Những kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật về hợp đồng chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu Hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 101)

- Chuyển giao công nghệ tại Việt Nam

3.2.2. Những kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật về hợp đồng chuyển giao công nghệ

3. Sau khi được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, các bên phải tiến hành giao kết hợp đồng trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp phép. Sau khi hợp đồng đã được giao kết, trong thời hạn mười ngày, bên được cấp phép phải gửi một bản sao đến cơ quan đã cấp phép để báo cáo.

4. Trong quá trình thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ nếu muốn thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép chuyển giao công nghệ thì một trong các bên ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải xin Giấy phép mới.

3.2.2. Những kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật về hợp đồng chuyển giao công nghệ đồng chuyển giao công nghệ

Thứ nhất, cần gấp rút nghiên cứu để ban hành các văn bản hướng dẫn

thi hành Luật Chuyển giao công nghệ như Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Chuyển giao công nghệ và thông tư hướng dẫn.

Có thể thấy rằng, Luật Chuyển giao công nghệ đã cố gắng có những quy định cụ thể về hoạt động chuyển giao công nghệ, nhưng để đảm bảo cho hoạt động này được tiến hành một cách thuận lợi, vẫn rất cần những văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Có như vậy, những quy định khái quát của luật mới có thể dễ dàng áp dụng vào thực tiễn, tăng cường tính khả thi của luật trong việc điều chỉnh hoạt động chuyển giao công nghệ của Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, tăng cường công tác pháp điển hóa các văn bản pháp luật có

nội dung liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ như các luật thuế, luật doanh nghiệp v.v., để từ đó có những hướng dẫn phù hợp.

Luật Chuyển giao công nghệ mới có hiệu lực chưa lâu, trong khi đó một số văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ đã được ban hành trước đó một thời gian. Không những thế, do các chủ thể soạn thảo là khác nhau (Ví dụ: Luật Chuyển giao công nghệ do Bộ Khoa học

và Công nghệ chủ trì, trong khi Luật Doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm soạn thảo, còn các luật thuế lại thuộc về Bộ Tài chính…), nên việc không có quy định thống nhất cũng có thể hiểu được. Chính vì vậy, để đảm bảo khả năng điều chỉnh, các cơ quan có liên quan cần có sự rà soát một cách nghiêm túc các văn bản về hoạt động chuyển giao công nghệ, đề từ đó có những kiến nghị sửa đổi cho phù hợp và thống nhất, tạo điều kiện khuyến khích hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam.

Thứ ba, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức

quản lý nhà nước về công nghệ đặc biệt là ở địa phương, nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về công nghệ, trên cơ sở đảm bảo khuyến khích hoạt động chuyển giao công nghệ.

Hiện nay, mặc dù đội ngũ công chức quản lý nhà nước về công nghệ đã có nhiều đổi mới cả về trình độ và số lượng, nhưng nhiều địa phương vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Đội ngũ công chức quản lý về hoạt động công nghệ không những cần am hiểu, nhiệt tình trong công tác quản lý nhà nước mà còn cần phải là cầu nối về hoạt động công nghệ tại địa phương. Cần tăng cường tính chủ động, sáng tạo của các cơ quan quản lý nhà nước về công nghệ nhằm đảm bảo thực hiện tốt hơn nữa vai trò quản lý nhà nước trong công cuộc cải cách hành chính và thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.

Thứ tư, cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại về công nghệ

như việc tổ chức các triển lãm về công nghệ hoặc chợ công nghệ. Trong những năm qua, việc tổ chức các Techmart tại Việt Nam ngày càng nhiều hơn, đa dạng hơn về chủ điểm và địa bàn tổ chức. Tuy nhiên, việc tổ chức các triển lãm, hội chợ công nghệ hiện nay vẫn còn mang tính thời vụ, chưa ổn định và khả năng tiếp cận đối với các doanh nghiệp không cao. Do đó, cần có một quy chế nhằm đảm bảo hoạt động này phải được thực hiện thường xuyên, ổn định và phải tạo cơ hội tốt nhất cho những chủ thể có nhu cầu tham gia. Không những phải đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại về công nghệ ở Việt

Nam mà còn cần phải thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại về công nghệ ở nước ngoài. Việc thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại ở nước ngoài chính là nhằm mở rộng sự giới thiệu công nghệ của Việt Nam ra các bạn hàng trên thế giới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến ngay chính nơi công nghệ đó đang tồn tại để thúc đẩy nhanh chóng hơn quá trình áp dụng những công nghệ tiên tiến ở Việt Nam.

KẾT LUẬN

Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, nhân loại tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại, tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, làm thay đổi nhanh chóng mọi mặt của đời sống xã hội loài người. Các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng luôn xác định mục tiêu xây dựng một nền công nghệ hiện đại, đáp ứng các yêu cầu đặt ra đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì vậy, việc xây dựng một hành lang pháp lý hoàn thiện, phù hợp với thực tế hoạt động chuyển giao công nghệ nói chung và hợp đồng chuyển giao công nghệ nói riêng sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường công nghệ.

Luận văn với đề tài "Hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành" đã được nghiên cứu trên cơ sở những phân tích, đánh giá và luận giải để làm sáng tỏ bản chất những vấn đề liên quan đến hợp đồng chuyển giao công nghệ dưới khía cạnh pháp lý. Luận văn đã phân tích một cách khá toàn diện và đã đưa ra đánh giá có tính tham khảo về hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật hiện hành, từ đó đề xuất một số kiến nghị để làm hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Bản luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót và tồn tại những điểm chưa phù hợp. Vì vậy, người viết rất mong có được những ý kiến đóng góp minh xác của các thầy giáo, cô giáo và các nhà khoa học để đề tài hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)