Luật Doanh nghiệp, Luật Khoa học và công nghệ, Luật Cạnh tranh…
Như vậy cho đến nay, có thể nhận xét rằng những quy định dưới hình thức văn bản Luật về chuyển giao công nghệ và hợp đồng chuyển giao công nghệ ở nước ta đã tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, một số nội dung của Hợp đồng chuyển giao công nghệ được điều chỉnh chưa thống nhất và cần tiếp cận vấn đề tương quan giữa các văn bản này trong điều chỉnh.
2.1.2. Mối quan hệ giữa các văn bản pháp luật điều chỉnh về hợp đồng chuyển giao công nghệ đồng chuyển giao công nghệ
Trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ cũng như các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực khác, hầu như đều có tình trạng một vấn đề có nhiều văn bản pháp luật cùng điều chỉnh. Do vậy, việc xem xét mối quan hệ về mặt hiệu lực nhằm áp dụng một cách chính xác các quy định pháp luật là rất cần thiết. Thực tế cho thấy, giữa các văn bản này có hai loại quan hệ sau đây:
* Quan hệ theo chiều dọc: Trong mối quan hệ này, các văn bản khác nhau về cơ quan ban hành và do đó, có thể khác nhau về phạm vi điều chỉnh và hiệu lực pháp lý. Ví dụ: mối quan hệ giữa Luật Chuyển giao công nghệ với
Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ; mối quan hệ giữa Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ và thông tư hướng dẫn thi hành của Bộ Khoa học và Công nghệ…
Trong mối quan hệ theo chiều dọc, văn bản pháp luật thấp hơn phải có các quy định không được trái với văn bản pháp luật cao hơn. Trong trường hợp có quy định không phù hợp với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn, thì quy định ấy không có hiệu lực và phải được bãi bỏ hoặc sửa đổi.
Để đảm bảo tính khái quát của văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao như Luật, một số vấn đề được ghi nhận sẽ do các cơ quan như Chính phủ, Bộ quy định chi tiết trong các văn bản dưới luật. Trong trường hợp này, các cơ quan được phân công có quyền quy định những vấn đề một cách chi tiết và cụ thể hơn, nhằm đảm bảo việc áp dụng trên thực tế các quy định của Luật được chính xác và dễ dàng hơn. Một điểm cần lưu ý trong việc cơ quan hành pháp quy định chi tiết này là: không được mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi điều
chỉnh của văn bản pháp lý cao hơn, thực tế không ít trường hợp không đảm
bảo nguyên tắc này khi hướng dẫn thi hành luật hiện nay.
* Quan hệ theo chiều ngang: Là quan hệ giữa các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý tương đương. Trong nội dung điều chỉnh về hoạt động chuyển giao công nghệ, đó là mối quan hệ giữa Bộ luật Dân sự, Luật khoa học và công nghệ, Luật sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ và các văn bản luật khác có điều chỉnh những nội dung liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ và hợp đồng chuyển giao công nghệ như Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp…
Xem xét và làm rõ mối quan hệ giữa các văn bản luật trên trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội của hoạt động chuyển giao công nghệ là một việc làm hết sức phức tạp. Để làm rõ được mối quan hệ này, cần phải lý giải một vấn đề, tại sao lại có nhiều văn bản cùng điều chỉnh hoạt động chuyển giao công nghệ? Theo người viết, nguyên nhân cơ bản là do chuyển giao công nghệ là một vấn đề tổng hợp, liên quan đến hầu hết các khía cạnh của đời
sống xã hội nên đòi hỏi phải được chú ý một cách tương ứng. Trong đó, Luật Chuyển giao công nghệ chỉ điều chỉnh các quan hệ cơ bản nhất trong hoạt động chuyển giao công nghệ.
Từ lý giải cơ bản trên đây, cần thiết xác định chính xác pháp luật áp dụng đối với các nội dung trong hoạt động chuyển giao công nghệ, cụ thể:
Một là, Bộ luật Dân sự với tư cách là một văn bản luật có tính khái
quát cao, điều chỉnh những vấn đề cơ bản của giao dịch dân sự, do vậy, Bộ luật Dân sự thường được coi là văn bản "luật khung" trong nhiều lĩnh vực dân sự, trong đó có lĩnh vực chuyển giao công nghệ. Còn những vấn đề pháp lý cụ thể sẽ do các văn bản luật chuyên ngành điều chỉnh. Tiếp cận dưới góc độ ấy, hiện nay Bộ luật Dân sự 2005 chỉ dành 4 điều để quy định những vấn đề cơ bản nhất của hoạt động chuyển giao công nghệ, thay vì 25 điều một cách chi tiết trong Bộ luật Dân sự 1995 như trước đây.
Do vậy, những quy định của các văn bản luật chuyên ngành như Luật Chuyển giao công nghệ, Luật sở hữu trí tuệ… có thể đầy đủ hơn, quy định chi tiết hơn những quy định trong Bộ luật Dân sự, nhưng không được trái với những nguyên tắc trong Bộ luật Dân sự như định nghĩa về đối tượng chuyển giao công nghệ, các công nghệ không được chuyển giao…
Hai là, giữa các văn bản luật chuyên ngành điều chỉnh những vấn đề
khác nhau nhưng có liên quan đến nhau, cần tuân thủ nguyên tắc ưu tiên luật chuyên ngành điều chỉnh trực tiếp, sau đó mới đến luật chuyên ngành điều chỉnh những vấn đề liên quan. Ví dụ: trong hoạt động đầu tư có kèm theo chuyển giao công nghệ, trước tiên cần được điều chỉnh bởi Luật Đầu tư, riêng những vấn đề về chuyển giao công nghệ sẽ được sự điều chỉnh bởi Luật Chuyển giao công nghệ.
Ba là, giữa các văn bản điều chỉnh cùng một vấn đề, thì cần xác định
rõ chỉ dẫn áp dụng pháp luật được ghi nhận trong những văn bản ấy. Tại Điều 4 Luật Chuyển giao công nghệ có quy định về việc áp dụng pháp luật như sau: "Hoạt động chuyển giao công nghệ phải tuân theo quy định của Luật này
và các quy định khác của pháp luật; trường hợp hoạt động chuyển giao công nghệ đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó". Trong khi đó tại Điều 5 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định: "Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về sở hữu trí tuệ của Luật này với quy định của luật khác thì áp dụng quy định của Luật này". Do vậy, đối với trường hợp chuyển giao đối tượng quyền sở hữu công nghiệp có kèm theo chuyển giao công nghệ thì những vấn đề liên quan đến đối tượng sở hữu công nghiệp sẽ do Luật sở hữu trí tuệ điều chỉnh. Nếu Luật sở hữu trí tuệ không quy định, thì