giao công nghệ
Kể từ khi Đảng và nhà nước chủ trương chuyển đổi nền kinh tế từ chế độ kinh tế tập trung, bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì vấn đề xây dựng hành lang pháp lý cho mọi mặt của đời sống kinh tế luôn được quan tâm, trong đó có lĩnh vực chuyển giao công nghệ, với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh. Nhằm thể chế hóa những chủ trương của Đảng, kể từ năm 1990 đến nay, hệ thống văn bản pháp luật về chuyển giao công nghệ nói chung và hợp đồng chuyển giao công nghệ nói riêng lần lượt được ra đời, được bổ sung, thay thế nhằm đảm bảo điều chỉnh sát và phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể. Các văn bản pháp lý này có nhiều mức độ hiệu lực khác nhau, từ văn bản luật đến các văn bản dưới luật. Giai đoạn đầu tiên, từ những năm đầu đổi mới, Nhà nước ta đã chủ trương sẽ nhập công nghệ là chủ yếu, bên cạnh đó khuyến khích phát triển công nghệ trong nước. Trong giai đoạn này, một số văn bản luật và dưới luật đã ra đời để cụ thể hóa chủ trương đó. Chẳng hạn, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành ngày 29/12/1987, Pháp lệnh Chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam ngày 10/12/1988, Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngày 28/1/1989… Các văn bản pháp luật này, mà chủ yếu là Pháp lệnh Chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam đã tạo khuôn khổ pháp lý bước đầu, nhưng mới chỉ điều chỉnh một