7. Kết cấu
3.2.7 Hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ ngân hàng
Việc hiện đại hóa trang thiết bị công nghệ giúp chi nhánh: + Điều hành kinh doanh, quản lý rủi ro đƣợc đảm bảo;
+ Bảo lãnh đƣợc cung cấp nhanh chóng, chính xác, an toàn, đem lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng;
+ Phát triển các sản phẩm bảo lãnh mới; + Giản tiện thủ tục hoạt động bảo lãnh;
+ Dễ tra cứu thông tin từ các nguồn thông tin khác nhau nhƣ CIC, cổng thông tin của bên Kế hoạch Đầu tƣ, Thuế, Hải quan, các phƣơng tiện thông tin đại chúng….
+ Một số sản phẩm bảo lãnh yêu cầu phải có công nghệ thông tin nhƣ bảo lãnh thanh toán thuế điện tử, bảo lãnh về xuất nhập khẩu điện tử.
Nhận thức đƣợc vấn đề này, trong thời gian qua MHB Hà Nội đã tiến hành nâng cấp chƣơng trình và trang bị máy móc phục vụ cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng.
Trong thời gian tới ngân hàng cần bổ sung các cán bộ có trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin kết hợp với chuyên gia nghiệp vụ để xây dựng một số chức năng còn thiếu. Ngân hàng cần tìm biện pháp khắc phục và sửa đổi chƣơng trình cho phù hợp; áp dụng chức năng lọc báo cáo các chỉ tiêu về hoạt động bảo lãnh tự động nhằm đảm bảo tính chính xác số liệu báo cho ngân hàng nhà nƣớc, trụ sở chính.
Mặt khác ngân hàng cần thực hiện nối mạng giao dịch với khách hàng, trƣớc mắt là các khách hàng lớn nhằm đáp ứng một cách nhanh chóng các nhu cầu của khách hàng, thông tin về tài chính; phát triển các chƣơng trình ứng dụng khai thác và xử lý thông tin khách hàng.
Cùng với hiện đại hóa, ngân hàng cũng cần chú trọng tới an toàn thông tin mạng. Việc an toàn và ổn định có ý nghĩa quyết định cho việc quảng bá, thu hút và duy trì khách hàng.
KẾT LUẬN
*****
Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, hoạt động bảo lãnh là hoạt động tƣơng đối mới có vai trò quan trọng trong việc thu phí, làm đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Trong những năm qua MHB Hà Nội đã từng bƣớc làm tƣơng đối tốt việc nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo lãnh cả về chất và lƣợng. Thành công đó bƣớc đầu khẳng định sự đúng đắn trong các chính sách chỉ đạo của NHNN Việt Nam, MHB và của ban lãnh đạo MHB Hà Nội.
Trong luận văn tác giả đã nghiên cứu về vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại MHB Hà Nội. Trong năm năm qua, MHB Hà Nội luôn cố gắng đẩy mạnh doanh số bảo lãnh để tăng nguồn thu từ dịch vụ, chú trọng phát triển cả về lƣợng và chất, các hoạt động khác cũng luôn đƣợc quan tâm đúng mức. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhƣ quy mô và tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ bảo lãnh còn thấp, phí bảo lãnh chƣa linh hoạt so với các ngân hàng khác,.
Để có những kết quả trên cũng nhƣ nhằm thực hiện mục tiêu và định hƣớng kinh doanh trong bối cảnh khó khăn nhƣ hiện nay, chi nhánh luôn nhất quán trong phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh. Tăng trƣởng nhanh về doanh số bảo lãnh, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh, kiểm soát rủi ro.
Với những kiến thức đã học đƣợc, luận văn đã cố gắng tổng hợp giữa lý luận và thực tiễn, trên cơ sở phân tích thực tế tình hình tại chi nhánh rút ra nguyên nhân tồn tại và đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm tăng hiệu quả hoạt động bảo lãnh, thực hiện mục tiêu kinh doanh, tăng trƣởng kinh tế.
Bằng các phƣơng pháp khoa học và những kiến thức đã tích lũy đƣợc qua quá trình học tập cùng với sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của giáo viên hƣớng dẫn tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sỹ về đề tài “ Hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Hà Nội”. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và kiến thức
nên trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô giáo cùng ban lãnh đạo MHB Hà
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
2. David, B. (1995), Kinh tế học, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, Hà Nội. 3. Frederic S.M. (1995), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường Tài chính, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
4. Đoàn Thị Thanh Hƣơng (2012), Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam- Chi nhánh Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ trƣờng Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội
5. Hoàng Kim (2001), Tiền tệ ngân hàng, Thị trường tài chính, Nhà xuất bản Tài chính , Hà Nội.
6. Hoàng Tuấn Minh (2013), Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quy Nhơn, Luận văn thạc sỹ trƣờng Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng
7. Ngân hàng MHB Hà Nội (2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Hà Nội năm 2010, 2011, 2012, 2013.
8. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2012), Thông tƣ 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012
9. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
10. Quốc hội nƣớc CHXH chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng (Luật số 47/2010/QH12), hiệu lực 01/01/2011
11. Nguyễn Thị Thơm (năm 2010), Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng ngoại thương Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh,
Luận văn thạc sỹ trƣờng Đại học kinh tế Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh
12. Lƣơng Thị Thanh Thủy (2012), Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Định Luận văn thạc sỹ trƣờng Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng, Website 13. http://mhb.com.vn 14. http://agribank.com.vn 15. www.sbv.gov.vn 16. www.vnba.org.vn