Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 39)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.3.Phƣơng pháp nghiên cứu

* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

- Thu thập thông tin từ những số liệu đã công bố chính thức của cơ quan Nhà nƣớc, trung ƣơng, tỉnh, huyện về tình hình phát triển hạ tầng KT-XH, các báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã đƣợc công bố, các tài liệu thống kê do các cơ quan của tỉnh Phú Thọ, của huyện và các xã thuộc huyện Cẩm Khê cung cấp; những số liệu này thu thập chủ yếu ở các phòng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài nguyên và Môi trƣờng; Kinh tế - hạ tầng; Tài chính - kế hoạch; Giáo dục -

Đào tạo; Y tế; Văn hoá - thông tin; Văn phòng HĐND - UBND huyện; Văn phòng Huyện uỷ; Chi cục thống kê của huyện;Trung tâm Y tế; UBND các xã nghiên cứu...

* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

* Chọn điểm nghiên cứu: Chọn 3 xã đại diện cho 3 vùng về điều kiện tự nhiên, KT-XH và xây dựng mô hình NTM (thƣợng huyện là xã Đồng Cam, trung huyện là xã Xƣơng Thịnh và hạ huyện là xã Văn Khúc) làm điểm nghiên cứu, điều tra. Gồm, xã Đồng Cam là xã đồng bằng, 02 xã còn lại là xã trung du miền núi; xã Đồng Cam là xã điểm chỉ đạo xây dựng NTM, 2 xã còn lại: 01 xã nằm ở tốp giữa, 01 xã nằm ở tốp cuối về xây dựng NTM)

Sử dụng phƣơng pháp điều tra theo bảng hỏi. Chọn hộ điều tra theo phƣơng pháp ngẫu nhiên, phỏng vấn 10 hộ nông dân/thôn, mỗi xã điều tra 3 thôn, tổng số mẫu điều tra /xã là 30 hộ nông dân, tổng số mẫu điều tra/3 xã là 90 hộ.

- Ngoài ra còn có sử dụng phƣơng pháp PRA để tìm hiểu về các khó khăn, trở ngại, cơ hội và thách thức ảnh hƣởng đến phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Cẩm Khê.

- Phƣơng pháp chuyên gia: Sử dụng phƣơng pháp nay nhằm thăm dò ý kiến của các chuyên gia, các lãnh đạo có kinh nghiệm trong công tác phát triển hạ tầng KT - XH trong nhƣng năm qua và có những dự báo về tình hình tác phát triển hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM trong thời gian tới.

* Phương pháp xử lý và phân tích thông tin: Sau khi thu thập đƣợc các thông tin, tiến hành xử lý và phân tích thông tin tại phần mềm Excel và SPSS.

- Phƣơng pháp so sánh: Là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. Thông qua phƣơng pháp này mà ta rút ra đƣợc các kết luận về hiệu quả công tác phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội huyện Cẩm Khê.

- Phƣơng pháp đồ thị: Đồ thị là phƣơng pháp mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài sử dụng đồ thị từ các bảng số liệu cung cấp thông tin để ngƣời sử dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin.

- Phƣơng pháp SWOT: Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng trong đề tài để thấy đƣợc các thuận lợi, khó khăn, những cơ hội và thách thực hiện nay cho xây dựng hạ tầng KT - XH mà huyện Cẩm Khê đang gặp phải, từ đó đƣa ra những giải pháp phát triển phù hợp với những tiềm năng và lợi thế của huyện.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 39)