4. Ý nghĩa của đề tài
1.2.3. Trung Quốc
Để thúc đẩy sự phát triển KT-XH của đất nƣớc nói chung và phát triển nông nghiệp cũng nhƣ các ngành công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn nói riêng, Trung Quốc đã có nhiều các biện pháp phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn, cụ thể:
- Tích cực tìm kiếm các các khoản vay ƣu đãi với mức lãi suất thấp từ các tổ chức kinh tế quốc tế cho các dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH ở nông thôn, tập trung vào các dự án hạ tầng KT - XH đa năng có tính đột phá, nhƣ: Giao
thông, viễn thông, mạng lƣới điện... theo phƣơng châm “đầu tư lớn hơn, xây dựng sớm hơn, đi tắt đón đầu” [8, tr.195].
- Để khai thác tiềm năng và các nguồn lực của các địa phƣơng, Chính phủ đã có cơ chế phân cấp cho chính quyền cấp dƣới và khuyến khích họ tham gia vào quản lý, xây dựng và khai thác cơ sở hạ tầng. Chính phủ chỉ quan tâm vào các dự án lớn hiện đại và mang tầm quốc gia nhƣ: Điện lƣới quốc gia; đƣờng giao thông huyết mạch nối liền các tỉnh; cầu cảng; sân bay… còn những cơ sở hạ tầng ở nội vùng nông thôn chủ yếu giao cho chính quyền cấp thấp hơn đảm nhận. Chính vì vậy nhiều địa phƣơng đã chủ động dùng vốn ngân sách của mình để đầu tƣ vào những cơ sở hạ tầng thiết yếu, trọng điểm của địa phƣơng mình. Sự kết hợp giữa chính quyền trung ƣơng và các cấp chính quyền địa phƣơng đã mang lại cho nông thôn Trung Quốc một diện mạo mới về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng KT - XH.
- Phát triển các khu đô thị nhỏ ở các vùng nông thôn cùng với việc phát triển các ngành công nghiệp nông thôn gắn với hình thành các KCN, CCN để thu hút lao động dƣ thừa ở khu vực này và đồng nghĩa với nó là thúc đẩy sự phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn.
Những kết quả đạt đƣợc trong phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Trung Quốc và tạo động lực góp phần vào sự tăng trƣởng chung của nền kinh tế hiện đang đứng thứ 2 thế giới.