Nội dung của quyền sở hữu

Một phần của tài liệu Quyền đối vật trong Luật tư La Mã và ảnh hưởng đối với pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 46)

Quyền sở hữu bao gồm ba quyền năng: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.

- Quyền sử dụng:

Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng và khai thác lợi ích vật chất của tài sản trong phạm vi pháp luật cho phép. Thực hiện quyền sử dụng còn là việc dựa vào tính năng của vật mà con người khai thác lợi ích vật chất của chúng để thỏa mãn các nhu cầu trong sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, việc khai thác lợi ích vật chất của tài sản còn bao gồm cả việc thu nhận những kết quả của tài sản do tự nhiên mang lại. Việc sử dụng tài sản là một trong những quyền năng quan trọng và có ý nghĩa thực tế của chủ sở hữu. Chủ sở hữu có toàn quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức của tài sản theo ý chí tùy nghi của mình. Chủ sở hữu có thể trực tiếp sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc chuyển giao cho người khác trên cơ sở giao dịch dân sự.

Ngoài ra Khoản 2 Điều 194 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình cũng có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo quy định của pháp luật.

Quyền sử dụng là một quyền năng mà pháp luật quy định cho chủ sở hữu được phép sử dụng các tài sản của mình nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hoặc sản xuất, kinh doanh nhưng việc sử dụng đó không được gây thiệt hại và làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, không được trái với đạo đức chung của xã hội.

Thông thường, khi chủ sở hữu muốn chuyển quyền sử dụng cho người khác thì phải chuyển luôn quyền chiếm hữu tài sản, vì muốn khai thác công dụng của tài sản, trước hết người sử dụng phải thực hiện hành vi chiếm hữu. Quyền chiếm hữu có thể coi là tiền đề của quyền sử dụng.

- Quyền định đoạt:

Quyền định đoạt là quyền năng của chủ sở hữu quyết định về số phận của tài sản. Chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt ở hai góc độ: Định đoạt về số phận thực tế của vật và định đoạt về số phận pháp lý của vật. Việc một người thực hiện quyền định đoạt đối với vật sẽ làm chấm dứt hoặc thay đổi các quan hệ pháp luật liên quan

đến vật đó. Trong việc định đoạt về số phận pháp lý chủ sở hữu phải thiết lập với chủ thể khác quan hệ pháp luật dân sự, theo đó, pháp luật dân sự quy định người định đoạt tài sản phải là người có năng lực hành vi và trong trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục thì phải tuân theo những quy định đó.

Một phần của tài liệu Quyền đối vật trong Luật tư La Mã và ảnh hưởng đối với pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)