7. Kết cấu
1.4 Hiệu quả hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thƣơng mại
1.4.1. Quan niệm về hiệu quả hoạt động bảo lãnh ngân hàng
Theo kinh tế học vi mô cho rằng:
Với nghĩa khai thác tối đa các nguồn lực, hiệu quả kinh tế có quan hệ chặt chẽ với việc sử dụng năng lực sản xuất hiện có hoặc tiềm năng để đạt đƣợc tối đa các mục tiêu đƣợc định sẵn trên cơ sở các phƣơng tiện hiện có.
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, theo cách hiểu thông thƣờng thì đó là những kết quả thu đƣợc từ các biện pháp quản lý doanh nghiệp so với các chi phí đã bỏ ra để có đƣợc kết quả đó. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đƣợc tính bằng các chỉ tiêu định lƣợng đo bằng các đại lƣợng kinh tế (thông qua các chỉ tiêu tài chính tiền tệ) và các chỉ tiêu định tính theo các phƣơng pháp đánh giá (về mặt chữ tín của doanh nghiệp, chất lƣợng phục vụ khách hàng...)
Theo kinh tế học hiện đại cho rằng: Hiệu quả là sự đạt đƣợc về sáu mục tiêu:
- Mục tiêu về kinh tế (Economy) - Mục tiêu về chính trị (Plictics) - Mục tiêu về xã hội (Society)
- Mục tiêu đảm bảo tính hài hòa (Coherence) - Mục tiêu đảm bảo yếu tố ngoại sinh (Extemal) - Mục tiêu đảm bảo yếu tố tƣơng thích (Rekevant)
Khái niệm hiệu quả hoạt động bảo lãnh ngân hàng
Hoạt động bảo lãnh là một trong các loại hình dịch vụ chính mà các NHTM cung cấp cho khách hàng của mình, không nằm ngoài mục tiêu chung của ngân hàng, đó là: an toàn, hiệu quả và phát triển. Để đánh giá hiệu quả hoạt động một cách toàn diện và đúng đắn cần tính toán hết sức kỹ lƣỡng các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng nói chung, của hoạt động bảo lãnh nói riêng, nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra nhƣ tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Cụ thể xét với hoạt động bảo lãnh, những mục tiêu thể hiện ở chỗ: Hiệu quả hoạt động bảo lãnh không chỉ thuần là lỗ hay lãi trong việc thực hiện bảo lãnh trong một khoảng thời gian nào đó mang lại. Hiệu quả của hoạt động bảo lãnh đối vối một NHTM là những lợi ích tổng thể mà do hoạt động này mang lại, gồm những lợi ích có thể định lƣợng đƣợc hoặc không định lƣợng đƣợc; các lợi ích gián tiếp và trực tiếp đối với nền kinh tế, tính tƣơng thích và hài hòa với lợi ích của ngành, các bộ phận khác trong nền kinh tế mà các ngân hàng thƣơng mại là một cấu thành trong đó; lợi ích kinh tế cũng có thể bao gồm các tác động ngoại sinh của ngành ngân hàng tạo ra cho các ngành, các bộ phận khác nhằm tạo ra lợi ích tổng thể cho toàn nền kinh tế quốc dân. Dù xét trên góc độ kinh tế học vi mô hay kinh tế học hiện đại, thì hiệu quả hoạt động bảo lãnh đều có liên quan mật thiết đến mục tiêu của các bên tham gia. Các bên tham gia xét đến cùng có đạt đƣợc mục tiêu của mình một cách hiệu quả hay không chính là cơ sở để đánh giá hoạt động này đã đạt hiệu quả nhƣ thế nào.
Hiệu quả hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại là việc các ngân hàng thương mại tập trung mọi nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã đặt ra như: phát triển các dịch vụ, sản phẩm bảo lãnh về danh mục, quy mô, số lượng khách hàng, lợi nhuận, chất lượng các dịch vụ....
Hiệu quả hoạt động bảo lãnh thực sự trở thành mục tiêu của các ngân hàng thƣơng mại vì vai trò của chính nó. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thƣơng mại đƣợc thể hiện qua đòi hỏi của môi trƣờng bên trong và bên ngoài nhƣ sau:
Thứ nhất, xuất phát yêu cầu của nền kinh tế
tế. Nhờ có bảo lãnh mà các bên có thể tin tƣởng yên tâm tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế và có trách nhiệm với hợp đồng của mình đã ký kết.
Bảo lãnh có vai trò quan trọng trong việc tăng thêm nguồn vốn cho các doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tƣ cho nền kinh tế, nhờ vào uy tín của ngân hàng bảo lãnh, bảo lãnh trở thành công cụ tiếp cận tới các nguồn vốn của nƣớc ngoài. Nguồn vốn này thƣờng đƣợc tập trung vào sản xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.
Thứ hai, xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp
Trong các quan hệ kinh tế không phải lúc nào các đối tác cũng tin tƣởng nhau do rất nhiều nguyên nhân. Vì thế, để đảm bảo an toàn quan hệ làm ăn, bên cung cấp thƣờng yêu cầu bên kia phải có bảo lãnh của ngân hàng thì giao dịch mới thực hiện. Do đó bảo lãnh ngân hàng đôi khi là yêu cầu bắt buộc để bƣớc đầu giúp cho doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với hợp đồng.
- Với bên thụ hƣởng bảo lãnh, khi có sự bảo lãnh của ngân hàng, rủi ro đối với khách hàng sẽ đƣợc giảm thiểu tới mức thấp nhất. Đây là điều khách hàng cần đến nhất khi quan hệ giữa hai bên chƣa đƣợc xác lập một cách vững chắc. - Với bên đƣợc bảo lãnh, họ nhận đƣợc rất nhiều lợi ích từ việc sử dụng bảo lãnh ngân hàng. Về ngân quỹ, khách hàng tiết kiệm đƣợc một khoản vốn đáng kể và có thêm nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lƣu động với chi phí nhỏ hơn so với việc phải vay ngân hàng. Hơn nữa, họ còn đƣợc các chuyên gia của ngân hàng giúp đỡ trong phân tích, đánh giá việc sử dụng vốn vay để có hiệu quả cao nhất.
Thứ ba, xuất phát từ nhu cầu của chính ngân hàng
Bảo lãnh đem lại lợi ích trực tiếp cho ngân hàng đó là phí bảo lãnh. Phí bảo lãnh đóng góp vào lợi nhuận ngân hàng một khoản không nhỏ, chiếm tỷ
Không chỉ đóng góp vào lợi nhuận, bảo lãnh còn làm đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro mất vốn.
Mặt khác, thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh giúp ngân hàng làm tốt hơn chính sách khách hàng, vừa giúp ngân hàng gắn bó với khách hàng truyền thống, vừa thu hút khách hàng mới - một vấn đề quan trọng trong tình hình cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay.
Ngoài ra, hoạt động bảo lãnh ngân hàng cũng là một trong những hoạt động góp phần khẳng định uy tín, vị thế và khả năng tài chính của một NHTM nên rất đƣợc các ngân hàng chú trọng.
Trong phần này, các bên tham gia về cơ bản là có bên đƣợc bảo lãnh, ngƣời thự hƣởng bảo lãnh và ngân hàng. Trong phạm vi nghiên cấu của đề tài, đối tƣợng tác giả quan tâm là ngân hàng - mục tiêu cần đạt đƣợc ở đây là:
- Đáp ứng đƣợc mục tiêu của khách hàng. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trên cơ sở tăng cƣờng và mở rộng quan hệ với khách hàng, xây dựng và củng cố mối quan hệ phát triển bền vững.
- Tối đa hóa lợi nhuận.
- Nâng cao uy tín trên thị trƣờng. Mở rộng quan hệ hợp tác với đối tác.
1.4.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động bảo lãnh ngân hàng thƣơng mại thƣơng mại
Việc xác định các tiêu thức để đánh giá hiệu quả hoạt động bảo lãnh có vai trò hết sức quan trọng. Bởi có xác định đƣợc đầy đủ các tiêu thức này thì ngân hàng mới đánh giá đƣợc chính xác tình hình quả hoạt động bảo lãnh của ngân hàng mình và chủ động trong việc đƣa ra các giải pháp hữu hiệu để phát triển có hiệu quả hoạt động bảo lãnh. Tác giả xin đƣa ra một số tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của bảo lãnh ngân hàng:
- Sự đa dạng danh mục bảo lãnh
Danh mục bảo lãnh cung cấp cho khách hàng phản ánh mức độ đa dạng về sản phẩm này cung cấp. Điều này thể hiện sự quan tâm trong việc phát triển hoạt động bảo lãnh của NHTM đó. Danh mục bảo lãnh cung cấp càng phong phú, hoạt động bảo lãnh càng phát triển và ngƣợc lại.
- Số dƣ bảo lãnh
Số dƣ bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Đây là chỉ tiêu mang tính thời điểm. Sự gia tăng hoặc sụt giảm của chỉ tiêu này cho thấy sự gia tăng hoặc sụt giảm của hoạt động bảo lãnh ngân hàng so với thời điểm so sánh.
- Doanh số bảo lãnh
Doanh số bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh phát sinh trong một thời kỳ nhất định. Đây là chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động bảo lãnh của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định.
- Số món bảo lãnh phải nhận nợ bắt buộc
Đây là dƣ nợ bảo lãnh NHTM đã trả thay cho khách hàng nhƣng khách hàng không trả đƣợc nợ cho ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh chất lƣợng của hoạt động bảo lãnh. Các NHTM luôn chú ý kiểm soát chỉ tiêu này bởi dƣ nợ bảo lãnh quá hạn gia tăng cho thấy chất lƣợng công tác thẩm định trong hoạt động bảo lãnh không đƣợc tốt cũng nhƣ rủi ro và nguy cơ tổn thất cho NHTM là rất lớn.
- Doanh thu thông thƣờng từ hoạt động bảo lãnh (Số phí bảo lãnh thu đƣợc)
Doanh thu của hoạt động bảo lãnh là một trong các chỉ tiêu quan trọng trong doanh thu hoạt động dịch vụ ngoài lãi vay của ngân hàng và có tính chất đánh giá bao trùm hơn cả trong các chỉ tiêu định lƣợng. Nó phản ảnh khả năng sinh lời của hoạt động bảo lãnh. Nguồn thu này đến từ phí mà bên đƣợc bảo lãnh phải trả cho NHTM khi sử dụng dịch vụ này. Bên cạnh việc phản ánh tình hình hoạt động bảo lãnh, chỉ tiêu này còn phản ánh chính sách phí của ngân hàng.
Tuy nhiên, để đánh giá toàn diện, ngoài số liệu tuyệt đối còn phải xem xét doanh thu bảo lãnh trong mối quan hệ tƣơng quan với doanh thu từ hoạt động khác của ngân hàng. Đó là:
Chỉ tiêu này thể hiện vị trí của hoạt động bảo lãnh trong toàn bộ các hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Tỷ trọng này càng lớn càng chứng tỏ tầm quan trọng của hoạt động bảo lãnh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của ngân hàng.
Chỉ tiêu này thể hiện vị trí của hoạt động bảo lãnh trong toàn bộ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Chi phí thông thƣờng:
Đối với hoạt bảo lãnh, tác giả không đề cập đến các chi phí nhƣ chi phí tiếp thị khách hàng, quảng bá thƣơng hiệu, chi phí đào tạo nhân lực, chi phí cơ hội,… Chi phí đƣợc đề cập đến ở đây bao gồm:
Chi phí tiền lƣơng cho nhân viên: Chi phí cho những ngƣời thực hiện một món bảo lãnh thông thƣờng tính ở mức trung bình. Dựa vào thời gian thực hiện để xác định chi phí.
Chi phí trang thiết bị, vận hành hệ thống.
Chi phí phát hành, tu chỉnh, hủy bảo lãnh: Đây là chi phí in ấn cho một món bảo lãnh.
Chi phí trích lập dự phòng: Chi phí cần có để sử dụng tiền cho việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.
Chi phí xử lý rủi ro của hoạt động bảo lãnh.
Từ doanh thu và chi phí ta có chỉ tiêu về lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động bảo lãnh
1.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động bảo lãnh ngân hàng 1.5.1 Các yếu tố khách quan 1.5.1 Các yếu tố khách quan
- Các yếu tố vĩ mô:
Quy định pháp luật: hệ thống pháp luật chính là cơ sở để phát triển nghiệp vụ bảo lãnh. Khi hệ thống pháp luật có những quy định cụ thể hợp lý thì hoạt động này sẽ phát triển, hiệu quả sẽ tăng lên.
Tình hình phát triển kinh tế. Một nền kinh tế phát triển, nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc đân tạo ra nhu cầu về các giao dịch có yêu cầu bảo lãnh ngân hàng, từ đó mở rộng đƣợc thị phần của ngân hàng trong lĩnh vực này.
hoạt động cầm chừng sẽ không có nhu cầu về các giao dịch bảo lãnh ngân hàng.
- Đối thủ cạnh tranh:
Nhận thức đƣợc việc các dịch vụ nhƣ tín dụng, huy động vốn hay đầu tƣ đã phân khúc thị trƣờng trƣờng tƣơng đối rõ. Các ngân hàng đã chuyển sang các hoạt động dịch vụ thu phí để tăng lợi nhuận và kiềm chế rủi ro cho ngân hàng trong đó có hoạt động bảo lãnh. Hoạt động này đã đƣợc một số ngân hàng chú trọng phát triển.
1.5.2 Các yếu tố chủ quan
- Vốn: đối với hoạt động bảo lãnh, vốn không phải là yếu tố quyết định. Vốn chỉ là 1 yếu tố đảm bảo cho uy tín của ngân hàng trên thị trƣờng.
- Nhân sự: đây là yếu tố cực kì quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động bảo. Năng lực cán bộ thể hiện qua một số tiêu chí nhƣ sau:
Số hồ sơ bảo lãnh thực hiện;
Thời gian trung bình thực hiện một hồ sơ bảo lãnh;
Số hồ sơ thực hiện thành công;
Số hồ sơ thực hiện việc nhận nợ bắt buộc.
- Cơ sở vật chất: trang thiết bị, hệ thống máy móc, công nghệ…
- Thông tin: thông tin từ các nghiệp vụ khác trong ngân hàng cung cấp, thông tin mua đƣợc từ các nguồn khác nhau…
1.6. Kinh nghiệm về bảo lãnh ngân hàng của các nƣớc trên thế giới 1.6.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 1.6.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Ngân hàng nhân dân Trung Hoa ban hành qui chế bảo lãnh với những qui định sau:
Thứ hai, bên thụ hƣởng bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh báo cáo thu nhập và chi tiêu ngoại hối của mình. Bên bảo lãnh phải kí hợp đồng riêng với cả bên thụ hƣởng bảo lãnh và bên đƣợc bảo lãnh trƣớc khi bảo lãnh.Trong các hợp đồng phải ghi rõ quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia.
Thứ ba, nếu bên thụ hƣởng bảo lãnh và bên đƣợc bảo lãnh muốn sửa đổi một số điều trong hợp đồng bảo lãnh phải đƣợc sự đồng ý của bên bảo lãnh, nếu không bảo lãnh sẽ không có hiệu lực, bên bảo lãnh sẽ đƣợc giải toả khỏi trách nhiệm của mình ngay lập tức. Bên bảo lãnh có quyền kiện bên đƣợc bảo lãnh trong trƣờng hợp không thực hiện đƣợc nghĩa vụ bảo lãnh và bên bảo lãnh bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên thụ hƣởng.
Thứ tƣ, cơ quan quản lí yêu cầu bên bảo lãnh phải nộp các giấy tờ bảo lãnh có liên quan trong vụ việc trong vòng 10 ngày sau khi nhận bảo lãnh. Chỉ cho phép một số ngân hàng đƣợc quyền bảo lãnh nƣớc ngoài và danh sách bảo lãnh thay đổi thƣờng kì.
Hệ thống ngân hàng Trung Quốc rất hạn chế đối với bảo lãnh vay vốn nƣớc ngoài của các doanh nghiệp và phía nƣớc ngoài trong liên doanh. Với các đối tƣợng này họ yêu cầu ký quỹ 100% số tiền bảo lãnh.
Tóm lại, các qui định về bảo lãnh của Trung Quôc khá chặt chẽ, thận trọng nhƣng hiệu quả của các qui định này là không thể phủ nhận. Nền kinh tế Trung Quốc trong những năm qua phát triển không ngừng, ghi nhận những đóng góp của hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng.
1.6.2. Kinh nghiệm của Đức
Luật bảo lãnh của Đức qui định:
Bên bảo lãnh có quyền ghi nợ khoản tiền bảo lãnh vào tài khoản của bên đƣợc bảo lãnh và tính phí xử lí ngoài các chi phí khác cũng nhƣ theo chu kì tính lệ phí bảo lãnh.
Ngân hàng sẽ hạch toán nhận nợ bắt buộc nếu chúng không thuộc sự điều