4. Ý nghĩa của đề tài
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, đất đai
- Cẩm Khê là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, có toạ độ 21015’ - 20013’ vĩ Bắc và 103013’ kinh Đông. Phía Đông giáp huyện Thanh Ba, gianh giới tự nhiên là dòng sông Hồng, phía Tây giáp huyện Yên Lập, phía Nam giáp huyện Tam Nông và phía Bắc giáp huyện Hạ Hoà. Huyện Cẩm Khê có 31 đơn vị hành chính cấp xã (có 30 xã và 01 thị trấn). Trung tâm KT - XH của huyện nằm tại thị trấn Sông Thao, trên Quốc lộ 32C gần điểm nút giao với đƣờng cao tốc Nội Bài – Lào Cai, cách thành phố Việt Trì - trung tâm chính trị, KT - XH của tỉnh Phú Thọ 50 km.
- Địa hình của huyện khá đa dạng, chia làm hai vùng chính là vùng núi, đồi và vùng ven sông Hồng. Chiều dài của huyện khoảng 30 km, chiều rộng trung bình khoảng 10 km. Diện tích tự nhiên là 234,46 km2, trong đó 2/3 diện tích là núi, đồi.
- Huyện Cẩm Khê có hệ thống giao thông tƣơng đối thuận lợi. Có tuyến quốc lộ 32C từ Hà Nội đi Yên Bái chạy qua dọc phía Đông của huyện và có điểm nút giao với đƣờng cao tốc Nội Bài – Lào Cai tại địa phận xã Sai Nga; ngoài ra còn có các tuyến tỉnh lộ 313B, 313C, 329 chạy dọc chiều dài phía Tây và chạy ngang nội quốc lộ 32C với huyện Yên Lập. Bên cạnh đó, tuyến giao thông đƣờng thuỷ trên sông Hồng (phía Đông), sông Bứa (phía Nam) giúp cho giao thƣơng cũng khá thuận lợi.
- Về khí hậu: Cẩm Khê nằm trong vùng núi phía Bắc nƣớc ta nên mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm 4 mùa rõ rệt. Tổng lƣợng mƣa trung bình là 1.874 mm, lƣợng mƣa lớn nhất là 2.185 mm, nhỏ nhất là 1,241 mm thuộc tiểu vùng khô hạn. Độ ẩm trung bình 87%, độ ẩm thấp nhất là 32%. Nhiệt độ trung bình từ 22,50C - 23,50C, nhiệt độ thấp nhất là 100C.
- Cẩm Khê có 1.884,16 ha mặt sông, suối và 741,17 ha mặt nƣớc ao, hồ, đầm là kho nƣớc tự nhiên vô cùng to lớn phục vụ cho sản xuất và đời sống khai thác. Với chiều dài 21,5 km sông Hồng, khoảng 5 km chiều dài sông Bứa, khoảng 10 km Ngòi Giành, huyện Cẩm Khê có thể coi là huyện có chiều dài sông, ngòi lớn nhất tỉnh Phú
Thọ và nguồn tài nguyên này tạo ra tiềm năng to lớn cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, lƣợng mƣa phân phối không đều, chủ yếu tập trung vào mùa mƣa nên dẫn đến thuỷ chế thất thƣờng. Đặc biệt, vào mùa mƣa, các sông có lƣu lƣợng tăng đột ngột gấp nhiều lần nên thƣờng gây ra lũ lụt làm ảnh hƣởng đến sản xuất, đời sống nhân dân.
- Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Cẩm Khê (số liệu cuối năm 2013) là 23.464,82 ha, chiếm 6,7% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh Phú Thọ. Trong tổng diện tích đất tự nhiên năm 2013, đất nông nghiệp là. 17.808,68 ha chiếm 75,9%. Trong tổng diện tích đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp là 10.738,72 ha chiếm 45,8%; đất lâm nghiệp là 6.279,02 ha chiếm 26,77%; đất nuôi trồng thủy sản là 783,39 ha chiếm 3,35% và đất nông nghiệp khác (trang trại chăn nuôi) 8,55 ha chiếm 0,048%. Còn lại là đất ở, đất chuyên dụng, đất tôn giáo tín ngƣỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa và đất sông suối mặt nƣớc chuyên dụng khác.
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Cẩm Khê (2011 – 2013) Năm Loại đất 2011 2012 2013 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích 23.464,82 23.464,82 23.464,82 Đất nông nghiệp 17.832,96 76,0 17.823,17 75,96 17.809,68 75,9
- Đất sản xuất nông nghiệp 10.755,95 10746,85 10.738,72 - Đất lâm nghiệp 6.281,09 6.280,93 6.279,02 - Đất thuỷ sản 787,29 786,84 783,39 - Đất nông nghiệp khác 8,63 8,55 8,55
Đất phi nông nghiệp 5.332,13 22,72 5.341,98 22,77 5.362,60 22,85
- Đất ở 1.072,93 1.075,17 1.079,05 - Đất chuyên dùng 1.835,76 1.843,37 1.858,14 - Đất tôn giáo tín ngƣỡng 18,45 18,45 18,45 - Đất nghĩa trang, nghĩa địa 99,89 99,89 100,18 - Đất sông suối và mặt
nƣớc chuyên dùng 2.304,43 2.304,43 2.306,11 - Đất phi nông nghiệp khác 0,67 0,67 0,67
Đất chưa sử dụng 299,73 1,28 299,67 1,28 292,54 1,25
Nhìn chung, đất đai của huyện Cẩm Khê chiếm phần lớn là đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp. Thế mạnh của huyện là trồng trọt cây lƣơng thực, đồi rừng, nuôi trồng thuỷ sản (trên diện tích chuyên nuôi và diện tích xen canh một lúa, một cá). Ngoài ra, đất đai của huyện còn tạo thuận lợi cho phát triển các cơ sở chế biến chè, lâm sản, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Đi liền với đó là phát triển hệ thống thƣơng mại, dịch vụ góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn.