Nâng cao năng lực quản lý xây dựng hạ tầng KT-XH nông thôn

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 89)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.4.2.5. Nâng cao năng lực quản lý xây dựng hạ tầng KT-XH nông thôn

a, Quản lý quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng KT - XH nông thôn

- Đây là yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả và đảm bảo những yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật của các công trình hạ tầng KT -XH ở nông thôn, chống tham ô, thất thoát, lãng phí tiêu cực trong hoạt động đầu tƣ và xây dựng. Việc quản lý này phải đƣợc triển khai thực hiện chặt chẽ ở 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ, giai đoạn thực hiện dự án, giai đoạn kết thúc dự án đƣa dự án vào khai thác sử dụng.

- Nêu cao vai trò của cấp chính quyền huyện, xã trong quản lý đầu tƣ xây dựng hạ tầng KT-XH ở nông thôn. Đặc biệt, vai trò của chính quyền cấp xã, vì đây là cấp thực hiện, nắm chắc đƣợc tiềm năng ngân sách, nguồn lực của địa phƣơng mình, cũng nhƣ năm chắc đƣợc sự cần thiết của dự án trong quá trình phát triển.

b, Quản lý quá trình khai thác, sử dụng hạ tầng KT - XH nông thôn

Để nâng cao hiệu quả quá trình phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn, cần: Khai thác cơ sở hạ tầng hiện có; phát huy tối đa công suất thiết kế; khai thác một cách đồng bộ các cơ sở hạ tầng trong một dự án và nhiều dự án; bảo vệ cơ sở hạ tầng hiện có; phân công, phân cấp hợp lý; cần xây dựng những nội quy cụ thể trong công tác bảo vệ; phải tổ chức duy tu, bảo dƣỡng định kỳ thƣờng xuyên và phát hiện sớm những hỏng hóc để sửa chữa kịp thời.

Do vậy, để tăng cƣờng quản lý quá trình khai thác, sử dụng hạ tầng KT- XH nông thôn, chính quyền địa phƣơng cần lƣu ý:

- Chủ thể quản lý sử dụng có thể do huyện, xã hay cộng đồng dân cƣ của xóm, thôn. Do vậy, tuỳ theo đặc điểm của các công trình hạ tầng KT - XH nông thôn để có sự phân cấp quản lý và phối hợp quản lý khai thác cho phù hợp.

- Hằng năm cần có một lƣợng nguồn vốn nhất định để thực hiện duy tu bảo dƣỡng, sửa chữa các công trình hạ tầng KT - XH ở nông thôn. Nguồn vốn này có thể lấy từ trích khấu hao đối với các cơ sở hạ tầng đƣợc phép trích khấu hao; từ khoản thu phí và lệ phí và có thể dùng ngân sách cấp bù.

3.4.2.6. Tăng cường phân cấp quản lý trong phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn

Cần đẩy mạnh thực hiện phân cấp và làm rõ chức năng trong quản lý của các cấp chính quyền địa phƣơng, đặc biệt cho chính quyền cấp xã trong hoạt động đầu tƣ và quản lý đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng KT - XH trong xây dựng NTM.

* Về chính quyền cấp huyện: cần xác định những dự án quan trọng về phát triển hạ tầng KT - XH trong xây dựng nông thôn mới trong những năm trƣớc mắt và xây dựng kế hoạch vốn đầu tƣ hàng năm trình lên chính quyền cấp tỉnh và các sở, ban, ngành. Khi thực hiện cần tăng cƣờng phân cấp cho xã về phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn, đồng thời chỉ đạo làm tốt chức năng kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động đầu tƣ do cấp xã tiến hành.

* Về chính quyền cấp xã: Chính quyền cấp xã là ngƣời chuyển tải toàn bộ đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc vào vùng nông thôn. Chính quyền cấp xã là ngƣời hành pháp trực tiếp ở nông thôn là tổ chức chính trị gần nhân dân và sát nhân dân nhất. Nhƣ vậy trong hệ thống chính trị, chính

quyền cấp xã là cầu nối giữa Nhà nƣớc và xã hội nông thôn là “nút” thông tin hai chiều giữa Đảng với nhân dân và nhân dân với Đảng.

Do vậy, sự phát triển của nông thôn luôn gắn với trình độ tổ chức, quản lý và năng lực điều hành của chính quyền cấp xã. Hiện nay, trong xây dựng nông thôn mới nói chung và phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn nói riêng, tính quyết định, khẳng định vai trò, chức năng của chính quyền xã thể hiện ở những điểm sau:

+ Chính quyền cấp xã phải là ngƣời xây dựng, đề xuất những dự án về phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn.

+ Chính quyền cấp xã là ngƣời cùng với cộng đồng làng xã tổ chức và quản lý toàn bộ quá trình phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn.

+ Chính quyền cấp xã là ngƣời tìm kiếm, động viên các nguồn lực khác để mở mang phát triển hạ tầng KT – XH ở nông thôn.

+ Chính quyền cấp xã là ngƣời cùng với các tổ chức đoàn thể của xã nâng cao hiệu quả sử dụng hạ tầng KT - XH nông thôn…

Thực hiện đƣợc những yêu cầu trên, chính quyền cấp xã sẽ thực sự trở thành một chủ thể hết sức quan trọng để phát triển hạ tầng KT - XH trong xây dựng nông thôn mới và còn phát huy tốt nội lực nông thôn với sự tham gia đóng góp tích cực về tiền vốn, sức lao động… của toàn dân. Trên cơ sở ấy, nó sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực hơn nữa để hoàn thành chƣơng trình mục tiêu về xây dựng NTM trên địa bàn xã mình. Do vậy, cần có chính quyền cấp xã vững mạnh với đội ngũ cán bộ chủ chốt có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có trình độ năng lực chuyên môn, có trách nhiệm với nhân dân để giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong sự phát triển của nông thôn, trong đó có vấn đề phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu trong luận văn này khẳng định lại việc xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng trong xây dựng NTM, có tính quyết định cho sự thành công đối với xây dựng NTM ở mỗi xã, mỗi địa phƣơng:

- Những bài học kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế cũng cho thấy nếu đặt hạ tầng KT-XH trong quy hoạch tổng thể và bảo đảm đƣợc tính đồng bộ; đồng thời nêu cao vai trò của Nhà nƣớc trong việc thúc đẩy các nguồn vốn đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng; phát huy tốt nguồn lực từ cộng đồng thì việc phát triển hạ tầng KT- XH sẽ có đƣợc sự thành công.

- Qua 03 năm triển khai thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM nói chung và phát triển hạ tầng KT-XH trong xây dựng NTM nói riêng, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, bất cập nhƣng đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, sự quản lý điều hành của các cấp chính quyền việc phát triển hạ tầng KT-XH trong xây dựng NTM trên địa bàn đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định, góp phần tích cực vào quá trình thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện, đƣợc thể hiện:

+ Việc đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đã đƣợc đầu tƣ xây dựng hiệu quả, đặc biệt là trong những lĩnh vực nhƣ giao thông, thuỷ lợi, xây dựng trƣờng học, trạm y tế...Trong 03 năm đã đầu tƣ xây dựng, nâng cấp cải tạo đƣợc 5,5 km đƣờng trục xã, liên xã; 33,5 km đƣờng trục xóm, liên xóm; cải tạo đƣợc 01 hồ, đập và trên 15,5 km kênh mƣơng; tăng thêm đƣợc 06 xã đạt chuẩn về tiêu chí điện; xây dựng đƣợc 02 chợ đạt chuẩn...; Hệ thống trƣờng, lớp học, trạm y tế, cơ sở vật chất văn hoá đƣợc đầu tƣ xây dựng cải tạo nâng cấp phục vụ công tác giáo dục và chăm sóc sức khoẻ, phục vụ cho các hoạt động văn hoá của nhân dân: trong 03 năm đã có 09 trƣờng học đạt chuẩn quốc gia; xây dựng đƣợc 14 hội trƣờng kiêm nhà văn hoá xã, xây mới đƣợc 7 trung tâm thể thao xã; xây mới đƣợc 83 nhà văn hoá khu dân cƣ, trong đó có 47 nhà văn hoá đạt chuẩn tiêu chí NTM. Đã có những hạ tầng đảm bảo đáp ứng đƣợc theo tiêu chí nông thôn mới, nhƣ bƣu điện (30/30 xã đạt), hệ thống điện (18/30 xã đạt), trƣờng học (5/30 xã đạt), chợ (2/30 xã đạt), giao thông (1/30 xã đạt)...

+ Huyện và xã đã chủ động xây dựng kế hoạch vốn, huy động nguồn lực phục vụ Chƣơng trình. Thực hiện có hiệu quả việc huy động, sử dụng các nguồn vốn, lồng ghép các chƣơng trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn nông thôn và vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp chƣơng trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Tăng cƣờng huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ các doanh nghiệp, vốn tín dụng, cùng các nguồn lực khác từ cộng đồng, đóng góp của nhân dân tham gia đầu tƣ, xây dựng các công trình. Huy động đƣợc sự tham gia của các doanh nghiệp ủng hộ xây dựng các công trình trƣờng học, trạm y tế, nhà văn hoá với số vốn khá lớn

+ Công tác tuyên truyền vận động xã hội hoá trong đầu tƣ xây dựng, vận động nhân dân hiến đất, hiến tài sản, đóng góp tiền, ngày công tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn có bƣớc chuyển biến tích cực.

- Đề tài đã đánh giá những điểm mạnh, điều yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển hạ tầng kinh tế xã hội ở huyện Cẩm Khê trong thời gian tới, và đã đƣa ra 6 nhóm giải pháp gồm: tăng cƣờng công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện; tuyên truyền vận động; huy động đa dạng các nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển; nâng cao vai trò chủ thể của ngƣời dân; nâng cao năng lực quản lý lý và tăng cƣờng phân cấp quản lý trong phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn. Nhằm phát triển có hiệu quả hơn nữa việc xây dựng hạ tầng KT-XH trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cẩm Khê.

2. Khuyến nghị

Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM đã triển khai đƣợc 3 năm, tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy những kết quả đạt đƣợc trong xây dựng hạ tầng KT-XH còn nhiều khó khăn, hạn chế. Qua những kết quả nghiên cứu từ đề tài này, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau:

- Cần quy định các trƣờng hợp đặc biệt có đền bù để tạo điều kiện cho xã, thôn dễ thực hiện việc huy động sự tham gia của dân trong việc hiến đất, công trình cho cộng đồng tạo mặt bằng thông thoáng để xây dựng hạ tầng KT-XH nông thôn.

- Đơn giản hoá các thủ tục đầu tƣ, thanh quyết toán đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt là giám sát đầu tƣ cộng đồng trong đâu tƣ xây dựng cơ bản nhằm nâng cao chất lƣợng các công trình, tránh lãng phí, thất thoát trong đầu tƣ.

- , tập trung vốn

xây dựng các công trình chính, để huy động ngƣời dân đóng góp xây dựng các công trình phụ trợ. Tập trung hoàn thành các tuyến đƣờng trục chính để nhân dân tự xây dựng đƣờng ngõ, xóm, liên thôn. Tránh đầu tƣ dàn trải nhƣ hiện nay tiêu chí nào cũng làm, cũng triển khai nhƣng lại không có tiêu chí nào đạt mà chất lƣợng các công trình lại không đảm bảo theo yêu cầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tuấn Anh (2012) – Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới, Tạp chí cộng sản điện tử (ngày 09/02/2012).

2. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá X (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”,NXB Chính trị quốc gia,Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Trung ƣơng khoá XI (2012), Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tặng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2013) Thông tư số 41/2013/TT – BNNPTNT ngày 04/10/2013 Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Hà Nội. 5. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyễn Trọng Đắc

(2005), Giáo trình phát triển nông thôn, NXB nông nghiệp, Hà Nội.

6. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Nguyễn Minh Hằng (2003), Một số vấn đề về hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc, Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc, NXB khoa học xã hội.

9. Huyện uỷ Cẩm Khê (2010), Văn kiện đại hội Đảng bộ huyện Cẩm Khê lần thứ XXVII - nhiệm 2010 – 2015, Cẩm Khê.

10. Nguyễn Đình Liêm (2006), CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn Đài Loan, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu Trung Quốc, NXB khoa học xã hội, Hà Nội. 11. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác –Lê nin – Dùng cho khối ngành kinh tế, quản trị

kinh doanh trong các trường đại học, cao đẳng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Đỗ Hoài Nam, Lê Cao Đoàn (2001), Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong quá

trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, NXB khoa học xã hội, Hà Nội. 13. Nguyễn Ngọc Nông, Lƣơng Văn Hinh, Đăng Văn Minh, Nguyễn Thị Bích Hiệp

(2003), Chiến lược quy hoạch sử dụng đất đai ổn định đến năm 2010, NXB nông nghiệp, Hà Nội.

14. Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (2007), Chiến lược cơ sở hạ tầng những vấn đề liên ngành, Hà Nội.

15. Lê Du Phong (1996), “Xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (số 13 tháng 8-9/1996), Tr 4- 8.

16. Vũ Đình Thắng, Hoàng Văn Định (2003), Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn, Trƣờng đại học Kinh tế quốc dân, NXB thống kê, Hà Nội.

17. Thủ tƣớng Chính phủ (2009), Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia NTM, Hà Nội.

18. Thủ tƣớng Chính phủ (2010), Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020”, Hà Nội.

19. Thủ tƣớng Chính phủ (2013), Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ Sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, Hà Nội. 20. Tỉnh uỷ Phú Thọ (2010), Văn kiện đại hội đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII -

nhiệm kỳ 2010 – 2015, Phú Thọ.

21. UBND tỉnh Phú Thọ (2013), Văn bản số 4140/UBND-KT5 ngày 09/10/2013 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc đánh giá, công nhận tiêu chí đát chuẩn và xã đạt chuẩn nông thôn mới, Phú Thọ.

22. UBND huyện Cẩm Khê (2013), Báo cáo số 223/BC-UBND ngày 18/11/2013 của UBND huyện Cẩm Khê về việc sơ kết 03 năm thực hiệ

ựng nông thôn mới, Cẩm Khê.

23. UBND xã Đồng Cam (2013), Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM xã Đồng Cam, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.

24. UBND xã Văn Khúc (2013), Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM xã Văn Khúc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.

25. UBND xã Xƣơng Thịnh (2013), Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM xã Xương Thịnh, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.

PHỤ LỤC

ĐẠI HỌC THÀI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐIỀU TRA

VỀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KT-XH TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Họ và tên ngƣời điều tra: Nguyễn Hải Sơn – Học viên cao học Lớp PTNT K20 Thời gian điều tra: ... ngày ... tháng ... năm 2014.

I. THÔNG TIN CHUNG CỦA CHỦ HỘ

1. Họ tên chủ hộ: ...

2. Tuổi: ... 3. Giới tính: Nam: Nữ:

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)