4. Ý nghĩa của đề tài
1.2.1. Hàn Quốc: phong trào Làng mới (Seamaul Undong)
“Phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự lực vƣợt khó, và, hợp tác (hiệp lực cộng đồng). Năm 1970, sau những dự án thí điểm đầu tƣ cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát động phong trào SU và đƣợc nông dân hƣởng ứng mạnh mẽ. Họ thi đua cải tạo nhà mái lá bằng mái ngói, đƣờng giao thông trong làng, xã đƣợc mở rộng, nâng cấp; các công trình phúc lợi công cộng đƣợc đầu tƣ xây dựng. Phƣơng thức canh tác đƣợc đổi mới, chẳng hạn, áp dụng canh tác tổng hợp với nhiều mặt hàng mũi nhọn nhƣ nấm và cây thuốc lá để tăng giá trị xuất khẩu. Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho nông dân” [1]. Để xây dựng thành công phong trào Seamaul Undong, Hàn Quốc đã có những biện pháp thích hợp đầu tƣ phát triển hạ tầng KT - XH, cụ thể:
- Thành lập Uỷ ban phát triển làng mới ở mọi cấp của chính quyền, từ trung ƣơng, tỉnh, thành phố, quận huyện, mỗi làng thành lập Uỷ ban tổ chức của làng để cố vấn và hƣớng dẫn các làng lập và chọn dự án, quyết định những vấn đề ƣu tiên về huy động lao động, vốn và vật tƣ.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể cho phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn và đƣợc chia ra các giai đoạn, mỗi giai đoạn có những mục tiêu, mục đích, chiến lƣợc riêng và có những bƣớc đi thích hợp cho từng giai đoạn cụ thể... xác định việc phát triển hạ tầng KT-XH là nền tảng cho phát triển KT - XH đạt lợi ích một cách lâu dài hơn là tăng thu nhập hay cho cá nhân lợi ích trƣớc mắt.
- Hàn Quốc đã rất thành công trong huy động đƣợc đa dạng nguồn vốn cho phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn bằng việc phát huy tinh thần làm chủ, tinh thần tự giác, sự tham gia của nhân dân đóng góp sức lao động, hiến đất đai, tiền
vốn... đồng thời kích thích tinh thần đó bằng việc cung cấp một số nguyên vật liệu chính và cần thiết nhƣ xi măng, sắt thép để xây dựng hạ tầng cơ sở nhƣ: Xây dựng đƣờng làng, đƣờng vào trang trại; xây dựng hội trƣờng làng...
- Phát huy tính dân chủ, công khai trong bàn bạc phát triển hạ tầng KT -XH. Nêu cáo vào trò của các tổ chức “Tổ hợp tác nông nghiệp”, “Hội Phụ nữ”, “Hội điều hành nông thôn”... các tổ chức này đã đóng góp quan trọng trong phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn. Tổ chức các cuộc hội họp, các buổi thảo luận tham gia vào lựa chọn dự án đầu tƣ, tham gia vào huy động vốn, vào quản lý và sử dụng, bảo trì các công trình hạ tầng.
Nhờ đó, “Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu. Chỉ sau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản đƣợc hoàn thành. Trong 8 năm từ 1971-1978, Hàn Quốc đã cứng hóa đƣợc 43.631km đƣờng làng nối với đƣờng của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp đƣợc 1.322m đƣờng; cứng hóa đƣờng ngõ xóm 42.220km, trung bình mỗi làng là 1.280m; xây dựng đƣợc 68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nƣớc có nhiều sông suối), kiên cố hóa 7.839km đê, kè, xây 24.140 hồ chứa nƣớc và 98% hộ có điện thắp sáng. Đặc biệt, vì không có quỹ bồi thƣờng đất và các tài sản khác nên việc hiến đất, tháo dỡ công trình, cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận, ghi công lao đóng góp và hy sinh của các hộ cho phong trào” [1].