Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài trong những năm gần đây bắt đầu khởi sắc và ngày càng phát triển. Tính đến nay có hàng trăm dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại hàng chục quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng, việc chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài còn chưa tương xứng với tiềm năng, cần phải khuyến khích phát triển hơn nữa. Theo quan điểm của người viết, có một số điểm đáng lưu ý sau đây về hợp đồng chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài:
Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã ký kết và
thực hiện các hợp đồng chuyển giao công nghệ ra nước ngoài với bên nhận chuyển giao là các doanh nghiệp thuộc cùng hệ thống công ty đa quốc gia. Những hợp đồng chuyển giao công nghệ loại này chủ yếu nhằm thực hiện việc chuyển giá, để các công ty đa quốc gia có lợi nhuận cao hơn do được ưu đãi về thuế ở nhiều quốc gia khác nhau (thuế suất đối với xuất khẩu công nghệ ở Việt Nam là 0%). Đây là một hiện tượng pháp lý cần phải làm rõ, nhằm hạn chế những thiệt hại cho nhà nước, đồng thời tránh để nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng nền kinh tế mở cửa của Việt Nam để trục lợi bất chính.
Thứ hai, các hợp đồng chuyển giao công nghệ được ký kết chủ yếu
mỳ ăn liền, mỳ chính, công nghệ sản xuất những công cụ nhỏ và các sản phẩm tiêu dùng từ nhựa… Do công nghệ của Việt Nam nhìn chung còn lạc hậu, nên những sản phẩm công nghệ chưa có giá trị cao. Lĩnh vực công nghệ tin học cũng có nhiều sản phẩm có giá trị, nhưng do việc bảo hộ về bản quyền còn nhiều lỏng lẻo, nên chưa có được sự tin tưởng của các bạn hàng nước ngoài.