Hệ thống hạ tầng kinh tế kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 54)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.2.2.1.Hệ thống hạ tầng kinh tế kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới

a, Về hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn

Hệ thống giao thông của huyện với chiều dài là 1.043 km đƣờng bộ (trong đó có 30 km đƣờng quốc lộ; 55 km tỉnh lộ; 958 km đƣờng huyện, xã quản lý (trong đó: đƣờng huyện 76 km đã cứng hoá 26,5 km; đƣờng đô thị 25 km đã cứng hoá 21,6km; đƣờng giao thông nông thôn 857km, cứng hoá 269,1km)). Về thực trạng hệ thống giao thông nông thôn của huyện với tổng chiều dài 857km, trong đó: đƣờng liên xã 55 km đã cứng hoá 11,7 km đạt 21,27%; đƣờng trục thôn, xóm 423km đã cứng hoá đƣợc 177 km đạt 41,84%; đƣờng ngõ, xóm 200 km đã cứng hoá 59 km đạt 29,5%; đƣờng trục chính nội đồng 179 km đã cứng hoá 21,4km đạt 11,96%; tỷ lệ cứng hoá của giao thông nông thôn là 31,4%. Nhìn chung hệ thống giao thông của huyện nói chung và hệ thống giao thông nông thôn nói riêng đã cải thiện đáng kể nhu cầu vận tải, phòng chống thiên tai và đi lại trong nông thôn và lƣu thông giữa các vùng; một số xã vùng sâu, vùng xa thƣờng xuyên bị thiên tai lũ lụt chia cắt thì nay đã trở thành địa bàn giao thông rất thuận lợi.

Bảng 3.5: Kết quả phát triển hạ tầng giao thông nông thôn (2011 – 2013)

TT Nội dung của tiêu chí Tổng chiều dài (km) Số đã cứng hoá từ trƣớc năm 2011 (km) Kết quả thực hiện

cứng hoá qua các năm Tổng cộng

2011 (km) 2012 (km) 2013 (km) Số km cứng hoá (km) % so với tổng chiều dài 1 Đƣờng trục xã, liên xã. 55 6,2 1 3 1,5 11,7 21,27 2 Đƣờng trục thôn, xóm 423 143,5 6,5 13 14 177 41,84 3 Đƣờng ngõ, xóm 200 31,7 5 7,3 15 59 29,50 4 Đƣờng trục chính nội đồng 179 8 4 3 6,4 21,4 11,96

Xét theo tiêu chí nông thôn mới đƣợc UBND tỉnh Phú Thọ quy định thì: Tỉ lệ km đƣờng trục xã, liên xã đƣợc nhựa hoá hoặc bê tông hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật phải đạt 100%; Tỉ lệ km đƣờng trục liên thôn, xóm đƣợc cứng hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật là 50%. Tỉ lệ km đƣờng ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mƣa là 100% (55% cứng hoá đối với vùng trung du miền núi và 60% cứng hoá đối với vùng đồng bằng). Tỉ lệ km đƣờng trục chính nội đồng đƣợc cứng hoá, xe cơ giới đi lại thuận tiện là 65% đối với xã vùng đồng bằng và 50% đối với xã vùng trung du miền núi [21]. Căn cứ vào những tiêu chí quy định đó để đánh giá thực trạng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Cẩm Khê thì đến hết năm 2013, kết quả đạt đƣợc nhƣ sau:

Tiêu chí 2.1: có 18 xã đạt 100%; có 04 xã đạt từ 80 - 95% ; có 04 xã đạt từ 50% - 79%; có 02 xã đạt từ 10 - 49%; có 02 xã chƣa đạt % nào.

Tiêu chí 2.2: có 09 xã đạt theo tiêu chí, còn lại 21/30 xã chƣa đạt. Xã có tỉ lệ thấp: dƣới 10% có 02 xã.

Tiêu chí 2.3: có 08 xã đạt, còn lại 22/30 xã chƣa đạt. Xã có tỉ lệ thấp: dƣới 10% có 02 xã.

Tiêu chí 2.4: có 01 xã thuộc khu vực đồng bằng đạt (xã Phƣơng Xá đạt 71,4%), có 7 xã đạt từ 8-30%; còn lại 22 xã chƣa đạt % nào.

Từ khi triển khai thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thì việc phát triển giao thông theo tiêu chí nông thôn mới tuy đƣợc tập trung chỉ đạo thực hiện, nhƣng chƣa đáp ứng yêu cầu, tỷ lệ cứng hóa hệ thống giao thông còn đạt thấp. Qua bảng 3.5 ta thấy, Trong 3 năm (2011-2013) đƣờng trục xã, liên xã mới chỉ cứng hoá đƣợc 5,5km nâng tổng số đƣờng trục xã, liên xã đƣợc cứng hoá lên 11,7km chiếm 21,27% so với tổng số đƣờng trục xã, liên xã hiện có; hệ thống đƣờng trục thôn, xóm cứng hoá cũng chỉ chiếm 41,84%; đƣờng ngõ xóm cứng hoá chiếm 29,5% và đƣờng trục chính nội đồng cứng hoá chỉ chiếm 11,96%. Điều đó có thể nói, việc đầu tƣ cho xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn của huyện vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế, bất cập; phong trào xã hội hóa giao thông nông thôn một số nơi chƣa đƣợc phát huy; chƣa huy động đƣợc nhiều nguồn vốn từ các

doanh nghiệp tham gia xây dựng giao thông nông thôn. Nguyên nhân, là do nhận thức của một bộ phận cán bộ và ngƣời dân về chƣơng trình xây dựng nông thôn mới còn chƣa rõ ràng, vẫn còn có tƣ tƣởng trông chờ ỷ nại vào Nhà nƣớc. Ngoài ra do địa bàn các xã khá rộng, còn một tỉ lệ khá cao đƣờng trục xã, thôn chƣa đƣợc cứng hoá nên các ngõ, xóm chƣa xây dựng theo.

Tiêu chí giao thông trên địa bàn huyện Cẩm Khê mới có 01 xã đạt tiêu chí về này (xã Phương Xá – là 1 trong 6 xã điểm của huyện), còn lại 29 xã được đánh giá là chưa đạt theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

b, Về hệ thống hạ tầng thuỷ lợi

Hiện nay trên địa bàn huyện có 94 công trình thuỷ lợi các loại, gồm 40 hồ, đập chứa nƣớc, 21 trạm bơm tƣới và 7 trạm bơm tiêu kết hợp, 22 hệ thống kênh mƣơng các loại, trong đó có 216,9 km kênh do xã quan lý. Kiên cố hoá kênh mƣơng là việc xây dựng hoặc gia cố bằng các vật liệu cứng để đảm bảo tính bền vững, hiệu quả của công trình. Trƣờng hợp tƣới, cấp nƣớc, tiêu thoát nƣớc bằng đƣờng ống cũng đƣợc coi là kiên cố hoá kênh mƣơng. Tỷ lệ km kênh mƣơng do xã quản lý đƣợc kiên cố hoá 30,4%. Nhìn chung, các công trình thuỷ lợi này đƣợc xây dựng đầy đủ theo quy hoạch và thiết kế đã đƣợc duyệt, hoạt động hiệu quả, phát huy trên 80% năng lực thiết kế. Trong điều kiện thời tiết bình thƣờng, đảm bảo chủ động trên 85- 90% nhu cầu về tƣới, cấp nƣớc, tiêu nƣớc. Các công trình thuỷ lợi đều đƣợc giao cho các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng theo quy định và cơ bản hoạt động của các công trình thuỷ lợi là có hiệu quả.

Tuy nhiên, việc đầu tƣ nâng cấp, xây mới, kiên cố hoá các công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện vẫn còn khó khăn, hạn chế. Trong 3 năm (2011-2013) mới chỉ xây mới đƣợc 01 công trình thuỷ lợi, các công trình còn lại cơ bản vẫn đƣợc đầu tƣ xây dựng từ giai đoạn trƣớc, một số công trình đã xuống cấp chƣa đƣợc khắc phục. Số km kênh mƣơng của xã quản lý đƣợc kiên cố hoá 3 năm mới chỉ đạt 15,5km nâng tổng số kênh mƣơng do xã quản lý đƣợc kiên cố hoá là 66km = 30,4%, một tỷ lệ tƣơng đối thấp đối với một huyện chủ yếu là nông nghiệp, thuỷ sản và có nhiều những đồng cánh đồng cần tƣới tiêu khi hạn hán, lũ lụt.

Bảng 3.6: Kết quả phát triển hạ tầng thuỷ lợi nông thôn (2011 – 2013) TT Tiêu chí Đơn vị Số liệu trƣớc năm 2011 Kết quả thực hiện qua các năm Tổng cộng đến nay 2011 2012 2013

* Số công trình thuỷ lợi đƣợc

xây dựng, nâng cấp CT 1 1/94 * Số km kênh mƣơng của xã

quản lý Km 189,1 18 4,5 5,3 216,9 - Số đƣợc kiên cố hoá Km 50,5 7,5 4,2 3,8 66,0 - Tỷ lệ % kiên cố hoá % 26,7 30,4 * Diện tích canh tác đƣợc chủ

động tƣới tiêu thƣờng xuyên % 84,5 85,0 85,0 90,0 90,0

Nguồn: UBND huyện Cẩm Khê 2012, 2013, 2014

Xét theo bộ tiêu chí NTM của tỉnh thì: Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh phải đạt; tỉ lệ km kênh mƣơng do xã quản lý đƣợc kiên cố hoá là 55% đối với xã vùng đồng bằng và 50% đối với xã vùng trung du miền núi [21]. Căn cứ vào những tiêu chí quy định đó để đánh giá thực trạng hạ tầng thuỷ lợi trên địa bàn huyện Cẩm Khê đến hết năm 2013, kết quả đạt đƣợc nhƣ sau:

Tiêu chí 3.1: có 21/30 xã đạt; 9/30 xã không đạt

Tiêu chí 3.2: tỉ lệ cao nhất mới đạt 34%; có 09 xã có tỉ lệ bằng 0%.

Vậy tính đến nay, 100% các xã trên địa bàn huyện Cẩm Khê chƣa đạt chuẩn quốc gia về tiêu chí về thuỷ lợi vì tỷ lệ km kênh mƣơng do xã quản lý đƣợc kiên cố hóa đạt thấp (30,4%) mà lại còn dàn trải ở hầu khắp các xã nên tỷ lệ đạt đƣợc ở mỗi xã là rất thấp, xã có tỷ lệ cứng hóa kênh mƣơng nhiều nhất là xã Phƣợng Vĩ với 34%. Nguyên nhân là do các tuyến kênh cấp 1, cấp 2 chƣa đƣợc cứng hóa hết nên việc cứng hóa kênh cấp 3 còn chậm và hiệu quả chƣa cao; giá vật tƣ, vật liệu xây dựng, công lao động ngày càng cao, thêm vào đó Nhà nƣớc đã miễn thủy lợi phí nên việc huy động nhân dân đóng góp vốn để cứng hóa kênh mƣơng ở các xã là rất khó khăn, mà chủ yếu là trông chờ vào sự đầu tƣ của Nhà nƣớc.

Tiêu chí thuỷ lợi trên địa bàn huyện Cẩm Khê được đánh giá là chưa đạt theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (cả 30/30 xã chưa đạt).

c, Về hệ thống hạ tầng cung cấp điện nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

Nguồn điện huyện Cẩm Khê sử dụng nguồn điện quốc gia với 134 trạm biến áp, gồm 02 trạm biến áp trung gian 35/10 KV; 60 trạm biến áp 35/0,4 KV; 72 trạm 10/0,4 KV tổng dung lƣợng 29.285 KVA. Đƣờng dây 35 KV: 80,4 km; đƣờng dây 10 KV 73,4 km; đƣờng dây hạ áp 397,8 km. Hệ thống điện đã đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống. Sản lƣợng điện trên địa bàn tăng bình quân hằng năm 20%. Nhìn chung, công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, sửa chữa thƣờng xuyên hệ thống điện nông thôn đƣợc thực hiện đúng tiến độ, có chất lƣợng, đảm bảo phục vụ kịp thời nhu cầu về điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn huyện. Đến nay, đã có 100% xã có lƣới điện quốc gia, tỷ lệ các hộ sử dụng điện thƣờng xuyên, an toàn đạt 97% góp phần quan trọng vào thúc đẩy sản xuất và nâng cao mức sống cho ngƣời dân ở nông thôn.

Bảng 3.7: Kết quả triển khai thực hiện tiêu chí điện (2011 – 2013)

TT Tiêu chí Đơn vị Số đạt đƣợc trƣớc năm 2011

Số tăng thêm qua các năm Tổng cộng 2011 2012 2013 1 Số xã có hệ thống điện Xã 30 0 0 0 30 -

Số đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới

Xã 9 2 1 6 18 - Tỷ lệ % đạt chuẩn % 30 60 2 Tỷ lệ hộ sử dụng điện thƣờng xuyên, an toàn từ các nguồn % 85 3 4 5 97

Theo bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới của tỉnh quy định: hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện phải đạt và tỷ lệ hộ sử dụng điện thƣờng xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 99% đối với xã vùng đồng bằng; 98% đối với xã vùng trung du miền núi [21]. Đến hết năm 2013, kết quả đạt đƣợc về tiêu chí điện trên địa bàn huyện Cẩm Khê, nhƣ sau:

Tiêu chí 4.1: có 19/30 xã đạt tiêu chí; 11/30 xã chƣa đạt tiêu chí. Tiêu chí 4.2: có 26/30 xã đạt tiêu chí; 4/30 xã chƣa đạt tiêu chí.

Qua 3 năm triển khai thực hiện chƣơng trình nông thôn mới, hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngành điện đã đƣợc quan tâm, nhìn chung các trạm biến áp, hệ thống đƣờng dây trung áp, đƣờng dây hạ áp, công tơ đo đếm điện năng để phục vụ nhu cầu sử dụng điện trong dân cƣ và phát triển kinh tế, xã hội khu vực nông thôn đã cơ bản đạt đƣợc các tiêu chuẩn quy định của Bộ Công thƣơng về kỹ thuật điện nông thôn. Những năm gần đây, tuy đã có sự đầu tƣ khá lớn của Dự án nâng cao hiệu quả năng lƣợng khu vực nông thôn tỉnh Phú Thọ vay vốn Ngân hàng tái thiết Đức (KFW), mức đầu tƣ 61.173 triệu đồng tại địa bàn 20 xã, nhƣng để đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới là vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trong 3 năm mới chỉ đạt chuẩn thêm đƣợc 9 xã nâng tổng số xã đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới là 18 xã = 60%. Trong khi đó, vẫn còn một số xã hệ thống cung cấp điện xuống cấp, mất an toàn hoặc chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của ngƣời dân nhƣ hệ thống điện ở các xã Tiên Lƣơng, Tam Sơn, Chƣơng Xá cần phải cải tạo và nâng cấp trong thời gian tới.

Tiêu chí điện trên địa bàn huyện Cẩm Khê được đánh giá là có 18/30 xã đạt; 12/30 xã chưa đạt theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

d, Về hệ thống hạ tầng thông tin - viễn thông

Thực trạng, mạng lƣới bƣu chính, viễn thông đƣợc mở rộng ; toàn huyện có 68 trạm thu phát sóng điện thoại BTS, bình quân 100 ngƣời dân có 78 máy điện thoại. Toàn huyện hiện có 28 bƣu điện văn hoá xã, 02 bƣu cục cung ứng đầy đủ các dịch vụ bƣu chính, viễn thông. Các hoạt động, dịch vụ bƣu chính, viễn thông trên địa bàn hiện cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu tiếp cận và trao đổi thông tin đặc biệt là những thông tin liên quan đến thị trƣờng, buôn bán, trao đổi hàng hoá của ngƣời dân.

Bảng 3.8: Kết quả phát triển hạ tầng bưu chính viễn thông nông thôn (2011–2013)

TT Nội dung của tiêu chí Tổng số (xã) Số liệu trƣớc năm 2011 (xã)

Kết quả thực hiện qua

các năm Tổng cộng 2011 (xã) 2012 (xã) 2013 (xã) Số đạt chuẩn (xã) % so với tổng số xã 1 Có điểm phục vụ bƣu chính viễn thông 30 30 0 0 0 30 100 2 Có Internet đến thôn 30 30 0 0 0 30 100

Nguồn: UBND huyện Cẩm Khê 2014

Theo bộ tiêu chí nông thôn mới của tỉnh quy định: xã nông thôn mới phải có điểm phục vụ bƣu chính viễn thông và có Internet đến thôn [21]. Tính đến hết năm 2013 toàn huyện có 30/30 xã đã có điểm phục vụ bƣu chính viễn thông đạt 100%; về internet 100% số thôn trên địa bàn huyện đều có điểm phục vụ Internet. Tuy nhiên, hạ tầng viễn thông trên địa bàn một số xã vẫn còn hạn chế do vậy chất lƣợng dịch vụ tại những xã đó chƣa cao.

Tiêu chí bưu điện trên địa bàn huyện Cẩm Khê được đánh giá là đạt theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

e, Về hệ thống hạ tầng chợ nông thôn

Chợ nông thôn là công trình phục vụ nhu cầu thiết yếu hằng ngày, là nơi diễn ra các hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ thiết yếu ở nông thôn. Phạm vi chợ là khu vực đƣợc quy hoạch dành cho hoạt động chợ gồm diện tích kinh doanh, dịch vụ, phụ trợ, sân vƣờn và đƣờng nội bộ. Thực trạng đến hết năm 2013 trên địa bàn huyện Cẩm Khê có 24/30 xã đã có chợ và số còn lại đã quy hoạch xây dựng. Hầu hết các chợ nông thôn trên địa bàn đều đã phân cấp cho UBND các xã quản lý, chợ đƣợc hình thành một cách tự phát theo nhu cầu trao đổi mua bán của nhân dân vì vậy việc hình thành quầy hàng, dãy hàng trong chợ cũng tự phát do đó việc sắp xếp chƣa đƣợc trật tự, khoa học, hợp lý, tiện lợi cũng nhƣ công tác vệ sinh

môi trƣờng không đƣợc đảm bảo sạch sẽ. Nhìn chung các chợ này cơ bản phục vụ tốt việc trao đổi hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân địa phƣơng.

Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai xây dựng hệ thống chợ trong NTM hiện mới chỉ dừng lại ở công tác quy hoạch, trong 3 năm thực hiện mới chỉ có 01 xã xây mới đƣợc chợ đạt chuẩn (xã Văn Bán) và 01 xã nâng cấp chợ đạt chuẩn theo tiêu chí NTM. Nguồn vốn ngân sách để đầu tƣ chợ khu vực nông thôn còn hạn chế, chủ yếu là nguồn vốn từ doanh nghiệp nhƣng việc mời gọi các nhà đầu tƣ chợ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa là rất khó khăn, nhà đầu tƣ không muốn đầu tƣ vì không

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 54)