Nhóm nhân tố về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 28)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.1.4.3. Nhóm nhân tố về cơ chế, chính sách

là tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc, công cụ và giải pháp mà Nhà nƣớc áp dụng, nhằm bảo đảm cung cấp đầy đủ và có hiệu quả các dịch vụ hạ tầng cho phát triển KT - XH ở nông thôn theo mục tiêu đã định.

* Về phía Nhà nƣớc: Trong Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở nƣớc ta, Nhà nƣớc luôn chú trọng đến phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn. Do vậy, các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách liên quan đến phát triển hạ tầng KT -XH ở nông thôn sẽ tạo môi trƣờng thuận lợi cho mở mang, phát triển hạ tầng KT - XH để thúc đẩy sản xuất và làm thay đổi diện mạo nông thôn.

* Về phía địa phƣơng: Các địa phƣơng đều quán triệt, triển khai nghiêm túc các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Nhà nƣớc về phát triển hạ tầng KT - XH trong xây dựng nông thôn mới vào cuộc sống. Tuy nhiên trên thực tế, để đƣa các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách đó của Nhà nƣớc vào cuộc sống, áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn và hợp lòng dân, các cấp chính quyền địa phƣơng cần phải có sự điều chỉnh linh hoạt phù hợp với điều kiện KT - XH cụ thể của mỗi địa phƣơng trong phát triển.

1.1.4.4. Nhóm nhân tố người dân nông thôn

Sự tham gia của ngƣời dân vào chƣơng trình xây dựng NTM, đặc biệt là tham gia xây dựng hạ tầng KT-XH đƣợc coi là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của chƣơng trình nói chung và xây dựng hạ tầng KT-XH nói riêng. Phải phát huy tối đa sự tham gia của ngƣời dân vào quá trình thực hiện theo phƣơng châm: “dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng thụ”.

- Dân biết: Là quyền lợi, nghĩa vụ và sự hiểu biết của ngƣời nông dân về kiến thức bản địa có thể đóng góp vào quá trình quy hoạch nông thôn, quá trình khảo sát thiết kế các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn...

- Dân bàn: Sự tham gia ý kiến của ngƣời dân liên quan đến kế hoạch phát triển sản xuất, các giải pháp, các hoạt động nông dân... trong nội bộ cộng đồng dân cƣ hƣởng lợi.

- Dân làm: Chính là sự tham gia lao động trực tiếp của ngƣời dân vào các hoạt động phát triển nông thôn, tạo cơ hội cho ngƣời dân có việc làm, tăng thu nhập.

- Dân đóng góp: Là một yếu tố không chỉ ở phạm trù vật chất, tiền bạc mà còn là nhận thức quyền sở hữu và tính trách nhiệm, tăng tính tự giác của từng ngƣời dân trong cộng đồng. Hình thức đóng góp có thể là: tiền, sức lao động, vật tƣ, trí tuệ.

- Dân kiểm tra: Thông qua các chƣơng trình, hoạt động có sự giám sát và đánh giá của ngƣời dân, để thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao hiệu quả của công trình. Việc kiểm tra có thể đƣợc tiến hành ở tất cả các công đoạn của quá trình đầu tƣ trên các khía cạnh kỹ thuật và tài chính.

- Dân quản lý: Do có sự tham gia của ngƣời dân, các công trình sau khi hoàn thành cần đƣợc quản lý trực tiếp của một tổ chức do dân lập ra để tránh tình trạng không rõ ràng về chủ sở hữu và nâng cao trách nhiệm của ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ chƣơng trình.

- Dân hƣởng thụ: Ngƣời dân hƣởng tất cả những thành quả chƣơng trình mang lại.

1.1.4.5. Các nhân tố khác

Trƣớc hết là nhân tố tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ là nhân tố có vị trí đặc biệt đối với tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và có ảnh hƣởng đến quá trình phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn. Tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chính sách phát triển hạ tầng KT - XH, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế hạ tầng các ngành nhƣ: Thuỷ lợi, giao thông, bƣu chính viễn thông, điện lực trong việc ứng dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến, các trang thiết bị máy móc hiện đại, sử dụng vật liệu mới…Tuy nhiên việc ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trên địa bàn nông thôn còn nhiều hạn chế do: Trình độ dân trí còn thấp, nguồn nhân lực khoa học còn ít, cơ chế chính sách chƣa đồng bộ, kinh phí đầu tƣ còn hạn chế…

Ngoài ra trong phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn cần chú ý đến nhân tố văn hoá. Đặc điểm trình độ dân trí, văn hoá có ảnh hƣởng nhiều đến tính khả thi của các công trình, dự án thông qua nhận thức và sự đóng góp, ủng hộ cả về tiền vốn, sức lao động và tinh thần. Nếu dự án cơ sở hạ tầng đƣợc xây dựng phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của dân cƣ, phù hợp với văn hoá truyền thống của làng, xã thì công trình hạ tầng đó sẽ đƣợc triển khai nhanh chóng và mang lại hiệu quả sử dụng cao.

Tuy nhiên còn có các nhân tố không trực tiếp ảnh hƣởng đến phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn nhƣng nó lại có tác dụng kích thích, nhân rộng tác động gián tiếp, nhƣ: địa vị cá nhân trong cộng đồng; cơ cấu gia đình; cơ cấu giai cấp; cơ cấu tôn giáo; quy ƣớc, hƣơng ƣớc của làng, xã, dòng họ…

1.2. Kinh nghiệm phát triển hạ tầng KT-Xh trong quá trình xây dựng NTM ở các nƣớc trên thế giới các nƣớc trên thế giới

1.2.1. Hàn Quốc: phong trào Làng mới (Seamaul Undong)

“Phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự lực vƣợt khó, và, hợp tác (hiệp lực cộng đồng). Năm 1970, sau những dự án thí điểm đầu tƣ cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát động phong trào SU và đƣợc nông dân hƣởng ứng mạnh mẽ. Họ thi đua cải tạo nhà mái lá bằng mái ngói, đƣờng giao thông trong làng, xã đƣợc mở rộng, nâng cấp; các công trình phúc lợi công cộng đƣợc đầu tƣ xây dựng. Phƣơng thức canh tác đƣợc đổi mới, chẳng hạn, áp dụng canh tác tổng hợp với nhiều mặt hàng mũi nhọn nhƣ nấm và cây thuốc lá để tăng giá trị xuất khẩu. Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho nông dân” [1]. Để xây dựng thành công phong trào Seamaul Undong, Hàn Quốc đã có những biện pháp thích hợp đầu tƣ phát triển hạ tầng KT - XH, cụ thể:

- Thành lập Uỷ ban phát triển làng mới ở mọi cấp của chính quyền, từ trung ƣơng, tỉnh, thành phố, quận huyện, mỗi làng thành lập Uỷ ban tổ chức của làng để cố vấn và hƣớng dẫn các làng lập và chọn dự án, quyết định những vấn đề ƣu tiên về huy động lao động, vốn và vật tƣ.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể cho phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn và đƣợc chia ra các giai đoạn, mỗi giai đoạn có những mục tiêu, mục đích, chiến lƣợc riêng và có những bƣớc đi thích hợp cho từng giai đoạn cụ thể... xác định việc phát triển hạ tầng KT-XH là nền tảng cho phát triển KT - XH đạt lợi ích một cách lâu dài hơn là tăng thu nhập hay cho cá nhân lợi ích trƣớc mắt.

- Hàn Quốc đã rất thành công trong huy động đƣợc đa dạng nguồn vốn cho phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn bằng việc phát huy tinh thần làm chủ, tinh thần tự giác, sự tham gia của nhân dân đóng góp sức lao động, hiến đất đai, tiền

vốn... đồng thời kích thích tinh thần đó bằng việc cung cấp một số nguyên vật liệu chính và cần thiết nhƣ xi măng, sắt thép để xây dựng hạ tầng cơ sở nhƣ: Xây dựng đƣờng làng, đƣờng vào trang trại; xây dựng hội trƣờng làng...

- Phát huy tính dân chủ, công khai trong bàn bạc phát triển hạ tầng KT -XH. Nêu cáo vào trò của các tổ chức “Tổ hợp tác nông nghiệp”, “Hội Phụ nữ”, “Hội điều hành nông thôn”... các tổ chức này đã đóng góp quan trọng trong phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn. Tổ chức các cuộc hội họp, các buổi thảo luận tham gia vào lựa chọn dự án đầu tƣ, tham gia vào huy động vốn, vào quản lý và sử dụng, bảo trì các công trình hạ tầng.

Nhờ đó, “Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu. Chỉ sau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản đƣợc hoàn thành. Trong 8 năm từ 1971-1978, Hàn Quốc đã cứng hóa đƣợc 43.631km đƣờng làng nối với đƣờng của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp đƣợc 1.322m đƣờng; cứng hóa đƣờng ngõ xóm 42.220km, trung bình mỗi làng là 1.280m; xây dựng đƣợc 68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nƣớc có nhiều sông suối), kiên cố hóa 7.839km đê, kè, xây 24.140 hồ chứa nƣớc và 98% hộ có điện thắp sáng. Đặc biệt, vì không có quỹ bồi thƣờng đất và các tài sản khác nên việc hiến đất, tháo dỡ công trình, cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận, ghi công lao đóng góp và hy sinh của các hộ cho phong trào” [1].

1.2.2. Đài Loan

Với quan điểm lấy nông nghiệp nuôi dƣỡng công nghiệp, Đài Loan đã đề ra chủ trƣơng “nông thôn Đài Loan nhà nhà có nƣớc máy, thôn thôn có đƣờng nhựa và điện thoại, chú trọng xây dựng khu xã ở khu vực xa xôi, làm cho ăn, ở, mặc, đi lại, giáo dục, y tế của nông dân gần đạt tiêu chuẩn của thành phố” [10, tr.137]. Để thực hiện chủ trƣơng này, Đài Loan đã tập trung vào các biện pháp nhằm thục đẩy phát triển hạ tầng KT-XH:

- Rà soát và quy hoạch lại đất đai để tạo điều kiện tiến hành thuỷ lợi hoá nông nghiệp. Nhờ đó, đất canh tác đƣợc sắp xếp lại, thay đổi bờ vùng, bờ thửa theo quy hoạch, trên cơ sở đó xây dựng, điều chỉnh hệ thống trạm bơm, kênh mƣơng tƣới tiêu, thúc đẩy thuỷ lợi hoá và cơ giới hoá phát triển.

- Quy hoạch các khu chuyên sản xuất nông nghiệp theo các điều kiện cụ thể nhƣ: vùng trồng dứa, chuối, cam, nho, hoa...; vùng nuôi bò, dê...; vùng nuôi tôm, cá... qua đó để xác định nhu cầu và tiến hành đầu tƣ xây dựng hệ thống hạ tầng KT-XH.

- Tập trung vốn để đầu tƣ xây dựng các công trình công cộng nông thôn và tiến hành đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trong đó chú trọng và ƣu tiên mở rộng và xây dựng hệ thống giao thông vận tải và mạng lƣới điện nông thôn để tạo điều kiện tiếp tục phát triển hệ thống y tế khám chữa bệnh, trƣờng học, nhà ở, hệ thống cấp thoát nƣớc và phúc lợi xã hội. Chính quyền Đài Loan đã đầu tƣ hầu nhƣ toàn bộ từ nguồn ngân sách nhà nƣớc cho các công trình hạ tầng kỹ thuật nhƣ đƣờng sắt, đƣờng bộ, điện lực, hệ thống cung cấp nƣớc…

- Sử dụng tốt tính "lan toả" của hạ tầng các khu công nghiệp, đô thị nông thôn để thúc đẩy phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn. Ngoài việc trực tiếp đầu tƣ, Đài Loan còn cho phép tƣ nhân xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị với yêu cầu phải đảm bảo đúng quy hoạch và các quy định về hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị theo các tiêu chí của nhà nƣớc. Các khu công nghiệp, khu đô thị đƣợc xây dựng với hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật và xã hội vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất, vừa có điều kiện để xử lý chất thải, bảo vệ môi trƣờng…đồng thời còn đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực và các dịch vụ tiện ích khác.

Nhờ những biện pháp tích cực trên, trong những năm qua hạ tầng KT -XH ở nông thôn Đài Loan đã có những bƣớc tiến dài, bộ mặt nông thôn Đài Loan đã có những đổi thay rõ rệt, nhờ đó mà đời sống vật chất và tinh thần của nông dân cũng không ngừng đƣợc cải thiện và nâng cao.

1.2.3. Trung Quốc

Để thúc đẩy sự phát triển KT-XH của đất nƣớc nói chung và phát triển nông nghiệp cũng nhƣ các ngành công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn nói riêng, Trung Quốc đã có nhiều các biện pháp phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn, cụ thể:

- Tích cực tìm kiếm các các khoản vay ƣu đãi với mức lãi suất thấp từ các tổ chức kinh tế quốc tế cho các dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH ở nông thôn, tập trung vào các dự án hạ tầng KT - XH đa năng có tính đột phá, nhƣ: Giao

thông, viễn thông, mạng lƣới điện... theo phƣơng châm “đầu tư lớn hơn, xây dựng sớm hơn, đi tắt đón đầu” [8, tr.195].

- Để khai thác tiềm năng và các nguồn lực của các địa phƣơng, Chính phủ đã có cơ chế phân cấp cho chính quyền cấp dƣới và khuyến khích họ tham gia vào quản lý, xây dựng và khai thác cơ sở hạ tầng. Chính phủ chỉ quan tâm vào các dự án lớn hiện đại và mang tầm quốc gia nhƣ: Điện lƣới quốc gia; đƣờng giao thông huyết mạch nối liền các tỉnh; cầu cảng; sân bay… còn những cơ sở hạ tầng ở nội vùng nông thôn chủ yếu giao cho chính quyền cấp thấp hơn đảm nhận. Chính vì vậy nhiều địa phƣơng đã chủ động dùng vốn ngân sách của mình để đầu tƣ vào những cơ sở hạ tầng thiết yếu, trọng điểm của địa phƣơng mình. Sự kết hợp giữa chính quyền trung ƣơng và các cấp chính quyền địa phƣơng đã mang lại cho nông thôn Trung Quốc một diện mạo mới về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng KT - XH.

- Phát triển các khu đô thị nhỏ ở các vùng nông thôn cùng với việc phát triển các ngành công nghiệp nông thôn gắn với hình thành các KCN, CCN để thu hút lao động dƣ thừa ở khu vực này và đồng nghĩa với nó là thúc đẩy sự phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn.

Những kết quả đạt đƣợc trong phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Trung Quốc và tạo động lực góp phần vào sự tăng trƣởng chung của nền kinh tế hiện đang đứng thứ 2 thế giới.

1.2.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ở một số nước và vùng lãnh thổ nông thôn ở một số nước và vùng lãnh thổ

Thực tiễn Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc cho thấy, phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn các nƣớc đang phát triển là một yêu cầu cấp thiết không chỉ nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp mà còn tạo sự chuyển biến căn bản diện mạo KT - XH nông thôn. Nghiên cứu quá trình phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quan trọng sau:

Thứ nhất, cần coi đầu tƣ phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn là một trong những chính sách đƣợc ƣu tiên hàng đầu trong chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới cũng nhƣ trong chính sách đầu tƣ của Việt Nam.

Thứ hai, Phát triển hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM phải đƣợc đặt trong quy hoạch tổng thể và phải đƣợc thực hiện theo lộ trình đƣợc xác định trƣớc. Phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn cần phải gắn chặt với quy hoạch sử dụng đất cũng nhƣ quy hoạch phát triển các ngành nghề ở nông thôn. Có nhƣ vậy mới đảm bảo tính cân đối tổng thể trong quá trình phát triển KT - XH nông thôn; qua đó xác định rõ nhu cầu phát triển trong từng giai đoạn gắn với khả năng huy động các nguồn lực.

Thứ ba, Phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn cần bảo đảm tính đồng bộ,

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)