hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ (hay ảnh hưởng đến hoạt động chuyển giao công nghệ)
Xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ là rất cần thiết về mặt lý luận. Xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến hợp đồng chuyển giao công nghệ sẽ góp phần:
(i) Đảm bảo cho việc đánh giá toàn diện về hợp đồng chuyển giao công nghệ như tính hiệu quả, những rủi ro…
(ii) Đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng chuyển giao công nghệ;
Theo quan điểm của người viết, những yếu tố cơ bản sau đây đã và đang ảnh hưởng đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ:
công nghệ.
Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ có ý nghĩa hết sức quan trọng ảnh hưởng đến hợp đồng chuyển giao công nghệ, bởi lẽ, những chính sách này sẽ được cụ thể hóa trong những quy định của pháp luật về hợp đồng chuyển giao công nghệ mà các bên phải tuân thủ.
Chính sách của Nhà nước nếu phù hợp với thực tiễn kinh tế xã hội và có tính dự báo tốt, sẽ có tác dụng kích thích sự phát triển của thị trường công nghệ và do đó, sẽ làm cho các hợp đồng chuyển giao công nghệ đa dạng, phong phú hơn, có chất lượng tốt hơn. Ngược lại, nếu chính sách của Nhà nước không phù hợp, sẽ là một lực cản to lớn đối với quá trình hình thành và phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những cố gắng mạnh mẽ trong việc thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ, đồng thời đẩy nhanh tốc độ hình thành thị trường công nghệ ở Việt Nam nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tại Điều 4 Luật Chuyển giao công nghệ có ghi nhận chính sách của Nhà nước khuyến khích và ưu tiên đối với hoạt động chuyển giao công nghệ như sau:
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân hoạt động chuyển giao công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội của đất nước.
- Ưu tiên phát triển công nghệ cao, công nghệ tiên tiến; phát triển nguồn nhân lực công nghệ đồng bộ với đầu tư đổi mới công nghệ.
- Phát triển mạnh thị trường công nghệ; khuyến khích và thúc đẩy hoạt động ươm tạo công nghệ; ươm tạo doanh nghiệp công nghệ; đẩy mạnh việc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh.
- Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ ở vùng nông thôn, miền núi; khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn và đặc biệt khó khăn.
- Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hợp tác quốc tế trong hoạt động chuyển giao công nghệ.
Thứ hai, xu hướng phát triển của công nghệ và thị trường công nghệ Việt Nam.
Hiện nay, thị trường công nghệ của Việt Nam đang hình thành nên chưa định hình đầy đủ. Xu hướng phát triển của công nghệ và thị trường công nghệ của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào chính sách của Đảng và nhà nước (đã được phân tích ở phần trên). Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, thị trường công nghệ cũng có quy luật phát triển riêng của nó. Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng, ngày càng đi vào chiều sâu, bản thân mỗi chủ thể, cho dù là bên chuyển giao hay bên nhận chuyển giao đều cần phải nhận thức được quy luật của thị trường. Bên chuyển giao cần phát hiện những công nghệ tiên tiến, có sức cạnh tranh để đảm bảo có nhiều khách hàng. Bên nhận chuyển giao cần nhanh nhạy nắm bắt thông tin để nhận những công nghệ mới, tiên tiến, tránh áp dụng những công nghệ cũ, lạc hậu. Phát triển thị trường công nghệ đã được Đảng và Nhà nước xác định như một trong những vấn đề trọng tâm. Để đẩy mạnh sự hình thành và phát triển thị trường công nghệ, ngày 30/08/2005 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 214/2005/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển thị trường công nghệ. Trên cơ sở thực tiễn, một số nhiệm vụ phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam đã được thực hiện như xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý cho các hoạt động công nghệ; tiếp tục xây dựng và phát triển các chợ công nghệ và thiết bị để hỗ trợ sự hình thành và phát triển thị trường công nghệ; khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ...
Dưới giác độ vĩ mô, nhà nước phải ban hành những quy định phù hợp với quy luật của thị trường công nghệ, có tính định hướng để góp phần gia tăng tốc độ hình thành và phát triển thị trường công nghệ của Việt Nam.
nhận chuyển giao
Đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hợp đồng chuyển giao công nghệ. Bên nhận chuyển giao phải có đủ khả năng tiếp nhận công nghệ, tức là đủ khả năng làm chủ công nghệ, áp dụng vào sản xuất để đạt được hiệu quả kinh tế. Việc không áp dụng được công nghệ đồng nghĩa với sự lãng phí và thất bại, là nguyên nhân để kéo theo những vi phạm hợp đồng như không thanh toán đúng hạn, khiếu nại về chất lượng công nghệ… Nếu bên nhận chuyển giao có khả năng cải tiến công nghệ mà không bị pháp luật hoặc bên chuyển giao ngăn cấm, thì hiệu quả của hợp đồng chuyển giao công nghệ sẽ tăng lên rất nhiều.
Thứ tư, thị trường tiêu thụ của các sản phẩm áp dụng công nghệ.
Thực chất, mục tiêu của việc áp dụng công nghệ là để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường. Do vậy, thị trường tiêu thụ các sản phẩm áp dụng công nghệ ngày càng mở rộng sẽ đảm bảo cho việc áp dụng công nghệ được thành công hơn, và do đó, nhu cầu chuyển giao công nghệ sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm điện tử như ti vi, máy vi tính, điện thoại di động là những ví dụ điển hình. Ngược lại, những ngành nghề sản xuất mà thị trường tiêu thụ ít, thường các hợp đồng chuyển giao công nghệ cũng hạn chế hơn.
Thứ năm, các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa đang ngày càng tác động sâu rộng đề mọi nền kinh tế. Hầu hết các nước, nhất là các nước đang phát triển đều điều chỉnh chính sách và chiến lược phát triển của mình để nhanh chóng hội nhập, đồng thời khẳng định hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ là biện pháp đặc biệt quan trọng nhằm tranh thủ tri thức, thu hút nguồn lực và công nghệ của nước ngoài, nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế. Vì vậy hình thức hợp tác về khoa học và công nghệ đều theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa và phong phú về hình thức. Hàng loạt các văn
bản và chính sách về phát triển công nghệ của Việt Nam luôn nhấn mạnh vấn đề đẩy mạnh hơn nữa hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ thông qua hợp tác đa phương và song phương. Việt Nam đã tiến hành mở rộng hợp tác đa phương hoạt động khoa học công nghệ trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế như ASEAN (Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban khoa học công nghệ ASEAN 2003 -2005), APEC (Việt Nam tham gia hội nghị nhóm công tác khoa học và công nghệ APEC lần thứ 26, 27 và 28), IAEA... cũng như các hoạt động hợp tác song phương (ký hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ với Hoa Kỳ ngày 17/11/2000, ký hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ với Nhật bản ngày 21/08/2006...). Trên cơ sở các cam kết này, Việt Nam và quốc gia tham gia ký kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan và cá nhân thuộc khu vực công và tư tham gia các hoạt động hợp tác. Các tổ chức và cá nhân của hai bên sẽ được chia sẻ thông tin về chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển hợp tác của hai Nhà nước và các kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ có ảnh hưởng lớn đến hợp đồng chuyển giao công nghệ. Trước tiên, những cam kết này sẽ được "nội luật hóa", tức là được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật trong nước, do vậy, trực tiếp điều chỉnh đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ. Đối với những cam kết chưa được "nội luật hóa", vẫn có thể điều chỉnh trực tiếp đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ, nếu những quy định pháp luật trong nước không thống nhất với những cam kết này. Dưới giác độ vĩ mô, những cam kết quốc tế của nhà nước nói lên một phần chính sách phát triển thị trường công nghệ và định hướng hoàn thiện pháp luật về chuyển giao công nghệ, trong đó có những quy định về hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Chương 2