Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Hà Nội (Trang 106)

7. Kết cấu

2.4. Nguyên nhân

Việc phát triển các nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại MHB Hà Nội còn tồn tại một số hạn chế nhƣ trên là do những nguyên nhân chủ quan và khách quan sau đây:

a)Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, có những khách hàng bảo lãnh thực hiện theo thời điểm (tính chất mùa vụ)

Thứ hai, bảo lãnh chịu sự chi phối kinh tế vĩ mô

Các yếu tố vĩ mô nhƣ tỷ giá, thuế, sự bảo hộ... làm ảnh hƣởng đến các kế hoạch kinh doanh làm tác động đến nhu cầu bảo lãnh của khách hàng.

Công tác quản lý Nhà nƣớc về hạch toán kế toán, thống kê đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chƣa đƣợc quan tâm đúng mức cần thiết. Các chuẩn mực kế toán chƣa đƣợc tuân thủ, chế độ kiểm toán nội bộ chỉ mang tính hình thức trong khi kiểm toán độc lập chƣa là qui định bắt buộc đối với mọi loại hình doanh nghiệp và chƣa đƣợc thực thi nghiêm túc. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng báo cáo tài chính của doanh nghiệp gửi đến ngân hàng cho vay không đáng tin cậy, ảnh hƣởng đến tính chính xác về các thông tin tài chính của doanh nghiệp và từ đó ảnh hƣởng đến công tác thẩm định hồ sơ bảo lãnh.

Thứ ba, từ phía khách hàng

Năng lực về tài chính, tài sản bảo đảm của khách hàng không đảm bảo thực thi nghĩa vụ bảo lãnh; hoặc khách hàng có sự lừa đảo để chiếm đoạt tiền của ngân hàng.

Thứ tư, cạnh tranh mạnh mẽ giữa các NHTM

Hiện nay sự cạnh tranh gây không ít khó khăn cho chi nhánh trong việc chiếm lĩnh thị trƣờng. Vị trí một số phòng giao dịch nằm trong khu vực có nhiều ngân hàng khác nên việc tiếp cận khách hàng còn nhiều hạn chế.

Thứ năm, vấn đề thông tin và cung cấp thông tin

Thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định bảo lãnh còn thiếu, chƣa có hệ thống, chƣa cập nhật và kém chính xác. Trong khi đó, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nƣớc và Hiệp hội ngân hàng trong việc đào tạo cán bộ và cung cấp thông tin, nhất là các thông tin về ngành rất hạn chế. Một số cơ quan đƣợc coi là cung cấp thông tin, nhất là các thông tin về ngành rất hạn chế. Một số cơ

tâm thông tin tín dụng của NHNN, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch Đầu tƣ... nhƣng nguồn thông tin do các cơ quan này cung cấp thƣờng không cập nhật và hầu nhƣ cũng không có thông tin về ngành, nhất là những thông tin có tính chất dự báo, cảnh báo.

Hoạt động của các tổ chức giám định, tƣ vấn các ngành tại Việt Nam chƣa phát triển và cũng chƣa có hành lang pháp lý chặt chẽ cho việc mua bán thông tin gây khó khăn cho ngân hàng trong khâu thu thập và xử lý thông tin. Ngoài ra, những hoạt động và trợ giúp về tƣ vấn, thông tin trong khâu thẩm định các phƣơng tiện khác của hồ sơ bảo lãnh, đặc biệt là kỹ thuật công nghệ và thị trƣờng còn rất hạn chế hoặc nếu có thì tính chuyên nghiệp chƣa có và chƣa thực sự hiệu quả.

b)Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, chính sách khách hàng

Chính sách khách hàng chƣa đƣợc chi nhánh quan tâm, chú trọng đúng mực. Chi nhánh chƣa có sự phân loại khách hàng chi tiết, chƣa có sự tiếp cận đối với khách hàng mới một cách quy mô và với lƣợng thời gian dài, nhất là với các khách hàng lớn để tăng nhanh về doanh số hoạt động.

Thứ hai, công tác Marketing chưa hiệu quả, việc bán chéo sản phẩm chưa tốt

Công tác marketing tại MHB Hà Nội còn rất yếu mặc dù MHB Hà Nội đã có phòng marketing do phòng marketing có số lƣợng nhân viên ít . Các nhân viên này đƣợc chuyển từ các bộ phận khác sang nên không có chuyên môn về marketing. Điều này dẫn tới công tác marketing chƣa đƣợc phát triển một cách bài bản, thậm chí là không phát triển.

nhân viên. Các nhân viên chỉ chú trọng đến các sản phẩm nhƣ huy động vốn, cho vay và thẻ ATM,

Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao

Chất lƣợng cán bộ tại chi nhánh không đồng đều thiếu kinh nghiệm, chƣa có sự phân chia rõ ràng các hoạt động bảo lãnh cán bộ và lãnh đạo đều làm kiêm nhiệm.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong học hỏi, nâng cao trình độ song số lƣợng đội ngũ cán bộ thẩm định ở chi nhánh Hà Nội còn thiếu, trình độ và năng lực chƣa đủ mạnh để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao trong công việc. Một số cán bộ thẩm định không đƣợc đào tạo chính quy nên tính chuyên nghiệp trong công tác thẩm định chƣa cao. Quá trình thẩm định hồ sơ bảo lãnh chủ yếu là do cán bộ tự nghiên cứu và triển khai thực hiện bằng kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, chuyên môn, nghiệp vụ thẩm định chƣa bài bản, thành thục. Hơn nữa, việc thẩm định hồ sơ bảo lãnh dựa trên kinh nghiệm đôi khi không tránh khỏi thiếu khách quan, thiếu logic, thiếu tính khoa học đặc biệt đối với các hồ sơ bảo lãnh lớn, phức tạp, khi đó ảnh hƣởng đến chất lƣợng thẩm định hồ sơ bảo lãnh.

Một số hồ sơ bảo lãnh đòi hỏi chuyên môn sâu về lĩnh vực đó nên rất khó để cán bộ nắm đƣợc hết nội dung của hồ sơ bảo lãnh nên không đề ra đƣợc những rủi ro có thể phát sinh. Vì vậy cán bộ thẩm định còn lúng túng, chƣa xử lý các vấn đề phát sinh kịp thời dẫn đến mức độ chính xác của các kết luận đƣa ra còn chƣa đảm bảo. Việc sử dụng các phƣơng pháp thẩm định trong thực tế còn nhiều hạn chế, mới chỉ dừng lại ở các phƣơng pháp truyền thống mang tính chất đánh giá sự tuân thủ Pháp luật hơn là những nhận xét cụ thể đối với từng nội dung. Tính chủ động, tích cực và tinh thần trách nhiệm trong công tác của cán bộ thẩm định ở chi nhánh còn hạn chế.

Thứ tư, thu thập và xử lý thông tin

Việc thu thập thông tin chƣa đầy đủ, nhiều khi còn mang tính hình thức. Cán bộ thẩm định ít đi tìm hiểu thực tế mà chủ yếu là dựa vào thông tin từ hồ sơ bảo lãnh do vậy ảnh hƣởng đến tính chính xác của thông tin.

Việc thu thập thông tin cho công tác thẩm định còn chƣa đầy đủ, chính xác và kịp thời. Khả năng cập nhật thông tin còn nhiều hạn chế. Cán bộ thẩm định phải tự đi thu thập và tìm kiếm các thông tin có liên quan. Cán bộ thẩm định chủ yếu dựa trên hồ sơ dự bảo lãnh khách hàng cung cấp mà ít hoặc không đi khảo sát thị trƣờng, thu thập thông tin từ các nguồn khác. Do vậy, việc xem xét, đánh giá hồ sơ bảo lãnh đôi khi còn phiến diện.

Bên cạnh đó, việc xử lý các thông tin thu thập còn hạn chế. Điều này phụ thuộc nhiều vào trình độ, khả năng của cán bộ thẩm định. Các phần mềm chuyên dụng cho công tác thẩm định còn thiếu, chƣa thống nhất và chƣa đƣợc xây dựng một cách có hệ thống. Hệ thống thu thập và xử lý thông tin chƣa đáp ứng tốt yêu cầu của công tác thẩm định bảo lãnh.

Thứ năm, chi nhánh chưa chú trọng việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động bảo lãnh để rút kinh nghiệm trong thẩm định

MHB Hà Nội mới chỉ có số liệu thống kê về các bảo lãnh mà MHB Hà Nội quyết định phát hành bảo lãnh, chƣa có số liệu thống kê, đánh giá về các bảo lãnh mà MHB Hà Nội đã thẩm định và từ chối phát hành. Trên cơ sở các số liệu thống kê hiện có mới chỉ có thể phân tích, đánh giá đƣợc khả năng mắc sai lầm loại 1, tức là quyết định đối với các hồ sơ không đủ năng lực mà không thể đánh giá đƣợc khả năng mắc sai lầm loại 2 - quyết định không phát hành với những hồ sơ hiệu quả đặc biệt là trong bảo lãnh dự thầu.

Thứ sáu, mối liên hệ với ngân hàng và các bên thứ ba chưa cao

Khi tạo mối liên hệ mật thiết với các bên thứ 3, ngân hàng sẽ đảm bảo đƣợc việc tiếp cận với nhiều khách hàng, nắm đƣợc tiến độ thực hiện các hợp đồng, nguồn tiền của khách hàng để giảm thiểu rủi ro mức thấp nhất.

Các bên thứ ba nhƣ:

 Chủ đầu tƣ, bên thụ hƣởng bảo lãnh. Ví dụ nhƣ khi tạo đƣợc mối quan hệ với bên thụ hƣởng bảo lãnh, MHB Hà Nội sẽ nắm đƣợc năng lực của khách hàng khi thực hiện các cam kết bảo lãnh.

 Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính,...: Với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính, MHB Hà Nội sẽ nắm đƣợc quy mô của các dự án, nguồn tiền theo dự án mà MHB Hà Nội cam kết bảo lãnh cho khách hàng.

 Hải quan, thuế với các đơn vị hải quan, thuế ngoài việc nắm đƣợc thông tin khách hàng thực hiện nghĩa vụ với nhà nƣớc còn phát triển thêm các sản phẩm mới

bảo hiểm, với bảo hiểm giúp giảm thiểu rủi ro bảo lãnh.

 Các ngân hàng bạn: các ngân hàng bạn để khai thác thông tin từ đó đƣa ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu.

Thứ bảy, trình độ ứng dụng khoa học công nghệ còn yếu

Việc cấp hạn mức còn làm tƣơng đối thủ công. Có sự đăng ký trên chƣơng trình giao dịch trực tuyến của ngân hàng nhƣng chƣa có sự phân định về thẩm quyền phê duyệt các món bảo lãnh cũng nhƣ tổng hạn mức của khách hàng.

Việc sử dụng phôi thƣ bảo lãnh còn giản đơn. Tại một số ngân hàng khác thì phôi thƣ bảo lãnh có số tham chiếu in trên phôi và đƣợc quản lý nhƣ chứng từ có giá (nhƣ quản lý phôi sổ tiết kiệm)

Việc soạn thảo thƣ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh vẫn đƣợc soạn thảo thủ công. Chƣa đƣợc in trực tiếp trên chƣơng trình.

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI MHB HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Hà Nội (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)