Hợp đồng chuyển giao công nghệ có đối tượng là công nghệ được chuyển giao, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo quy định tại Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ, đối tượng công nghệ được chuyển giao là một phần hoặc toàn bộ công nghệ sau đây:
- Bí quyết kỹ thuật. Khái niệm bí quyết kỹ thuật được giải thích là những thông tin được tích lũy, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ. Ví dụ, trong dự án thực
nghiệm nuôi chim yến trong nhà ở Khánh Hòa đã và đang được Công ty Yến sào Khánh Hòa phổ biến và chuyển giao, các hộ nuôi cần phải nắm rất vững các bí quyết kỹ thuật chăm sóc chim yến, xây dựng nhà yến. Đó là các kiến thức, kinh nghiệm đã được tích lũy về các thói quen của chim yến, các sở thích về nơi làm tổ, độ ẩm, cách thức gác cột để làm tổ... để tạo ra sức hấp dẫn và thu hút chim yến làm tổ và đẻ trứng.
- Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu. Ví dụ, trong một giao dịch chuyển giao công nghệ giữa một công ty sản xuất máy và các thiết bị may mặc Nhật Bản và một công ty sản xuất máy và các thiết bị may mặc ở Việt Nam, các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bên chuyển giao đã chuyển giao cho bên nhận chuyển giao các kiến thức kỹ thuật về sản xuất máy may và phụ tùng, linh kiện máy may dưới dạng các tài liệu thiết kế (tài liệu thiết kế gá gia công gồm các bản vẽ về gá dùng cho các máy mài, máy phay ngang, máy phay đứng, máy tiện, máy khoan... với mục đích gia công và sản xuất các phụ tùng của máy may công nghiệp....), tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật (tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật đối với bộ phận trục máy gồm: trục máy, trục đỡ, khối đỡ, bạc đạn, vòng đỡ bạc đạn, trục đệm, vòng đệm, bệ đỡ buton, cam, bộ phận di chuyển liên kết, trục dẫn liên kết, thanh trục, khớp nối, trục lăn, puli, bộ phận dừng chuyển động, trục đổi đai... gồm các bản vẽ chi tiết có ghi chú tiêu chuẩn sản xuất, gia công và loại nguyên liệu sử dụng... của từng bộ phận có liên quan đến trục máy...), Tài liệu hướng dẫn sản xuất trong các công đoạn, Tài liệu hướng dẫn gia công, Tài liệu hướng dẫn kiểm tra chất lượng, tài liệu hướng dẫn quản lý.... Các tài liệu này được thể hiện dưới dạng các phương án, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, thông tin dữ liệu.
- Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ. Tuy không được định nghĩa trong luật nhưng theo người viết, khái niệm giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ được hiểu là những phương án hoặc kỹ năng
được xây dựng từ nền tảng công nghệ đang được áp dụng, nhằm giảm bớt chi phí hoặc gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Tương tự như các quy định của pháp luật một số quốc gia khác, Luật Chuyển giao công nghệ cũng ghi nhận: Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp. Sự tách bạch này là cần thiết nhằm đảm bảo phải xác định riêng giá trị của công nghệ hàm chứa trong các đối tượng sở hữu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhượng quyền thương mại (franchising) được các tổ chức quốc tế và pháp luật nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam) coi là một hình thức chuyển giao công nghệ, nhưng thường không được quy định trong các luật về chuyển giao công nghệ mà thường quy định trong luật thương mại. Đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương mại, tức là quyền tiền hành kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo cách thức của bên nhượng quyền quy định, cùng với đó là việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. Như vậy, phạm vi đối tượng chủ yếu chung của cả nhượng quyền thương mại và chuyển giao công nghệ là các đối tượng sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, nhượng quyền thương mại và chuyển giao công nghệ lại có những điểm khác biệt. Thứ nhất, nhượng quyền thương mại là phương thức mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thông qua việc cho phép một doanh nghiệp khác được sản xuất kinh doanh trên cơ sở uy tín, tên thương mại, công nghệ... của bên nhượng quyền (ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy nhượng quyền thương mại đã được thực hiện rất thành công tại việc kinh doanh cafe Trung Nguyên và Phở 24). Trong khi đó, chuyển giao công nghệ đơn thuần là việc chuyển giao các công nghệ để ứng dụng vào quá trình sản xuất. Thứ hai, trong nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền chỉ được sử dụng các công nghệ mà mình nhận được để sản xuất, cung ứng các loại dịch vụ có cùng chất lượng, hình thức và dưới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại của bên nhượng quyền. Bên cạnh đó, bên nhận quyền còn phải tuân theo sự bày trí cửa hàng, cung cách phục vụ khách hàng, phương pháp xúc tiến. Trong khi đó, một đơn vị nhận chuyển giao công nghệ có quyền ứng
dụng công nghệ đó để sản xuất ra sản phẩm dưới bất kỳ thương hiệu, kiểu dáng, tên thương mại mà họ mong muốn, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
Thứ ba, nhượng quyền thương mại có phạm vi đối tượng không chỉ tập trung
tại quy trình sản xuất (như trong chuyển giao công nghệ) mà còn cả các quy trình sau sản xuất nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, quy trình quản lý - không chỉ giới hạn ở cơ cấu tổ chức kinh doanh, kiểm toán, nhân sự, thậm chí cả tiêu chuẩn thiết kế, trang trí cửa hàng, nhà xưởng. Thứ tư, trong
nhượng quyền thương mại, sự hỗ trợ kiểm soát của bên nhượng quyền đối với bên nhạn quyền là một nội dung không thể thiếu nhằm đảm bảo tính thống nhất của toàn bộ hệ thống nhượng quyền. Trong khi đó, sau khi chuyển giao công nghệ xong, bên chuyển giao thông thường không hỗ trợ cũng như không thực hiện quyền kiểm soát đối với bên nhận chuyển giao.
Theo Luật Thúc đẩy chuyển giao công nghệ của Hàn Quốc, đối tượng của hợp đồng chuyển giao công nghệ là sáng chế, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đã được đăng ký theo Luật bảo hộ độc quyền sáng chế, các công nghệ mang tính sở hữu trí tuệ, tài sản được thể hiện bằng các bí quyết kỹ thuật, phần mềm, thông tin công nghệ, thiết kế. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, Luật đổi mới công nghệ (luật Stevenson - Wydler) cùng với các quy định sửa đổi tại Luật Chuyển giao công nghệ liên bang năm 1986, Luật Thương mại hóa chuyển giao công nghệ năm 2000 xác định: đối tượng chuyển giao công nghệ bao gồm sáng chế, giải pháp kỹ thuật, dịch vụ kỹ thuật, đào tạo nhân lực, thông tin công nghệ và tài liệu kỹ thuật [20].
Để đảm bảo định hướng các chủ thể trong hoạt động chuyển giao công nghệ, pháp luật Việt Nam xác định rõ các nhóm đối tượng công nghệ là công nghệ khuyến khích chuyển giao, công nghệ hạn chế chuyển giao, công nghệ cấm chuyển giao. Ngoài những nhóm công nghệ trên là những công nghệ được tự do chuyển giao.
nhiều hiệu quả về mặt kinh tế xã hội, đảm bảo phát triển bền vững. Công nghệ được khuyến khích chuyển giao phải là công nghệ cao hoặc công nghệ tiên tiến. Trên thực tế, để phát huy lợi thế của nước đi sau, cùng với việc tăng cường năng lực công nghệ nội sinh, không chỉ Việt Nam, mà một số nước đang phát triển đều ý thức được vai trò và đều khuyến khích chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, phù hợp từ nước ngoài. Công nghệ là chìa khóa để tạo lợi thế cạnh tranh và chỉ có những nước nắm bắt được xu thế phát triển công nghệ, có khả năng quản lý công nghệ mới có thể đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa đất nước.
Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ; tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng và giá trị gia tăng cao; có khả năng hình thành các ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông, Việt Nam đã và đang làm chủ được công nghệ, thiết kế chế tạo thành công và đưa vào ứng dụng hệ thống SPM, là một thiết bị thuộc loại công nghệ cao hiện nay trên thế giới. Hình ảnh bề mặt được quan sát với độ phóng đại từ hàng nghìn cho đến hàng triệu lần đối với mọi chất liệu, đã bước đầu đưa thiết bị này vào ứng dụng có kết quả cho hai lĩnh vực khoa học công nghệ rất hiện đại là công nghệ nano (chụp topography cho các vật liệu đến cỡ nanomet) và sinh học phân tử (chụp ảnh virus để nghiên cứu) [19, tr. 120]. Công nghệ tiên tiến là công nghệ hàng đầu, có trình độ công nghệ cao hơn trình độ công nghệ cùng loại hiện có. Ví dụ, trong sản xuất tủ lạnh, một số nhà sản xuất như Deawoo hiện đã và đang áp dụng công nghệ Nano Silver - công nghệ được coi là tiên tiến nhất hiện nay trong sản xuất tủ lạnh, giúp khử mùi và vi khuẩn toàn diện, tỏa khí lạnh đa chiều. Công nghệ nano cho phép tráng một lớp bạc có kích cỡ nano bên trong nội thất tủ, tạo hiệu quả kháng khuẩn và khử mùi toàn diện. Lớp bạc cũng ngăn chặn quá trình phát triển của mần bệnh, khử mùi tủ. Các ion bạc Ag+ cực nhỏ chặn quá trình hô hấp của vi khuẩn.
nhiều các yêu cầu sau đây:
- Tạo ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao; - Tạo ra ngành công nghiệp, dịch vụ mới; - Tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu;
- Sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; - Bảo vệ sức khỏe con người;
- Phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; - Sản xuất sạch, thân thiện môi trường; - Phát triển ngành, nghề truyền thống.
Công nghệ bị hạn chế chuyển giao là những công nghệ bị hạn chế theo quan điểm của nhà làm luật nhằm bảo vệ những giá trị cộng đồng. Việc hạn chế chuyển giao công nghệ về thực chất là hạn chế quyền năng dân sự trong hoạt động chuyển giao công nghệ, do vậy cần xác định theo sự tác động của công nghệ đối với đời sống kinh tế xã hội để có được những "lý do chính đáng" cho việc hạn chế đó. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hạn chế chuyển giao một số công nghệ nhằm mục đích sau đây:
- Bảo vệ lợi ích quốc gia; - Bảo vệ sức khỏe con người; - Bảo vệ giá trị văn hóa dân tộc;
- Bảo vệ động vật, thực vật, tài nguyên, môi trường;
- Thực hiện quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Đối với những công nghệ bị hạn chế chuyển giao nói trên, cơ chế để có thể hạn chế chuyển giao là: cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định, cho phép hoặc không cho phép chuyển giao. Tổ chức, cá nhân chuyển giao hoặc nhận chuyển giao đều phải đăng ký cấp phép tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
Bên cạnh những công nghệ bị hạn chế chuyển giao, Bộ luật Dân sự 2005, sau đó được ghi nhận lại trong Luật Chuyển giao công nghệ những công nghệ cấm chuyển giao, bao gồm:
- Công nghệ không đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Công nghệ không được chuyển giao theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Đối với các công nghệ cấm chuyển giao, nếu các cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, thì hợp đồng đó đương nhiên bị vô hiệu. Không những thế, các tổ chức, cá nhân còn có thể bị xử phạt hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Đối tượng của hợp đồng chuyển giao công nghệ là công nghệ được chuyển giao. Cơ chế chuyển giao có thể là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng công nghệ. Chi tiết về cơ chế chuyển giao sẽ được người viết trình bày và phân tích tại Mục d - quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng chuyển giao công nghệ dưới đây.