Xác lập và chấm dứt chiếm hữu

Một phần của tài liệu Quyền đối vật trong Luật tư La Mã và ảnh hưởng đối với pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 37)

Việc xác định ý chí chiếm hữu cần phải làm rõ mục đích chiếm hữu dựa trên cơ sở pháp lý dẫn đến việc chiếm hữu đối với vật. Một người nhận được một tài sản thông qua mua bán, khi đó người bán chuyển cho người mua tài sản, quyền sở hữu đối với tài sản; một người khác cũng nhận được tài sản đó nhưng lại thông qua hợp đồng thuê. Cả hai đều thực hiện hành vi nhận tài sản nhưng người thứ nhất thực hiện hành vi với ý chí chiếm hữu còn người thuê chỉ là người chiếm giữ. Một câu hỏi đặt ra là kẻ cắp theo pháp luật La Mã là người chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình nhưng dù sao hắn ta vẫn là người chiếm hữu, vẫn có ý chí chiếm hữu và luôn coi vật đã ăn cắp được là của mình, vì vậy nếu người chủ sở hữu thực sự muốn yêu cầu người đang chiếm hữu vật trả lại cho mình thì phải chứng minh vật thuộc sở hữu của họ bị người chiếm hữu ăn cắp? Điều này làm cho chủ sở hữu đích thực trở nên khó khăn vì khó có thể chứng minh được hành vi ăn cắp mà chỉ có thể yêu cầu hoàn trả lại tài sản từ chiếm hữu bất hợp pháp. Tuy nhiên có thể lý giải rằng việc thừa nhận sự chiếm hữu của kẻ trộm là nhằm mục đích không cho phép chủ sở

hữu dùng vũ lực tước đoạt lại tài sản từ tay kẻ trộm. Chủ sở hữu khi đó phải kiện kẻ trộm ra tòa án để đòi lại vật. Pháp luật La Mã quy định nếu chủ sở hữu sử dụng vũ lực để lấy lại vật của mình thì chủ sở hữu sẽ bị mất quyền sở hữu. Quy định này nhằm mục đích hạn chế bớt tình trạng lạm dụng vũ lực, kẻ mạnh ức hiếp kẻ yếu.

Chiếm hữu được chấm dứt khi một trong hai thành tố cấu thành nên chiếm hữu không còn tồn tại: hoặc là thực tế nắm giữ, kiểm soát vật không còn hoặc người chiếm hữu tuyên bố ý định từ bỏ việc chiếm hữu hoặc vật không còn tồn tại do sự kiện khách quan làm vật bị tiêu hủy.

Một phần của tài liệu Quyền đối vật trong Luật tư La Mã và ảnh hưởng đối với pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)