Phân biệt chiếm hữu và thực tế chiếm hữu

Một phần của tài liệu Quyền đối vật trong Luật tư La Mã và ảnh hưởng đối với pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 35)

Không phải mọi việc thực tế kiểm soát và chi phối vật đều được coi là chiếm hữu. Sự khác nhau giữa chiếm hữu (Possessio Civilis) và thực thế chiếm hữu (detention - Posessio naturalis) ở chỗ:

Đối với chiếm hữu phải có hai thành tố cấu thành: thứ nhất, phải có thực tế nắm giữ (corpus possessionis), chi phối vật; thứ hai, ý chí chiếm hữu (animus possessionis). Tuy nhiên không phải bất cứ ý chí chiếm hữu nào cũng được coi là animus possessionis, ví dụ như việc một người sử dụng tài sản theo hợp đồng thuê, mượn chiếm giữ tài sản theo ý chí của chủ sở hữu tài sản, họ chỉ là người nắm giữ tài sản chứ không phải là người chiếm hữu tài sản. Như vậy chiếm hữu với ý nghĩa pháp lý phải có 2 thành tố: thực tế chiếm giữ vật và coi vật đó là của mình mà không phụ thuộc vào ý chí của người khác.

Chủ sở hữu đích thực của tài sản là người chiếm hữu, những người do sự nhầm lẫn mà coi vật đó là của mình, coi mình là chủ sở hữu tài sản nhưng trên thực tế họ chỉ là người chiếm hữu ngay tình. Người chiếm hữu bất hợp pháp là người tuy biết rằng không phải vật đó thuộc sở hữu của họ nhưng biểu hiện bên ngoài như là chủ sở hữu, luôn coi vật đó là của mình mà không phụ thuộc vào ý chí của người khác. Như vậy chiếm hữu là thực tế nắm giữ, quản lý tài sản và coi tài sản đó là của mình mà không phụ thuộc vào ý chí của người khác còn chiếm giữ là thực tế nắm giữ, quản lý vật nhưng không coi vật đó là của mình, nắm giữ theo ý chí của người khác, phụ thuộc vào ý chí của người khác.

Một phần của tài liệu Quyền đối vật trong Luật tư La Mã và ảnh hưởng đối với pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)