7. Kết cấu
1.4.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động bảo lãnh ngân hàng
thƣơng mại
Việc xác định các tiêu thức để đánh giá hiệu quả hoạt động bảo lãnh có vai trò hết sức quan trọng. Bởi có xác định đƣợc đầy đủ các tiêu thức này thì ngân hàng mới đánh giá đƣợc chính xác tình hình quả hoạt động bảo lãnh của ngân hàng mình và chủ động trong việc đƣa ra các giải pháp hữu hiệu để phát triển có hiệu quả hoạt động bảo lãnh. Tác giả xin đƣa ra một số tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của bảo lãnh ngân hàng:
- Sự đa dạng danh mục bảo lãnh
Danh mục bảo lãnh cung cấp cho khách hàng phản ánh mức độ đa dạng về sản phẩm này cung cấp. Điều này thể hiện sự quan tâm trong việc phát triển hoạt động bảo lãnh của NHTM đó. Danh mục bảo lãnh cung cấp càng phong phú, hoạt động bảo lãnh càng phát triển và ngƣợc lại.
- Số dƣ bảo lãnh
Số dƣ bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Đây là chỉ tiêu mang tính thời điểm. Sự gia tăng hoặc sụt giảm của chỉ tiêu này cho thấy sự gia tăng hoặc sụt giảm của hoạt động bảo lãnh ngân hàng so với thời điểm so sánh.
- Doanh số bảo lãnh
Doanh số bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh phát sinh trong một thời kỳ nhất định. Đây là chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động bảo lãnh của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định.
- Số món bảo lãnh phải nhận nợ bắt buộc
Đây là dƣ nợ bảo lãnh NHTM đã trả thay cho khách hàng nhƣng khách hàng không trả đƣợc nợ cho ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh chất lƣợng của hoạt động bảo lãnh. Các NHTM luôn chú ý kiểm soát chỉ tiêu này bởi dƣ nợ bảo lãnh quá hạn gia tăng cho thấy chất lƣợng công tác thẩm định trong hoạt động bảo lãnh không đƣợc tốt cũng nhƣ rủi ro và nguy cơ tổn thất cho NHTM là rất lớn.
- Doanh thu thông thƣờng từ hoạt động bảo lãnh (Số phí bảo lãnh thu đƣợc)
Doanh thu của hoạt động bảo lãnh là một trong các chỉ tiêu quan trọng trong doanh thu hoạt động dịch vụ ngoài lãi vay của ngân hàng và có tính chất đánh giá bao trùm hơn cả trong các chỉ tiêu định lƣợng. Nó phản ảnh khả năng sinh lời của hoạt động bảo lãnh. Nguồn thu này đến từ phí mà bên đƣợc bảo lãnh phải trả cho NHTM khi sử dụng dịch vụ này. Bên cạnh việc phản ánh tình hình hoạt động bảo lãnh, chỉ tiêu này còn phản ánh chính sách phí của ngân hàng.
Tuy nhiên, để đánh giá toàn diện, ngoài số liệu tuyệt đối còn phải xem xét doanh thu bảo lãnh trong mối quan hệ tƣơng quan với doanh thu từ hoạt động khác của ngân hàng. Đó là:
Chỉ tiêu này thể hiện vị trí của hoạt động bảo lãnh trong toàn bộ các hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Tỷ trọng này càng lớn càng chứng tỏ tầm quan trọng của hoạt động bảo lãnh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của ngân hàng.
Chỉ tiêu này thể hiện vị trí của hoạt động bảo lãnh trong toàn bộ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Chi phí thông thƣờng:
Đối với hoạt bảo lãnh, tác giả không đề cập đến các chi phí nhƣ chi phí tiếp thị khách hàng, quảng bá thƣơng hiệu, chi phí đào tạo nhân lực, chi phí cơ hội,… Chi phí đƣợc đề cập đến ở đây bao gồm:
Chi phí tiền lƣơng cho nhân viên: Chi phí cho những ngƣời thực hiện một món bảo lãnh thông thƣờng tính ở mức trung bình. Dựa vào thời gian thực hiện để xác định chi phí.
Chi phí trang thiết bị, vận hành hệ thống.
Chi phí phát hành, tu chỉnh, hủy bảo lãnh: Đây là chi phí in ấn cho một món bảo lãnh.
Chi phí trích lập dự phòng: Chi phí cần có để sử dụng tiền cho việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.
Chi phí xử lý rủi ro của hoạt động bảo lãnh.
Từ doanh thu và chi phí ta có chỉ tiêu về lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động bảo lãnh