Các giai đoạn phát triển của pháp luật về hợp đồng chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu Hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 45 - 51)

2.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM

2.1.1. Các giai đoạn phát triển của pháp luật về hợp đồng chuyển giao công nghệ giao công nghệ

Kể từ khi Đảng và nhà nước chủ trương chuyển đổi nền kinh tế từ chế độ kinh tế tập trung, bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì vấn đề xây dựng hành lang pháp lý cho mọi mặt của đời sống kinh tế luôn được quan tâm, trong đó có lĩnh vực chuyển giao công nghệ, với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh. Nhằm thể chế hóa những chủ trương của Đảng, kể từ năm 1990 đến nay, hệ thống văn bản pháp luật về chuyển giao công nghệ nói chung và hợp đồng chuyển giao công nghệ nói riêng lần lượt được ra đời, được bổ sung, thay thế nhằm đảm bảo điều chỉnh sát và phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể. Các văn bản pháp lý này có nhiều mức độ hiệu lực khác nhau, từ văn bản luật đến các văn bản dưới luật. Giai đoạn đầu tiên, từ những năm đầu đổi mới, Nhà nước ta đã chủ trương sẽ nhập công nghệ là chủ yếu, bên cạnh đó khuyến khích phát triển công nghệ trong nước. Trong giai đoạn này, một số văn bản luật và dưới luật đã ra đời để cụ thể hóa chủ trương đó. Chẳng hạn, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành ngày 29/12/1987, Pháp lệnh Chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam ngày 10/12/1988, Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngày 28/1/1989… Các văn bản pháp luật này, mà chủ yếu là Pháp lệnh Chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam đã tạo khuôn khổ pháp lý bước đầu, nhưng mới chỉ điều chỉnh một

hình thức chuyển giao chủ yếu là thông qua hoạt động đầu tư nước ngoài. Với sự điều chỉnh này, nước ta đã thu hút được ngày càng nhiều hơn nguồn vốn đầu tư nước ngoài, góp phần nâng cao năng lực công nghệ và tăng cường khả năng cạnh tranh cho các hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam. Mặc dù vậy, các văn bản pháp luật trong giai đoạn này vẫn thiếu những quy phạm điều chỉnh hợp đồng chuyển giao công nghệ trong nước và hợp đồng chuyển giao công nghệ ra nước ngoài. Đồng thời, chúng cũng bộc lộ nhiều bất cập như: Khái niệm về công nghệ và chuyển giao công nghệ chưa rõ ràng và chưa đầy đủ; các điều khoản của hợp đồng quy định quá chi tiết làm giảm khả năng linh hoạt trong thương lượng giao kết hợp đồng; thủ tục phê duyệt hoặc đăng ký hợp đồng còn rườm rà, phức tạp, tốn nhiều thời gian...

* Một dấu mốc quan trọng của hệ thống văn bản pháp luật về hợp đồng chuyển giao công nghệ là Bộ luật Dân sự năm 1995. Tại phần thứ 6, chương III về chuyển giao công nghệ đã quy định các vấn đề rất cơ bản như: đối tượng chuyển giao công nghệ, nội dung chuyển giao công nghệ, quyền chuyển giao công nghệ, công nghệ không được chuyển giao và các vấn đề về hợp đồng chuyển giao công nghệ. Đến ngày 01/7/1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/1998/NĐ-CP quy định rất chi tiết tất cả những cụm vấn đề về chuyển giao công nghệ và hợp đồng chuyển giao công nghệ như: điều kiện chuyển giao công nghệ, nội dung chuyển giao công nghệ, các công nghệ không được chuyển giao, hợp đồng chuyển giao công nghệ và quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, một số văn bản điều chỉnh về sở hữu công nghiệp đã góp phần bổ sung cho các quy định về chuyển giao công nghệ liên quan đến các đối tượng sở hữu công nghiệp như Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996, Nghị định 06/2001/NĐ-CP ngày 01/2/2001 sửa đổi, bổ sung Nghị định 63/CP… Mặc dù còn một số bất cập nhưng những quy định trong những văn bản này đã tạo hành lang pháp lý tương đối hoàn chỉnh cho hoạt động chuyển giao công nghệ trong giai đoạn này và có nhiều bước phát triển đáng kể so với giai đoạn trước đó [21, tr. 223- 236].

Sau một thời gian áp dụng các văn bản nêu trên, nhiều quy định không còn phù hợp nên ngày 2/2/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2005/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2005/NĐ-CP, tạo một hành lang pháp lý thông thoáng và hiệu quả hơn trong hoạt động chuyển giao công nghệ, tạo "bước đệm" cho việc ra đời của Luật Chuyển giao công nghệ. Song song với những quy định trên, ngày 10/5/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2000/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ.

Trong hệ thống các quy định về chuyển giao công nghệ thời gian này, các vấn đề sau của hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được tập trung giải quyết:

Thứ nhất, Hợp đồng chuyển giao công nghệ được yêu cầu ký kết dưới

dạng văn bản. Thời hạn hợp đồng chuyển giao công nghệ trong nước bị hạn chế là là 7 năm, nếu gia hạn thì không quá 3 năm. Đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, thời hạn được xác định theo thời hạn đầu tư. Việc thanh toán trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận theo các phương thức sau đây: góp vốn liên doanh, trả theo kỳ vụ, trả gọn một lần hoặc nhiều lần. Thời điểm tính giá thanh toán và kết thúc tính giá thanh toán do các bên thỏa thuận, có thể trùng hoặc không trùng với thời hạn của hợp đồng. Tuy nhiên, việc thanh toán chỉ được thực hiện sau khi hợp đồng chuyển giao công nghệ có hiệu lực. Giá chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận. Bên được chuyển giao có quyền chuyển giao lại công nghệ nếu được bên chuyển giao đồng ý.

Thứ hai, các dạng chuyển giao công nghệ: chuyển giao kết quả nghiên

cứu triển khai công nghệ mới theo các loại hình chuyển giao sau đây:

+ Chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa và các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang trong thời hạn được pháp luật Việt Nam bảo hộ và được phép chuyển giao.

+ Chuyển giao các bí quyết về công nghệ, kiến thức dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu về công nghệ có kèm hoặc không kèm theo máy móc, thiết bị.

+ Chuyển giao các giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ. + Thực hiện các hình thức hỗ trợ chuyển giao công nghệ để bên nhận chuyển giao công nghệ có được năng lực công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ với chất lượng được xác định trong hợp đồng

Thứ ba, vấn đề phát triển công nghệ: bên nhận chuyển giao có quyền

cải tiến, phát triển công nghệ được chuyển giao mà không cần phải thông báo cho bên chuyển giao biết, trừ trường hợp trong hợp đồng chuyển giao công nghệ có thỏa thuận khác.Việc chuyển giao những cải tiến, phát triển đối với công nghệ được chuyển giao có thể theo thỏa thuận trong hợp đồng, thông qua một hợp đồng bổ sung hoặc một hợp đồng mới trên cơ sở các bên bình đẳng và cùng có lợi.

Thứ tư, thiết bị kỹ thuật được chuyển giao: Nếu việc chuyển giao công

nghệ thông qua việc chuyển giao dây chuyền thiết bị sản xuất một phần, toàn bộ hoặc của một dự án đầu tư thì phần chuyển giao công nghệ được lập thành một phần riêng của một hợp đồng nhận thiết bị. Chi phí chuyển giao công nghệ phải được tính riêng. Nếu việc chuyển giao công nghệ có kèm theo máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật thì trong hợp đồng phải có danh mục các máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật ấy.

Thứ năm, quyền sở hữu công nghiệp trong chuyển giao công nghệ:

Nếu việc chuyển giao công nghệ kèm theo quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp và các nội dung khác, thì phần chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được lập thành một phần riêng trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.

hợp đồng chuyển giao công nghệ phải đăng ký được quy định cụ thể: + Hợp đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam; + Hợp đồng chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;

+ Hợp đồng chuyển giao công nghệ trong nước có giá trị từ 500 triệu đồng Việt Nam trở lên. Những hợp đồng chuyển giao công nghệ có giá trị thấp hơn cũng có thể được đăng ký để hưởng những chính sách ưu đãi của nhà nước về chuyển giao công nghệ.

Từ những quy định trên đây về hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong giai đoạn này, có thể thấy pháp luật Việt Nam đã dần hoàn chỉnh những quy định về hợp đồng chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định, cụ thể là:

Thứ nhất, việc giới hạn thời hạn có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao

công nghệ đã trở nên bất cập. Điều đó không những làm hạn chế sự tự do thỏa thuận của các bên trong hoạt động chuyển giao công nghệ, mà còn làm cho việc chuyển giao không phủ hợp với những nội dung chuyển giao cụ thể, ví dụ có những công nghệ có thời gian chuyển giao lâu hơn 10 năm, hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện. Bên cạnh đó, quy định này đã hạn chế quyền của bên nhận chuyển giao nếu muốn có được những kết quả hoàn thiện đối với công nghệ đã chuyển giao từ phía bên chuyển giao sau thời hạn nói trên.

Thứ hai, vấn đề bồi thường thiệt hại trong chuyển giao công nghệ

chưa được bảo đảm. Quy định tại Điều 819 về chuyển giao công nghệ trong Bộ luật Dân sự 1995 đã không có quy định về bồi thường thiệt hại hoặc trả thêm tiền bồi thường thiệt hại cho bên chuyển giao công nghệ đã làm cho các nhà cung cấp công nghệ tiềm năng không sẵn sàng chuyển giao công nghệ vào Việt Nam. Mặc dù các bên trong hợp đồng chuyển giao công nghệ hoàn toàn có thể thỏa thuận về những nội dung này, nhưng việc có những quy định pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên là cần thiết.

Thứ ba, bất cập trong quy định về phương thức chuyển giao công

nghệ. Bộ luật Dân sự 1995 tại Điều 806 về đối tượng chuyển giao công nghệ đã có sự nhầm lẫn giữa phương thức chuyển giao và đối tượng chuyển giao. Không những thế, phạm vi các đối tượng chuyển giao cũng tương đối hẹp, không phù hợp với thực tiễn và những chuẩn mực quốc tế về chuyển giao công nghệ.

Thứ tư, yêu cầu không hợp lý của việc đăng ký hợp đồng chuyển giao

công nghệ. Các trường hợp phải đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ không dựa trên sự tác động của công nghệ được chuyển giao đối với nền kinh tế và xã hội mà dựa trên sự phân biệt về địa lý và giá trị, tạo cảm giác "phân biệt đối xử" đối với các chủ thể trong và ngoài nước và "quyền chọn lựa" không thỏa đáng về giá trị hợp đồng. Đồng thời, do sự yếu kém trong khâu thẩm định công nghệ, các yêu cầu về đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ không phát huy thực sự được ý nghĩa và vai trò của nhà nước trong quản lý hợp đồng chuyển giao công nghệ mà thực chất đã tạo thêm "rào cản", làm chậm quá trình chuyển giao và tiếp nhận công nghệ của các bên tham gia.

* Bộ luật Dân sự 2005 ra đời đã đánh dấu một mốc mới trong sự phát triển của pháp luật về chuyển giao công nghệ và hợp đồng chuyển giao công nghệ. Thay vì những quy định chi tiết (trong 20 điều luật) của Bộ luật Dân sự 1995, Bộ luật Dân sự 2005 chỉ quy định có tính chất khái quát từ Điều 754 đến Điều 757 đã tạo khung pháp lý chỉ dẫn đến các văn bản pháp luật chuyên ngành như pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp Luật Chuyển giao công nghệ. Trong những quy định này, Bộ luật Dân sự đã xác định rõ quyền chuyển giao công nghệ, đối tượng chuyển giao công nghệ, các công nghệ cấm chuyển giao và hợp đồng chuyển giao công nghệ. Đáng ghi nhận nhất là quy định về đối tượng chuyển giao công nghệ đã được ghi nhận chính xác và phù hợp hơn.

Ngày 29/11/2005, Quốc hội đã thông qua Luật sở hữu trí tuệ, có hiệu lực ngày 01/7/2006, trong đó có những quy định về quyền sở hữu công nghiệp, việc chuyển giao đối tượng sở hữu công nghiệp. Nếu việc chuyển

giao quyền sở hữu công nghiệp có trong chuyển giao công nghệ thì những quy định của Luật sở hữu trí tuệ sẽ có hiệu lực điều chỉnh.

Luật Chuyển giao công nghệ được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực vào ngày 1/7/2007 là một bước tiến rất quan trọng trong sự phát triển của pháp luật về chuyển giao công nghệ. Với 7 chương, 61 điều, Luật Chuyển giao công nghệ đã quy định rất cụ thể tất cả những vấn đề liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ, trong đó hợp đồng chuyển giao công nghệ là một nội dung rất quan trọng.

Bên cạnh những văn bản Luật chủ đạo trên, nhiều văn bản Luật khác cũng có những nội dung đề cập đến những khía cạnh khác của hoạt động

Một phần của tài liệu Hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)