tra hộ gia đình thì sự tham gia của ngƣời dân ngƣời dân chủ yếu đƣợc tham gia với mức độ là ngƣời đƣợc thông báo hoặc hƣởng lợi từ dự án. Theo nhƣ Bảng 3.17 thì có 88,9% số hộ cho rằng mình đã đƣợc nghe thông báo về các dự án phát triển công trình, 91,1% đƣợc hƣởng lợi từ các công trình này. Ngoài ra, còn có 60% số hộ đƣợc tham gia ngày công lao động và 55,6% số hộ tham gia đóng góp kinh phí xây dựng các công trình. Đây là hình thức tham gia chủ yếu khi thực hiện các công trình phát triển hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn.
Bảng 3.17. Sự tham gia của ngƣời dân về xây dựng hạ tầng KT-XH trong chƣơng trình xây dựng NTM
Mức độ tham gia Số ngƣời Tỷ lệ %
1. Số người trả lời 90 100
2. Số người có ý kiến
Không tham gia vào bất cứ công việc gì 13 14,4 Đƣợc thông báo 80 88,9 Đƣợc tham gia bàn bạc, xây dựng kế hoạch 16 17,8 Đóng góp kinh phí 50 55,6
Hiến đất 16 17,8
Đóng góp công lao động 54 60 Quản lý, theo dõi, giám sát 16 17,8 Đƣợc hƣởng lợi 82 91,1
Nguồn: Số liệu điều tra hộ gia đình 2014
Theo nhƣ bảng 3.17 cho thấy các hình thức tham gia khác của ngƣời dân đều ở mức thấp nhƣ có 17,8% số hộ đƣợc bàn, 17,8% số hộ tham gia hiến đất. Nhƣng khi mức độ tham gia càng cao thì sự tham gia của ngƣời dân càng thấp. Chỉ có 17,8% số ngƣời trả lời có tham gia vào quá trình theo dõi, giám sát và quản lý các công trình, tuy nhiên nhóm này phần lớn lại là cán bộ của chính quyền địa phƣơng đƣợc tham gia vào Ban theo dõi giám sát các công trình. Sự tham gia của ngƣời dân vào
quá trình thực hiện các công trình khá hạn chế do vậy cho đến thời điểm đánh giá, có nhiều công trình sau khi đƣa vào sử dụng đã nhanh chóng xuống cấp, mà không đƣợc cộng đồng tiến hành duy tu, bảo trì. Đây là một trong những hạn chế của quá trình thực hiện các công trình trên địa bàn các xã cần đƣợc xem xét điều chỉnh trong