Quy định của Pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Quyền đối vật trong Luật tư La Mã và ảnh hưởng đối với pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 69)

Pháp luật được coi là công cụ sắc bén và hữu hiệu nhất trong việc bảo vệ quyền sở hữu, bảo đảm cho chủ sở hữu thực hiện có hiệu quả và hợp lý các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt một cách bình thường nhất. Bảo vệ quyền sở hữu chính là biện pháp tác động bằng pháp luật đối với hành vi xử sự của con người, ngăn ngừa những hành vi xâm hại đến chủ sở hữu khi người này thực hiện các quyền năng của mình. Nhà nước sử dụng nhiều ngành luật khác nhau để bảo vệ quyền sở hữu, như luật hành chính, luật hình sự, luật dân sự. Tuy nhiên, mỗi ngành luật bảo vệ quyền sở hữu theo những phương pháp, cách thức phù hợp với chức năng vốn có của nó.

Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam: Điều 255 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật.

Bộ luật Dân sự ghi nhận và phân biệt nhiều phương thức kiện dân sự khác nhau để bảo vệ quyền sở hữu:

- Kiện đòi lại tài sản:

Kiện đòi tài sản là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu tòa án buộc người có hành vi chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản cho mình. Đòi lại tài sản là một trong những phương thức bảo vệ quyền của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp. Quyền đòi lại tài sản được quy định tại Điều 256 Bộ luật Dân sự: Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản

đó. Tuy nhiên cũng có một số ngoài lệ như trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật Dân sự (Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu) và Điều 257, 258 Bộ luật Dân sự.

Những yêu cầu chung trong việc đòi lại tài sản:

Đối với nguyên đơn: người kiện đòi lại tài sản phải là chủ sở hữu của vật và phải chứng minh quyền sở hữu của mình đối với vật đang bị bị đơn chiếm giữ bất hợp pháp. Nếu nguyên đơn là người chiếm hữu hợp pháp thông qua hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng phù hợp với ý chí của chủ sở hữu thì người đó phải chứng minh mình là người có quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đang bị bị đơn chiếm giữ bất hợp pháp. Nguyên tắc chung là vật đang bị bị đơn chiếm giữ bất hợp pháp đã rời khỏi chủ sở hữu, người chiếm giữ hợp pháp ngoài ý chí của những người này thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền đòi lại tài sản từ người đang chiếm hữu bất hợp pháp. Trong phương thức kiện này, về nguyên tắc, người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và không ngay tình phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp. Khi lấy lại tài sản, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không phải bồi thường một khoản tiền nào, trừ trường hợp người chiếm giữ bất hợp pháp ngay tình phải bỏ ra chi phí hợp lý để sửa chữa tài sản, làm tăng giá trị tài sản.

Đối với bị đơn: người bị kiện phải trả lại tài sản là người đang thực tế chiếm hữu vật không có căn cứ pháp luật mà không ngay tình. Trong trường hợp người chiếm hữu, người sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật không ngay tình nhưng đã giao tài sản đó cho người thứ ba thì người thứ ba cũng có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó nếu chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có yêu cầu hoàn trả.

Nếu bị đơn là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình mà tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu như thông qua một giao dịch có đền bù (mua bán) và theo ý chí của người chiếm hữu có căn cứ pháp luật như người mượn, thuê…của chủ sở hữu, trong trường hợp này chủ sở hữu không

được kiện đòi lại tài sản ở người đang thực tế chiếm hữu, mà chủ sở hữu sẽ kiện người mình đã chuyển giao tài sản theo hợp đồng đề đòi bồi thường thiệt hại.

Bị đơn là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đối với động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu đòi lại tài sản trừ trường hợp người chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định đó bị hủy hoặc sửa.

- Kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp:

Chủ sở hữu có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình, có quyền khai thác lợi ích vật chất của tài sản để thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Bằng các quy phạm pháp luật cụ thể, Bộ luật Dân sự đã tạo điều kiện để chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp thực hiện quyền của mình, bảo vệ các quyền lợi hợp pháp đó và cấm mọi hành vi cản trở trái pháp luật. Người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu, sử dụng, đianh đoạt tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình theo thỏa thuận với chủ sở hữu tài sản đó hoặc theo quy định của pháp luật (Điều 194 Bộ luật Dân sự).

Để thực hiện quyền năng hợp pháp này, Bộ luật Dân sự cho phép chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ, yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó. Ngoài việc công nhận quyền trên, Điều 259 Bộ luật Dân sự còn quy định: Nếu người có hành vi cản trở trái pháp luật không tự nguyện chấm dứt thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác áp dụng các biện pháp ngăn chặn và buộc người có hành vi cản trở phải chấm dứt hành vi cản trở đó.

Phương thức này nhằm bảo đảm để chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp được sử dụng và khai thác công dụng của tài sản một cách bình thường.

- Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại:

Điều 260 Bộ luật Dân sự quy định: Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại. Quy định này áp dụng trong các trường hợp sau: Người chiếm hữu hợp pháp bán tài sản cho người thứ ban ngay tình thì chủ sở hữu yêu cầu người chiếm hữu hợp pháp phải bồi thường giá trị của tài sản.Người chiếm hữu hợp pháp hoặc bất hợp pháp đã bán tài sản cho người khác mà không tìm thấy người mua nữa hoặc tài sản đã bị tiêu hủy… Trong trường hợp này, chủ sở hữu không thể lấy lại được tài sản của mình và luật cho phép chủ sở hữu lựa chọn phương thức kiện đòi bồi thường thiệt hại. Nghĩa là chủ sở hữu có quyền kiện đòi người chiếm hữu hợp pháp hoặc bất hợp pháp tài sản của mình phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra cho chủ sở hữu có thể bao gồm cả hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó.

CHƢƠNG IV

ẢNH HƢỞNG CỦA TƢ PHÁP LA MÃ ĐẾN PHÁP LUẬT CÁC NƢỚC

Một phần của tài liệu Quyền đối vật trong Luật tư La Mã và ảnh hưởng đối với pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)