hành vi pháp lý, theo thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định để các bên kết thúc quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Luật Chuyển giao công nghệ không có quy định riêng về chấm dứt hợp đồng chuyển giao công nghệ, tuy nhiên, đối chiếu với quy định trong Bộ luật Dân sự thì hợp đồng chuyển giao công nghệ có thể kết thúc trong những trường hợp sau đây:
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được hoàn thành; - Chấm dứt theo thỏa thuận của các bên;
- Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện; - Hợp đồng chuyển giao công nghệ bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thỏa thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại;
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoặc hủy bỏ;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2.2.3. Đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, xin phép chuyển giao công nghệ giao công nghệ
Như đã phân tích ở trên, hợp đồng chuyển giao công nghệ là một loại giao dịch dân sự đặc thù, do đó trong những trường hợp cần thiết cần có sự can thiệp của cơ quan nhà nước. Việc can thiệp này có thể vì lợi ích của cộng đồng, hoặc vì lợi ích của chính bản thân các bên tham gia hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Pháp luật nhiều quốc gia cũng có các quy định yêu cầu hợp đồng chuyển giao công nghệ trong một số trường hợp phải đăng ký với các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền. Pháp luật Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ đều quy định, với các hợp đồng chuyển giao công nghệ có hỗ trợ kinh phí của nhà nước đều phải đăng ký với cơ quan nhà nước quản lý về công nghệ. Luật thúc đẩy công nghệ của Hàn Quốc quy định, cơ quan nghiên cứu khi chuyển giao thành quả nghiên cứu phải đăng ký nội dung công nghệ đang sở hữu với Trung tâm Chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp là bí mật quốc gia. Theo pháp luật Trung Quốc, các hợp đồng xuất, nhập khẩu công nghệ phải được đăng ký tại Bộ ngoại thương và hợp tác kinh tế, nếu đó là dự án trọng điểm, các trường hợp còn lại phải đăng ký tại cơ quan quản lý ngoại thương cấp tỉnh [20].
Với chính sách thu hút công nghệ để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhằm phát triển thị trường công nghệ trong chiến lược phát triển đồng bộ các loại thị trường, Luật Chuyển giao công nghệ có quy định về việc các bên tham gia giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ có quyền đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ tại cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền làm cơ sở để được hưởng các ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm: - Đơn đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Đơn đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ thường được lập theo mẫu với những thông tin cần thiết về hợp đồng chuyển giao công nghệ dự định được đăng ký.
- Bản gốc hoặc bản sao hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Trong trường hợp nộp bản sao, thì bản sao phải có công chứng của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Bên cạnh những trường hợp đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ để được hưởng những ưu đãi, pháp luật cũng có những đòi hỏi về thủ tục cấp phép trước khi tiến hành chuyển giao công nghệ nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp nhận hoặc chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao phải gửi hồ sơ theo quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép chuyển giao công nghệ để được cấp phép. Thủ tục cấp phép này bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ và giai đoạn cấp phép chuyển giao công nghệ.
Trước khi giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, bên chuyển giao hoặc bên nhận chuyển giao (trong trường hợp chuyển giao công nghệ tại Việt Nam thì các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc ai sẽ thực hiện thủ tục này) phải lập hồ sơ xin chấp thuận chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao bao gồm:
- Đơn đề nghị ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ;
Đơn này thường được lập theo mẫu sẵn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chuyển giao công nghệ. Đơn có những nội dung chủ yếu như thông tin về bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao, thông tin về công nghệ được chuyển giao…
- Văn bản về tư cách pháp lý của bên đề nghị.
Văn bản này có thể là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp), quyết định thành lập (đối với tổ chức), chứng minh nhân dân (đối với cá nhân) và các văn bản khác theo quy định.
- Tài liệu giải trình về công nghệ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
chuyển giao sau khi đã hoàn tất thủ tục cấp phép, chứ không phải là công nghệ bị cấm chuyển giao theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép chuyển giao công nghệ phải có văn bản chấp thuận, nếu không chấp thuận thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do tại sao không chấp thuận.
Sau khi nhận được văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các bên sẽ tiến hành giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Sau khi ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, một trong các bên ký kết hợp đồng phải gửi hồ sơ theo quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp phép chuyển giao công nghệ. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép chuyển giao công nghệ có trách nhiệm xem xét sự phù hợp của hợp đồng chuyển giao công nghệ với nội dung ghi trong văn bản chấp thuận để quyết định việc cấp phép, nếu không cấp phép thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp phép. Trong quá trình thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ nếu muốn thay đổi nội dung ghi trong giấy phép chuyển giao công nghệ thì một trong các bên ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải xin giấy phép mới.
Chương 3