Trong khi đó tại Điều 5 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định: "Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về sở hữu trí tuệ của Luật này với quy định của luật khác thì áp dụng quy định của Luật này". Do vậy, đối với trường hợp chuyển giao đối tượng quyền sở hữu công nghiệp có kèm theo chuyển giao công nghệ thì những vấn đề liên quan đến đối tượng sở hữu công nghiệp sẽ do Luật sở hữu trí tuệ điều chỉnh. Nếu Luật sở hữu trí tuệ không quy định, thì những vấn đề về chuyển giao công nghệ sẽ do Luật Chuyển giao công nghệ điều chỉnh.
Thứ tư, nếu giữa văn bản pháp luật trong nước và điều ước quốc tế có
quy định khác nhau, về nguyên tắc sẽ ưu tiên áp dụng những quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Điều này đảm bảo cho các quan hệ pháp luật được điều chỉnh phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập.
2.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
2.2.1. Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng chuyển giao công nghệ nghệ
2.2.1. Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng chuyển giao công nghệ nghệ chuyển giao, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo quy định tại Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ, đối tượng công nghệ được chuyển giao là một phần hoặc toàn bộ công nghệ sau đây:
- Bí quyết kỹ thuật. Khái niệm bí quyết kỹ thuật được giải thích là những thông tin được tích lũy, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ. Ví dụ, trong dự án thực