Những kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung pháp luật về hợp đồng chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu Hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 95)

- Chuyển giao công nghệ tại Việt Nam

3.2.1. Những kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung pháp luật về hợp đồng chuyển giao công nghệ

ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

3.2.1. Những kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung pháp luật về hợp đồng chuyển giao công nghệ đồng chuyển giao công nghệ

Như đã phân tích ở trên, pháp luật chuyển giao công nghệ hiện nay đang được cố gắng hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu thực tiễn kinh tế xã hội cũng như đòi hỏi của quá trình hội nhập. Tuy nhiên, mặc dù Luật Chuyển giao công nghệ đã có hiệu lực gần một năm, nhưng hiện nay các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành vẫn còn đang trong giai đoạn soạn thảo. Do đó, việc đánh giá tổng thể những bất cập của pháp Luật Chuyển giao công nghệ và đưa ra các kiến nghị sửa đổi không hề dễ dàng. Chính vì vậy, cách tiếp cận mà người viết lựa chọn là chỉ kiến nghị sửa đổi những nội dung quy định không hợp lý của Luật Chuyển giao công nghệ, mà không đề cập đến những nội dung cần giải thích hoặc hướng dẫn cụ thể (vì những nội dung này có thể được đề cập trong các văn bản hướng dẫn sắp ban hành).

Căn cứ vào những phân tích trong phần 3.1.2, người viết kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau đây:

Thứ nhất, sửa đổi khái niệm công nghệ mới theo hướng đảm bảo tính

Đã gọi là công nghệ mới, tức là công nghệ chưa từng được công bố, hoặc công bố nhưng không phổ biến và không thể tiếp nhận, chính vì vậy, những thành quả nghiên cứu mới thực sự có tính mới. Trong thời đại thông tin như hiện nay, các nhà nghiên cứu phải có trách nhiệm trong việc sử dụng các kết quả nghiên cứu sẵn có trong hoạt động sáng tạo công nghệ nói riêng và hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung. Mặc dù, công nghệ chưa từng áp dụng ở Việt Nam cũng rất đáng được khuyến khích, nhưng không nên sử dụng khái niệm "công nghệ mới", ngay cả khi nó lần đầu tiên được tạo ra tại Việt Nam. Nếu công nghệ lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam, nhưng trên thế giới đã áp dụng, được chuyển giao cho Việt Nam thì chỉ nên gọi đó là công nghệ lần đầu tiên tạo ra và phân biệt nó với khái niệm công nghệ mới.

Như vậy, đề nghị sửa đổi bổ sung khoản 4 Điều 3 Luật Chuyển giao công nghệ như sau:

Công nghệ mới là công nghệ chưa từng công bố, hoặc công bố nhưng không được phổ biến, lần đầu tiên được tổ chức, cá nhân Việt Nam tạo ra ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, cần bổ sung khái niệm về công nghệ lần đầu tiên được tạo ra như sau:

Công nghệ lần đầu tiên được tạo ra là công nghệ do tổ chức, cá nhân Việt Nam sáng tạo một cách độc lập ở Việt Nam và không được coi là công nghệ mới.

Tất nhiên, sau khi bổ sung các khái niệm trên, những quy định về ưu đãi đối với các sản phẩm công nghệ cũng như việc áp dụng và chuyển giao công nghệ phải có sự sửa đổi tương ứng theo hướng: công nghệ mới được ưu tiên hơn công nghệ lần đầu tiên được tạo ra, như vậy sẽ có tác dụng khuyến khích các tổ chức, cá nhân sáng tạo, nghiên cứu công nghệ mới và sẵn sàng áp dụng công nghệ đó vào thực tiễn.

Thứ hai, bổ sung điều khoản quy định về chủ sở hữu công nghệ. Như

trọng, làm cơ sở cho những quy định liên quan đến hợp đồng chuyển giao công nghệ. Điều khoản về chủ sở hữu công nghệ không những cần phải quy định khái niệm về chủ sở hữu công nghệ mà còn phải mô tả khái quát các quyền của chủ sở hữu công nghệ, làm nền tảng để quy định những quyền năng cụ thể như trong luật đã có. Khái niệm chủ sở hữu công nghệ sẽ được xây dựng dựa trên khái niệm chủ sở hữu trong Bộ luật Dân sự, nhưng cần xem xét đến nguồn gốc của công nghệ. Theo ý kiến của người viết, điều khoản về chủ sở hữu công nghệ có nội dung như sau:

Điều…: Chủ sở hữu công nghệ

1. Chủ sở hữu công nghệ là cá nhân, tổ chức có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt công nghệ không giới hạn, trừ trường hợp pháp luật có hạn chế khác.

2. Quyền sở hữu công nghệ của chủ sở hữu được hình thành từ: a. Sáng tạo công nghệ hoặc đồng sáng tạo công nghệ.

b. Được chuyển quyền sở hữu dưới hình thức chuyển giao, tặng cho hoặc những hình thức khác theo quy định của pháp luật

3. Quyền của chủ sở hữu công nghệ: a. Phát triển công nghệ

b. Sử dụng công nghệ

c. Chuyển giao công nghệ dưới những hình thức như bán, góp vốn, chuyển giao đối tượng sở hữu công nghiệp, nhượng quyền thương mại và các hình thức khác mà pháp luật không cấm

d. Các quyền khác theo quy định của pháp luật

Thứ ba, cần sửa đổi quy định tại Điều 14 Luật Chuyển giao công nghệ

về ngôn ngữ hợp đồng.

Ngôn ngữ hợp đồng có thể sử dụng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt hoặc cả hai, nhằm đảm bảo quyền tự do thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên,

cần đảm bảo tính tương đồng về ngữ nghĩa giữa văn bản bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, như vậy mới phù hợp với bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận dựa trên sự thống nhất ý chí giữa các bên. Tất nhiên, không thể yêu cầu các bên phải đảm bảo một từ tiếng Việt phải có một từ tiếng nước ngoài tương ứng, vì điều đó đôi khi không thể có được về mặt ngôn ngữ. Hơn nữa, để đảm bảo thuận lợi trong công tác xét xử, giải quyết tranh chấp về hợp đồng, cần có quy định rõ về việc thỏa thuận ngôn ngữ ưu tiên áp dụng trong trường hợp có những mâu thuẫn về ngôn ngữ hợp đồng. Theo ý kiến của người viết, quy định này có thể sửa đổi như sau:

Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận; trường hợp cần giao dịch tại Việt Nam thì phải có hợp đồng bằng tiếng Việt. Hợp đồng bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài phải tương đồng về mặt ngữ nghĩa.

Trong trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ được thỏa thuận lập thành nhiều ngôn ngữ khác nhau, hợp đồng phải có thỏa thuận rõ ràng về ngôn ngữ được áp dụng trong trường hợp có khác biệt về nội dung giải thích, nếu các bên không có thỏa thuận, thì nội dung của bản Tiếng Việt sẽ được áp dụng.

Thứ tư, cần sửa đổi, bổ sung quy định về nội dung chủ yếu của hợp

đồng chuyển giao công nghệ. Theo ý kiến người viết, cần thiết phải quy định những nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng chuyển giao công nghệ, nhằm đảm bảo đúng bản chất của loại hợp đồng đặc thù này, đồng thời còn xác định rõ được luật áp dụng (tức là ưu tiên áp dụng các quy định của Luật Chuyển giao công nghệ trước các quy định của Bộ luật Dân sự trong việc điều chỉnh nội dung của hợp đồng). Như trên đã phân tích, một số nội dung không hợp lý và chưa chính xác cần phải sửa đổi như thời hạn thực hiện hợp đồng

và việc tách bạch giữa phạt vi phạm hợp đồng và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Như vậy, theo ý kiến của người viết, nội dung của Điều 15 cần sửa đổi như sau:

Điều 15. Nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ

1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a. Tên hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ tên công nghệ được chuyển giao;

b. Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có);

c. Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra;

d. Chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ; đ. Phương thức chuyển giao công nghệ;

e.Giá, phương thức thanh toán;

g. Thời điểm, thời hạn hiệu lực của hợp đồng; h. Quyền và nghĩa vụ của các bên;

i. Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ;

k. Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao; l. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

m. Pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp; n. Cơ quan giải quyết tranh chấp;

2. Các bên có thể thỏa thuận khác nhưng không trái với quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thứ năm, cần sửa đổi quy định về thủ tục cấp phép chuyển giao công

nghệ đối với các công nghệ hạn chế chuyển giao.

Như trên đã phân tích, để đảm bảo sự thuận tiện cho các chủ thể, đồng thời phù hợp với xu hướng cải cách thủ tục hành chính, việc cấp phép chuyển giao công nghệ đối với các công nghệ hạn chế chuyển giao chỉ nên thực hiện

một lần, không nên tiến hành thành "2 vòng" như theo quy định của Luật hiện hành. Việc cấp phép này nên thực hiện trước khi các bên tiến hành ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, để đảm bảo công tác thẩm định của cơ quan cấp phép, các bên cần cung cấp dự thảo hợp đồng đã thương lượng xong. Về nguyên tắc, sau khi được cấp phép, các bên sẽ không được quyền thay đổi những nội dung cơ bản của dự thảo và phải giao kết hợp đồng trong một thời hạn nhất định (người viết cho rằng, khoảng thời gian này là 30 ngày sẽ hợp lý). Bên cạnh đó, để đảm bảo khâu giám sát, sau khi các bên đã giao kết, bản sao văn bản hợp đồng chính thức sẽ được gửi đến cơ quan cấp phép để báo cáo và kiểm tra.

Như vậy, Điều 23 và Điều 24 Luật Chuyển giao công nghệ nên quy định chung trong một điều luật và có nội dung như sau:

Điều 23. Thủ tục cấp phép chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao

1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp nhận hoặc chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao phải gửi hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép chuyển giao công nghệ. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép chuyển giao công nghệ phải có văn bản chấp thuận, nếu không chấp thuận thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ;

b) Văn bản về tư cách pháp lý của các bên trong hợp đồng chuyển giao công nghệ;

c) Dự thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ;

Một phần của tài liệu Hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)