Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Hà Nội (Trang 35)

7. Kết cấu

1.3.6 Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng

a) Đối với bên bảo lãnh

Rủi ro của ngƣời bảo lãnh là rủi ro gián tiếp và chủ yếu xuất phát từ rủi ro của khách hàng. Vì vậy, ở một chừng mực nào đó nghiệp vụ bảo lãnh cũng gần giống nhƣ nghiệp vụ cho vay trực tiếp của ngân hàng.

Ngoài ra, ngân hàng phát hành bảo lãnh cũng có thể gặp rủi ro trong quá trình thực hiện bảo lãnh:

 Do trình độ nghiệp vụ của cán bộ còn yếu kém dẫn đến bị phía đối tác lợi dụng trong việc thỏa thuận nội dung hợp đồng bảo lãnh hoặc bên thụ hƣởng cố tình lừa đảo hoặc cả hai bên đồng thỏa thuận lừa đảo ngân hàng bảo lãnh.

 Việc thực hiện quy trình bảo lãnh đôi khi còn tùy tiện, nhất là khâu theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ đã cam kết của khách hàng khi thƣ bảo lãnh còn hiệu lực.

 Công nghệ ngân hàng và sự thiếu hụt thông tin cũng gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng, cán bộ tín dụng không đủ thông tin để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai và đặc biệt khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng ở hợp đồng gốc.

Nhƣ vậy, tự bản thân ngân hàng cũng phải gánh chịu ảnh hƣởng của những nhân tố khách quan, đặc biệt những quy định của pháp luật. Tất cả những yếu tố này làm giảm chất lƣợng bảo lãnh và tăng những tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động bảo lãnh của ngân hàng.

* Các rủi ro có thể gặp

Khi cam kết bảo lãnh đƣợc phát hành, trong việc đòi tiền, ƣu thế thƣờng nghiêng về bên thụ hƣởng. Bên đƣợc bảo lãnh thƣờng ở thế thụ động và chịu rủi ro cao nếu đối tác không trung thực. Giao dịch bảo lãnh ngân hàng với đặc trƣng là bằng chứng từ và trên cơ sở chứng từ là điều kiện thuận lợi cho sự lạm dụng, gian lận và lừa đảo xuất hiện. Điều này xuất phát từ thực tế là thủ tục đòi tiền của bảo lãnh ngân hàng khá đơn giản¸ thƣờng chỉ xuất trình văn bản đòi tiền cùng tuyên bố vi phạm, nên đã vô tình trở thành những ƣu đãi đối với bên thụ hƣởng. Khi chứng từ đƣợc xuất trình đầy đủ, ngân hàng bảo lãnh phải thanh toán cho bên thụ hƣởng theo đúng điều khoản nêu trong cam kết bảo lãnh, dù bên bảo lãnh có thực sự vi phạm hay không. Khi rủi ro xảy ra đối với bên đƣợc bảo lãnh, trong trƣờng hợp họ không có khả năng bồi hoàn cho ngân hàng số tiền ngân hàng đã thanh toán cho bên đƣợc bảo lãnh, ngân hàng sẽ gặp rủi ro.

- Rủi ro nợ quá hạn

Cùng với cho vay, chiết khấu và cho thuê tài chính, bảo lãnh là một trong những nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, bảo lãnh ngân hàng có thể gặp những rủi ro nhƣ rủi ro tín dụng: nợ quá hạn, rủi ro nợ không đƣợc hoàn trả…Bên cạnh rủi ro tín dụng, hoạt động bảo lãnh có những rủi ro đặc thù riêng nhƣ:

- Rủi ro do gian lận

Trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng, gian lận là hành vi đòi tiền vƣợt quá mức tổn thất của vi phạm, lập chứng từ khống để hợp thức hóa việc xuất trình chứng từ hoặc xuất trình chứng từ không đúng thực tế dù rất hoàn thiện, sửa chữa các số liệu của chứng từ cho phù hợp,… để đƣợc thanh toán theo cam kết bảo lãnh.

- Rủi ro do lừa đảo và giả mạo

Đối với bảo lãnh ngân hàng, lừa đảo và giả mạo là hai vấn đề thƣờng xuyên đi liền với nhau và thƣờng gây hậu quả lớn. Một số dạng lừa đảo và giả mạo thƣờng gặp là:

 Lập công ty giả, ký hợp đồng mua hàng và yêu cầu đối tác phải có cam kết bảo lãnh tại ngân hàng rồi lợi dụng sự yếu kém nghiệp vụ và thiếu cảnh giác của đối tác, lập chứng từ đòi tiền ngân hàng rồi bỏ trốn.

 Giả mạo cam kết bảo lãnh thanh toán của một ngân hàng lớn trên thế giới để vay tại một ngân hàng khác.

 Dùng các kỹ thuật tinh vi để làm giả cam kết bảo lãnh của một ngân hàng hoặc thay đổi một số chi tiết trên một cam kết bảo lãnh có thật của một ngân hàng.

Trong các dạng gian lận, lừa đảo và giả mạo, có dạng có thể phát hiện ngay, nhƣng cũng có dạng rất tinh vi, đòi hỏi nhân viên ngân hàng phải nắm

- Rủi ro pháp lý

Ngoài ra, ngân hàng bảo lãnh còn chịu rủi ro bởi những văn bản hoặc tƣ vấn pháp lý không đúng, không phù hợp hoặc các luật hiện hành không giải quyết đƣợc các vấn đề pháp lý liên quan đến nhiều vụ kiện tụng. Đối với ngân hàng bảo lãnh, rủi ro pháp lý thƣờng xảy ra khi phát mại tài sản thế chấp.

b) Đối với bên đƣợc bảo lãnh

Rủi ro của ngƣời đƣợc bảo lãnh là rủi ro trong kinh doanh, thƣơng mại đơn thuần. Không những thế, ngƣời đƣợc bảo lãnh còn phải đề phòng khả năng lừa đảo của bên đối tác có thể lập chứng từ giả mạo để yêu cầu ngân hàng thanh toán, nhƣng trên thực tế ngƣời đƣợc bảo lãnh vẫn phải hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của mình.

c) Đối với bên thụ hƣởng bảo lãnh

Bảo lãnh ngân hàng thực sự là một hình thức đảm bảo cho ngƣời thụ hƣởng trong các giao dịch kinh tế thƣơng mại. Tuy nhiên, không phải ngƣời thụ hƣởng sẽ không gặp rủi ro trong quá trình thực hiện các thỏa thuận với ngƣời đƣợc bảo lãnh. Trên thực tế hoạt động kinh doanh của một NHTM cũng chứa đựng rủi ro, có thể dẫn đến phá sản. Rủi ro cho ngƣời thụ hƣởng sẽ xảy ra khi đối tác yêu cầu một ngân hàng bảo lãnh không đƣợc nhƣ ý muốn. Ngoài ra, rủi ro cũng có thể xảy ra đối với ngƣời thụ hƣởng trong trƣờng hợp có sự ảnh hƣởng của các nhân tố chính trị của nƣớc phát hành bảo lãnh, rủi ro hối đoái, rủi ro của ngƣời đƣợc bảo lãnh và ngân hàng phát hành bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Hà Nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)