Kinh nghiệm về bảo lãnh ngân hàng của các nƣớc trên thế giới

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Hà Nội (Trang 46)

7. Kết cấu

1.6.Kinh nghiệm về bảo lãnh ngân hàng của các nƣớc trên thế giới

1.6.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Ngân hàng nhân dân Trung Hoa ban hành qui chế bảo lãnh với những qui định sau:

Thứ hai, bên thụ hƣởng bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh báo cáo thu nhập và chi tiêu ngoại hối của mình. Bên bảo lãnh phải kí hợp đồng riêng với cả bên thụ hƣởng bảo lãnh và bên đƣợc bảo lãnh trƣớc khi bảo lãnh.Trong các hợp đồng phải ghi rõ quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia.

Thứ ba, nếu bên thụ hƣởng bảo lãnh và bên đƣợc bảo lãnh muốn sửa đổi một số điều trong hợp đồng bảo lãnh phải đƣợc sự đồng ý của bên bảo lãnh, nếu không bảo lãnh sẽ không có hiệu lực, bên bảo lãnh sẽ đƣợc giải toả khỏi trách nhiệm của mình ngay lập tức. Bên bảo lãnh có quyền kiện bên đƣợc bảo lãnh trong trƣờng hợp không thực hiện đƣợc nghĩa vụ bảo lãnh và bên bảo lãnh bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên thụ hƣởng.

Thứ tƣ, cơ quan quản lí yêu cầu bên bảo lãnh phải nộp các giấy tờ bảo lãnh có liên quan trong vụ việc trong vòng 10 ngày sau khi nhận bảo lãnh. Chỉ cho phép một số ngân hàng đƣợc quyền bảo lãnh nƣớc ngoài và danh sách bảo lãnh thay đổi thƣờng kì.

Hệ thống ngân hàng Trung Quốc rất hạn chế đối với bảo lãnh vay vốn nƣớc ngoài của các doanh nghiệp và phía nƣớc ngoài trong liên doanh. Với các đối tƣợng này họ yêu cầu ký quỹ 100% số tiền bảo lãnh.

Tóm lại, các qui định về bảo lãnh của Trung Quôc khá chặt chẽ, thận trọng nhƣng hiệu quả của các qui định này là không thể phủ nhận. Nền kinh tế Trung Quốc trong những năm qua phát triển không ngừng, ghi nhận những đóng góp của hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng.

1.6.2. Kinh nghiệm của Đức

Luật bảo lãnh của Đức qui định:

Bên bảo lãnh có quyền ghi nợ khoản tiền bảo lãnh vào tài khoản của bên đƣợc bảo lãnh và tính phí xử lí ngoài các chi phí khác cũng nhƣ theo chu kì tính lệ phí bảo lãnh.

Ngân hàng sẽ hạch toán nhận nợ bắt buộc nếu chúng không thuộc sự điều tiết của luật nƣớc ngoài khi bảo lãnh hết hạn và tính phí bảo lãnh một khi các bảo lãnh này hết hạn tại một thời điểm đã đƣợc ghi cụ thể trong hợp đồng bảo lãnh hay qua việc nộp các văn bản cần thiết có xác định việc chấm dứt bảo lãnh và đến thời điểm đó việc bảo lãnh không còn hiệu lực.

1.6.3. Kinh nghiệm của Thái Lan

Các ngân hàng Thái Lan chỉ thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh cho các doanh nghiệp là khách hàng đã có quan hệ truyền thống của mình. Với qui định này, bên bảo lãnh sẽ tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí trong việc tìm hiểu khách hàng vì họ đã rất am hiểu doanh nghiệp mà họ đứng ra bảo lãnh, giảm thiểu tối đa rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên, nhƣ thế các khách hàng mới có nhu cầu bảo lãnh lại không đƣợc đáp ứng và việc mở rộng khách hàng trong nghiệp vụ bảo lãnh là rất khó khăn.

Thêm vào đó, các ngân hàng muốn tham gia bảo lãnh phải là những ngân hàng có uy tín trên thị trƣờng tài chính tiền tệ trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế. Qui định này nhằm tránh tình trạng ngân hàng thực hiện bảo lãnh tràn lan, hạn chế tối đa trƣờng hợp ngân hàng phải thực hịên nghĩa vụ trả thay mà ngân hàng lại không đủ khả năng thanh toán cho bên thụ hƣởng bảo lãnh, gây ra tổn hại đến uy tín của ngân hàng và toàn hệ thống.

1.6.4. Kinh nghiệm của Singapore

Các ngân hàng Singapore chỉ chấp nhận bảo lãnh các khoản bảo lãnh có giá trị lớn khi có sự đồng ý đứng ra của Chính phủ. Việc thực hiện qui định này đã đảm bảo an toàn ở mức cao nhất đối với những khoản bảo lãnh có giá trị lớn vì trong trƣờng hợp xấu nhất thì ngân hàng cũng sẽ nhận đƣợc sự bồi thƣờng của Chính phủ. Tuy nhiên qui định này cũng hạn chế việc mở rộng

với hiệu quả của phƣơng án rất khả thi nhung không có sự đồng ý của chính phủ.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI MHB HÀ NỘI 2.1. Khái quát Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – chi nhánh Hà Nội

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển MHB Hà Nội

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long tiền thân là Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long là một NHTM nhà nƣớc đƣợc thành lập vào ngày 18/09/1997 theo Quyết định 769/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ; chính thức đi vào hoạt động từ năm 1998 với tên viết tắt là MHB (Mekong Housing Bank). Vốn điều lệ ban đầu của Ngân hàng do Chính phủ cấp là 500.000 triệu đồng; với mục tiêu ban đầu là huy động vốn, cho vay hỗ trợ sắp xếp, chỉnh trang lại khu dân cƣ, quy hoạch và xây dựng các khu đô thị mới để cải thiện điều kiện về nhà ở cho nhân dân.

Trong giai đoạn đầu phát triển, danh mục tín dụng của MHB chủ yếu là cho vay khách hàng có mục đích sửa chữa, xây dựng nhà ở, xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh thƣơng mại và dịch vụ và cho vay sản xuất nông nghiệp.

Đến năm 2001, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 160/2001/QĐ- TTG phê duyệt đề án tái cơ cấu MHB nhằm xây dựng MHB thành một ngân hàng thƣơng mại hoạt động đa năng, đóng vai trò chủ đạo trong cho vay phát triển nhà ở, xây dựng kết cấu hạ tầng, hoạt động an toàn, hiệu quả. MHB cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ tài chính của một ngân hàng hiện đại.

Trong năm 2010, MHB đã triển khai thành công chƣơng trình Intellect, thuộc Dự án Corebanking – Ngân hàng cốt lõi, một dự án đã làm thay đổi rất lớn về công nghệ và qui trình giao dịch của MHB.

mại nhà nƣớc khác, MHB là ngân hàng trẻ nhất, nhƣng lại có tốc độ phát triển nhanh nhất.

Năm 2011, MHB đã hoàn tất 2 năm thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật SECO là dự án nằm trong chƣơng trình chung của Chính phủ Thụy Sĩ nhằm trợ giúp tiến trình tái cấu trúc lại các định chế tài chính Việt Nam, cụ thể, giúp MHB cơ cấu tổ chức lại ngân hàng theo những tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về quản trị ngân hàng, sẵn sàng cho tiến trình hội nhập.

Ngày 23/7/2012 NHNN Việt Nam đã cấp giấy phép thành lập Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long theo Giấy phép số 140/GP- NHNN.

Tổng dƣ nợ tín dụng MHB tăng từ 1.206 tỷ đồng (2001) lên hơn 22.954 tỷ đồng trong năm 2013, tăng 19 lần trong hơn 10 năm gần đây.

Sau gần 14 năm hoạt động, tính đến năm 2013, tổng tài sản của MHB, đạt gần 50.000 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 2,3 tỷ USD), tăng gấp 160 lần so với ngày đầu thành lập. Trong năm 2013, vốn và các quỹ của MHB đạt gần 3.400 tỷ VND (Vốn điều lệ của Ngân hàng tại thời điểm 31/12/2013 là 3.062.152 triệu đồng), tỷ suất an toàn vốn trên 14,8%. Nguồn vốn luôn đƣợc đảm bảo với những khoản vốn ủy thác dài hạn (khoảng 1.308 tỷ VND) của các dự án từ Cơ quan phát triển Pháp, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

Ngân hàng MHB đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc xếp vào nhóm những tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, ổn định, an toàn và đƣợc cấp mức tăng trƣởng tín dụng cao nhất trong năm 2013.

MHB duy trì và phát triển mối quan hệ đại lý với khoảng 300 ngân hàng nƣớc ngoài tại hơn 50 quốc gia trên thế giới.

Tính đến cuối năm 2013, MHB là một trong 8 ngân hàng có mạng lƣới rộng nhất tại Việt Nam với 240 chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc hoạt

Cùng với việc phát triển mạng lƣới, MHB nỗ lực tập trung mọi khả năng của mình để phát triển ngân hàng dựa trên hai mảng: phát triển nguồn nhân lực và hiện đại hóa ngân hàng.

- Nhân sự: từ 84 ngƣời lúc mới thành lập (1997), đến hết năm 2013, tổng

số nhân viên của MHB đã hơn 3.300 với độ tuổi trung bình là 29. Ƣu tiên của MHB vẫn là tuyển dụng các sinh viên nổi trội, có trình độ ngoại ngữ và vi tính cũng nhƣ có kết quả học tập tốt. Ngoài ra, MHB còn tuyển dụng thêm các nhân viên có kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc từ các lĩnh vực tài chính và ngân hàng để bổ sung cho nguồn nhân lực ổn định cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu cải tiến của MHB, cũng nhƣ nền kinh tế nói chung và công nghệ ngân hàng nói riêng. Trong suốt các năm qua, MHB rất coi trọng việc đào tạo và nâng cao kỹ năng của các lãnh đạo và nhân viên. Đó là đào tạo nhân viên MHB có khả năng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tốt hơn.

- Công nghệ: việc không ngừng bổ sung các công nghệ hiện đại đã hỗ trợ

các giao dịch điện tử qua máy ATM, máy POS, SMS banking hiện tại cũng nhƣ giao dịch ngân hàng qua Internet, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác trong tƣơng lai. MHB đã kết nối hệ thống với Liên minh Thẻ Banknetvn và Smartlink, tạo điều kiện cho các khách hàng có thể sử dụng thẻ e-cash để giao dịch tại tất cả các máy ATM trên toàn quốc và hệ thống máy POS của Liên minh Thẻ Banknetvn. MHB cũng đã là thành viên của Tổ chức thẻ VISA và là đại lý ứng tiền mặt của VCB đối với các thƣơng hiệu thẻ quốc tế khác. Theo đó, hệ thống máy ATM của MHB chấp nhận thanh toán tất cả thẻ của thành viên thuộc Liên minh Thẻ Banknetvn, Smartlink và thẻ mang thƣơng hiệu Visa/Plus, MasterCard, Diners Club, JCB, American Express, UnionPay.

- Nghiên cứu và phát triển các dịch vụ và sản phẩm tín dụng mới, đồng thời đảm bảo nâng cao chất lƣợng các sản phẩm truyền thống;

- Đƣa ra chuỗi các sản phẩm tiết kiệm mới;

- Phát triển các dịch vụ và sản phẩm mới mang tính đột phá dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME);

Mở rộng phát triển công nghệ để hỗ trợ các sản phẩm mới đƣợc đƣa ra và để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Trong thời gian sắp tới, Ban Quản lý dự án Core Banking sẽ cho ra đời những sản phẩm với công nghệ mới nhƣ sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử với mục tiêu phục vụ khách hàng tốt nhất và quản lý giao dịch công nghệ hiện đại nhất và tập trung nhất.

Với quyết tâm tiến tới hoạt động theo chuẩn mực quốc tế, MHB đang phát triển hệ thống thông tin quản lý với sự hỗ trợ từ Ngân hàng Thế giới, theo dự án hiện đại hóa ngân hàng, nhằm đảm bảo thực thi đúng theo các yêu cầu báo cáo do luật pháp qui định. Ngoài ra, MHB còn có kế hoạch củng cố hệ thống thông tin quản lý, có khả năng xử lý các yêu cầu quản lý hiệu quả danh mục cho vay, lãi suất, ngoại hối, quản lý rủi ro vốn khả dụng.

Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất (ngày 08/06/2012) cũng đã thống nhất mục tiêu xây dựng MHB trở thành ngân hàng hiện đại, kinh doanh đa dạng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hoạt động theo thông lệ quốc tế, có chất lƣợng và hiệu quả cao trong các định chế tài chính tại Việt Nam, có khả năng cạnh tranh và hội nhập sâu rộng vào thị trƣờng tài chính tiền tệ trên thị trƣờng quốc tế.

MHB Hà Nội đƣợc thành lập ngày 04/07/2003 và bắt đầu đi vào hoạt động ngày 16/10/2003. Đây là chi nhánh đầu tiên đƣợc thành lập ở khu vực phía Bắc.

Trong những năm đầu hoạt động, Chi nhánh Hà Nội chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực huy động vốn trên thị trƣờng hai để cho vay lại. Đây là thời điểm MHB Hà Nội có những bƣớc tăng trƣởng nhảy vọt, trở thành một trong những Chi nhánh đứng đầu hệ thống MHB về quy mô, lợi nhuận.

Từ năm 2009 đến nay do sự mở rộng mạng lƣới nhanh nhƣng chƣa nắm bắt đƣợc hết thực tế thị trƣờng đầy biến động nên quy mô, lợi nhuận Chi nhánh có sự giảm sút. Đồng thời đã xuất hiện nợ xấu với tỷ trọng lớn hơn dù vẫn nằm trong sự kiểm soát của Chi nhánh.

Cùng với việc đƣợc cấp phép thành lập chuyển đổi sang mô hình Ngân hàng TMCP, ngày 18/9/2012 Hội đồng quản trị Ngân hàng MHB đã ra Quyết định số 31/QĐ-NHN-HĐQT về việc thành lập Chi nhánh và Sở giao dịch trong đó có MHB Hà Nội.

Cũng nhƣ hầu hết các NHTM khác, hoạt động nghiệp vụ chủ yếu của MHB Hà Nội gồm:

- Huy động vốn dƣới các hình thức: tiền gửi tiết kiệm; tiền gửi của các tổ chức kinh tế, xã hội; phát hành giấy tờ có giá, vay vốn trên thị trƣờng liên ngân hàng.

- Tín dụng và đầu tƣ: cho vay phục vụ nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp, hộ gia đình; cho vay tiêu dùng, …

- Các hoạt động ngoại bảng nhƣ: bảo lãnh, tín dụng chứng từ…

- Cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác: chuyển tiền trong nƣớc, thanh toán quốc tế, chuyển tiền biên mậu, phát hành thẻ ATM, …

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của MHB Hà Nội gồm Ban giám đốc, các phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng quản lý hoạt động của trụ sở cũng nhƣ các PGD trực

vƣợt ra khỏi thẩm quyền, chức năng của PGD, đề ra các định hƣớng phát triển cho toàn chi nhánh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tính đến thời điểm 31/12/2013, chi nhánh có 243 cán bộ, nhân viên; 08 phòng nghiệp vụ và 18 phòng giao dịch trực thuộc. Nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ đƣợc quy định cụ thể nhƣ sau:

- Ban giám đốc: 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc. - 06 phòng nghiệp vụ tại chi nhánh:

 Phòng Hành chính tổng hợp: gồm 6 tổ là: hành chính, nhân sự, điện toán, quản lý tài sản, lái xe, bảo vệ.

 Phòng quản lý rủi ro: gồm 2 bộ phận là tái thẩm định hồ sơ vay và bộ phận quản lý rủi ro và tổng hợp báo cáo.

 Phòng kinh doanh: là phòng tín dụng của chi nhánh.

 Phòng Nguồn vốn và thanh toán quốc tế: gồm 2 bộ phận là nguồn vốn - kế hoạch tổng hợp và thanh toán quốc tế.

 Phòng Kế toán – Ngân quỹ: gồm 3 bộ phận là Kế toán giao dịch, Kế toán tổng hợp và Ngân quỹ.

 Phòng Marketing và bán lẻ gồm 2 bộ phận là: Marketing và bán lẻ. - 18 điểm giao dịch.

2.1.3. Kết quả kinh doanh của MHB Hà Nội từ năm 2009 - 2013

*Hoạt động huy động vốn

Trong những năm gần đây, bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến đổi lớn, tình trạng khủng hoảng kinh tế lan rộng ra toàn cầu. Tình trạng huy động vốn càng gặp khó khăn hơn khi lạm phát tăng ở mức cao (đỉnh điểm là năm 2011, lạm phát ở mức 18,5%), Ngân hàng Nhà nƣớc đã thực hiện nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ. Thêm vào đó, sự ra đời của hàng loạt các chi nhánh, phòng giao dịch của các NHTM trong nƣớc, sự xâm nhập thị trƣờng của các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trong, ngoài nƣớc, gây khó khăn Ngân hàng trong hoạt động huy động vốn. Đơn vị: tỷ đồng Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Huy động thị trƣờng 1 1.810 2.507 2.192 2.077 1.678 Huy động thị trƣờng 2 710 Tổng nguồn vốn huy động 2.520 2.507 2.192 2.077 1.678

(Nguồn: Phòng nguồn vốn MHB Hà Nội) Bảng 2.1 Tổng nguồn vốn huy động giai đoạn 2009-2013

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy tổng nguồn vốn huy động của MHB Hà

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Hà Nội (Trang 46)