Quyền cầm cố

Một phần của tài liệu Quyền đối vật trong Luật tư La Mã và ảnh hưởng đối với pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 61)

3.5.1. Khái niệm.

Quyền cầm cố là một dạng quyền đối với tài sản của người khác nhằm bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ đang tồn tại. Theo pháp luật La Mã, quyền cầm cố là quyền tước đoạt tài sản của con nợ trong trường hợp con nợ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của họ đối với chủ nợ.

3.5.2. Nội dung.

Nghĩa vụ là quan hệ trái quyền, quan hệ tương đối trong đó chủ nợ chỉ có thể yêu cầu con nợ phải thực hiện nghĩa vụ của họ. Trong trường hợp con nợ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, chủ nợ có thể buộc người đó thực hiện nghĩa vụ và buộc phải chịu trách nhiệm do đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Điều đó chỉ có thể thực hiện được khi con nợ có tài sản, trong trường hợp họ không có tài sản khoặc không đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ thì quyền lợi của chủ nợ không được bảo đảm.

Để bảo đảm quyền lợi của chủ nợ trong trường hợp con nợ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của họ, khi tham gia vào quan hệ nghĩa vụ con nợ phải dùng tài sản của mình để bảo đảm trong trường hợp con nợ không thực hiện hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ, chủ nợ có thể thỏa mãn quyền của mình thông qua tài sản của con nợ- dùng vật quyền để bảo đảm việc thực hiện trái quyền.

Quyền cầm cố trong luật La Mã có đặc điểm sau:

- Vật cầm cố (đối tượng cầm cố) luôn luôn là đối tượng cầm cố cho dù thay đổi chủ sở hữu đối với vật cầm cố (quyền cầm cố được bảo vệ đối với bất cứ hành vi nào xâm phạm đối tượng cầm cố).

- Quyền cầm cố chỉ tồn tại khi có nghĩa vụ chính, nhằm bảo đảm nghĩa vụ chính được thực hiện và chỉ được áp dụng khi nghĩa vụ chính không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.

- Chủ nợ luôn có quyền ưu tiên thanh toán từ tài sản cầm cố (quyền thanh toán khoản nợ trước tiên so với các chủ nợ khác).

Các hình thức cầm cố:

- Bán đợ (Fiducia cum creditore): Con nợ chuyển giao tài sản cho chủ nợ cùng quyền sở hữu tài sản đó với điều kiện nếu con nợ thực hiện đúng nghĩa vụ thì chủ nợ phải hoàn trả lại cho con nợ tài sản đó. Xét về bản chất đây là hình thực bán tài sản với điều kiện được chuộc lại tài sản đã bán trong một thời hạn nhất định. Nếu con nợ đã thực hiện nghĩa vụ thì chủ nợ phải hoàn trả lại tài sản đó; điều này bất lợi cho con nợ từ hai khía cạnh: thứ nhất, khi tạo lập nghĩa vụ con nợ đã phải chuyển giao tài sản cho chủ nợ và thông thường giá trị của tài sản đã được chuyển giao lớn hơn nhiều so với nghĩa vụ được xác lập; thứ hai, tài sản đã chuyển giao thuộc sở hữu của chủ nợ vì vậy chủ nợ có quyền định đoạt tài sản, trong trường hợp này con nợ chỉ có thể yêu cầu chủ nợ bồi thường thiệt hại.

- Cầm cố trao tay (Pignus): con nợ chuyển cho chủ nợ vật cầm cố nhưng không chuyển giao quyền sở hữu tài sản cầm cố, chủ nợ nhận vật cầm cố là người chiếm giữ tài sản cầm cố nhưng được bảo hộ như người chiếm hữu tài sản. Trong trường hợp con nợ thực hiện đúng nghĩa vụ, chủ nợ phải trả lại cho con nợ đối tượng cầm cố. Phương thức này có nhược điểm là lãng phí vì trong thời gian cầm cố không ai được sử dụng tài sản cầm cố.

- Thế chấp (Hypotheca): con nợ không chuyển giao đối tượng cầm cố cho chủ nợ mà vẫn giữ tài sản cầm cố, có quyền khai thác và sử dụng tài sản cầm cố để đáp ứng nhu cầu của mình. Trong trường hợp con nợ không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ, chủ nợ có quyền yêu cầu bán tài sản đó để thỏa mãn quyền yêu cầu của mình trong nghĩa vụ chính.

Thông thường các hình thức cầm cố được áp dụng để bảo đảm các hợp đồng vay tài sản. Trong trường hợp thuê tài sản người cho thuê muốn bảo đảm người thuê phải trả tiền thuê, họ yêu cầu người thuê không được dịch chuyển tài sản của họ

dùng để canh tác trên mảnh đất đã thuê trong trường hợp tài sản mà người thuê dùng để canh tác mảnh đất thuê được coi là đối tượng cầm cố.

Để thiết lập quyền cầm cố pháp luật La Mã không yêu cầu phải thực hiện dưới hình thức nhất định nào, điều này dẫn đến tính không ổn định của chế định cầm cố. Vào thời kỳ quân chủ việc cầm cố phải thực hiện theo hình thức viết có sự chứng kiến của 3 người làm chứng nhằm bảo đảm hiệu lực của hợp đồng cầm cố.

Quyền cầm cố được chấm dứt trong các trường hợp sau: - Đối tượng cầm cố bị tiêu hủy;

- Sáp nhập tài sản là đối tượng cầm cố thành tài sản của bên nhận cầm cố; - Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố đã được thực hiện.

3.5.3. Quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo pháp luật La Mã và quy định của một số nước chịu ảnh hưởng của pháp luật La Mã như Pháp, Đức, Nhật Bản, quy định về cầm cố và thế chấp được cho vào mục Quyền tài sản. Tuy nhiên trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, quy định về cầm cố, thế chấp nằm trong Phần Nghĩa vụ dân sự và Hợp đồng dân sự, Mục Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Về bản chất, cầm cố, thế chấp… đều là các biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chính thông qua tài sản của bên có nghĩa vụ, tuy nhiên có sự khác biệt trong cách quy định giữa pháp luật La Mã và pháp luật Việt Nam cho thấy sự khác biệt trong quan điểm lập pháp về tính chất vật quyền của cầm cố. Như đã phân tích ở trên, theo pháp luật La Mã, quyền cầm cố được coi là một dạng quyền đối với tài sản của người khác nhằm bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ đang tồn tại. Như vậy có thể thấy pháp luật La Mã chú trọng đến quy định về đối tượng trong cầm cố, thế chấp, hay nói cách khác cầm cố trong pháp luật La Mã mang tính vật quyền (chú trọng đến quyền dõi theo vật). Trong khi đó, pháp luật Việt Nam coi cầm cố, thế chấp là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ - là một quan hệ phụ so với quan hệ nghĩa vụ chính (nghĩa vụ được bảo đảm) do đó cầm cố mang tính chất

Một phần của tài liệu Quyền đối vật trong Luật tư La Mã và ảnh hưởng đối với pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 61)