Quyền dụng ích cá nhân

Một phần của tài liệu Quyền đối vật trong Luật tư La Mã và ảnh hưởng đối với pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 59)

3.4.1 Khái niệm.

Quyền dụng ích cá nhân (Ususfruct- Servitus cá nhân) là quyền đối với tài sản của người khác được xác lập cho một chủ thể xác định được hưởng đối với tài sản đó. Quyền dụng ích cá nhân được định nghĩa trong quyển Digesta: quyền sử dụng tài sản của người khác cũng như quyền thu hoạch mọi lợi tức do tài sản đó mang lại nhưng với điều kiện phải bảo toàn tài sản nguyên vẹn. Quyền dụng ích cá nhân là quyền sử dụng gắn liền với một cá nhân và không dịch chuyển được.

3.4.2. Nội dung.

Dụng ích cá nhân được xác lập cho một chủ thể xác định và chỉ có người đó được hưởng, không được coi là di sản thừa kế của người đó sau khi họ chết. Người được hưởng dụng ích có quyền khai thác tài sản, sử dụng tài sản đúng mục đích, công dụng của tài sản đó, được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Người được hưởng dụng ích phải sử dụng tài sản đúng mục đích, đảm bảo tài sản đó không làm xấu đi tình trạng tài sản. Luật La Mã quy định: cha mẹ luôn có quyền dụng ích cá nhân đối với tài sản của con cái, chủ nô cũ luôn có quyền dụng ích cá nhân đối với tài sản của nô lệ cũ (đã được chủ nô cho thành người tự do).

Người được hưởng dụng ích phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nếu không sử dụng tài sản đúng mục đích hoặc lạm quyền trong việc sử dụng tài sản. Trong trường hợp vật thay đổi mục đích sử dụng do điều kiện tự nhiên mà không do lỗi của người được hưởng dụng ích thì họ không phải chịu trách nhiệm trong việc thay đổi bản chất của vật đó. Tuy nhiên, do việc thay đổi này nên mục đích dụng ích cũng không cần tồn tại vì vậy dụng ích cũng chấm dứt.

Quyền dụng ích cá nhân bao gồm 4 loại như sau:

- Ususfructus: Quyền được sử dụng và thu hoa lợi suốt đời (bắt nguồn từ hai từ: usu – sử dụng và fructus – hoa lợi), trong đó bao gồm cả quyền cho thuê và quyền bán hoa lợi đi.

- Usus: Quyền hạn chế hơn, chỉ được sử dụng chứ không được hưởng hoa lợi (đôi khi chỉ được hưởng hoa lợi trong phạm vi nhu cầu cá nhân của chính người sử dụng).

- Habitatio: Quyền được sống trong ngôi nhà thuộc sở hữu của người khác. - Operae servorum vel animalium: Quyền được sử dụng nô lệ và gia súc của

người khác.

Quyền dụng ích được xác lập theo ý chí của chủ sở hữu tài sản thông qua hành vi pháp lý đơn phương của họ hoặc theo hợp đồng giữa chủ sở hữu tài sản với người được hưởng dụng ích. Quyền dụng ích có thể được xác lập theo quy định của pháp luật thông qua tòa án, hoặc theo thời hiệu. Việc sử dụng này phải công khai, không sử dụng bạo lực.

Quyền dụng ích chấm dứt khi đối tượng dụng ích không còn hoặc người được hưởng dụng ích chết, hoặc sự cần thiết của dụng ích không còn tồn tại.

3.4.3. Quy định của pháp luật Việt Nam.

Bộ luật Dân sự 2005 của Viêt Nam không có khái niệm quyền dụng ích cá nhân và cũng không có quy định liên quan đến vấn đề này.

Một phần của tài liệu Quyền đối vật trong Luật tư La Mã và ảnh hưởng đối với pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)