Phân loại theo tính độc lập của hợp đồng chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu Hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 32 - 33)

luật.

Bên nhận chuyển giao được chia thành hai loại sau đây:

- Bên nhận chuyển giao đồng thời là chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng công nghệ được chuyển giao. Trong trường hợp này, bên nhận chuyển giao cũng là người trực tiếp sử dụng công nghệ trong sản xuất.

- Bên nhận chuyển giao không là chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng công nghệ được chuyển giao. Trong trường hợp này, bên nhận chuyển giao chỉ là người tiếp nhận công nghệ, sau đó bàn giao công nghệ cho chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng theo sự thỏa thuận với bên chuyển giao. Ví dụ: hợp đồng chuyển giao công nghệ được ký kết giữa bên chuyển giao là các tập đoàn, các tổ chức quốc tế hoặc chính phủ nước ngoài với bên tiếp nhận là Chính phủ Việt Nam; hợp đồng chuyển giao công nghệ là một phần của hợp đồng liên doanh mà theo đó, doanh nghiệp liên doanh sẽ là chủ thể sở hữu hoặc sử dụng công nghệ là đối tượng chuyển giao.

1.2.2. Phân loại hợp đồng chuyển giao công nghệ

Hợp đồng chuyển giao công nghệ có thể được phân loại tương ứng với từng cách phân loại chuyển giao công nghệ đã được phân tích ở phần 1.1 của chương này. Bên cạnh những cách thức phân loại như vậy, còn có một số tiêu chí quan trọng khác có thể giúp nghiên cứu hợp đồng chuyển giao công nghệ sâu sắc và cụ thể hơn, cụ thể như sau:

1.2.2.1. Phân loại theo tính độc lập của hợp đồng chuyển giao công nghệ nghệ

Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập

Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập là hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao mà không phải là một phần của một giao dịch khác. Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập thể hiện rõ nhất những đặc trưng của một hợp đồng chuyển giao công nghệ vì

những thỏa thuận trong hợp đồng không bị ràng buộc hoặc ảnh hưởng bởi những thỏa thuận khác.

Hợp đồng chuyển giao công nghệ phụ thuộc

Đây là loại hợp đồng chuyển giao công nghệ mà bản thân nó là một bộ phận không thể tách rời của một giao dịch khác như hợp đồng nhượng quyền thương mại hoặc hợp đồng mua bán máy móc kèm theo chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, hợp đồng chuyển giao công nghệ cũng có thể là một bộ phận của một dự án đầu tư mà theo đó, nhà đầu tư có thể góp vốn bằng công nghệ được chuyển giao và những tài sản khác.

Hợp đồng chuyển giao công nghệ loại này có đặc điểm là, những thỏa thuận trong hợp đồng có thể không nằm trọn vẹn trong một văn bản, mà có thể thuộc về nhiều văn bản khác nhau, do đó, việc xem xét nội dung của hợp đồng cẩn phải gắn liền với tổng thể các thỏa thuận của giao dịch mà ở đó, việc chuyển giao công nghệ là một bộ phận không thể tách rời.

Một phần của tài liệu Hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)